I. Khái quát về an sinh xã hội và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong quản lý nhà nước về an sinh xã hộ
48 Xem Điều 13, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
hiểm y tế;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Thứ hai, đối với vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm:
- Xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp nhu cầu từ dưới lên, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch hàng năm của cấp xã; thành lập Ban Chỉ đạo của huyện (gồm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp) để chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án45
.
- Thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương46.
Thứ ba, tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng
đồng; nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; trợ giúp xã hội khẩn cấp và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội trong phạm vi thẩm quyền.
- Xem xét, quyết định thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện theo quy định47
.
- Quyết định hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặngnặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại địa phương48
.
- Quyết định giao trẻ em cho cơ sở trợ giúp xã hội thuộc cấp huyện quản lý thực hiện chăm sóc thay thế.
Thứ tư, đối với người có công với cách mạng49
:
45
Xem thêm: Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
46 Xem thêm Điều 7, Luật Việc làm năm 2013.
47 Xem Điều 8, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. hội.
48 Xem Điều 13, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. hội.
- Đẩy mạnh phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", huy động nguồn lực trong xã hội để giúp đỡ gia đình người có công với cách mạng;
- Tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;
- Quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ thuộc địa bàn cấp huyện quản lý.
Thứ năm, giải quyết vấn đề an sinh xã hội đối với một số đối tượng thuộc
nhóm yếu thế trong xã hội:
- Đối với người cao tuổi50, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi; lồng ghép hoạt động về người cao tuổi vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Đối với người khuyết tật51, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật; lồng ghép công tác người khuyết tật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm điều kiện để người khuyết tật thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ người khuyết tật.
- Đối với trẻ em52:
+ Thực hiện quản lý nhà nước về trẻ em theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em; ban hành theo thẩm quyền chính sách, pháp luật bảo đảm thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương.
+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyền trẻ em; bố trí và vận động nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em và bảo vệ trẻ em theo quy định của Luật 49 Xem: Điều 51, Pháp lệnhƯu đãi người có công với cách mạng năm 2020.
50
Xem: Điều 28 Luật Người cao tuổi năm 2009.