I. Khái quát nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong quản lý nhà nước về đất đa
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã trong quản lý nhà nước về đất đa
nước về đất đai
Chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý đất đai theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật Đất đai năm 2013, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản pháp luật về đất đai, HĐND cấp xã thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Ban hành nghị quyết về quản lý và sử dụng đất đai thuộc thẩm quyền. - Quyết định các biện pháp bảo vệ tài sản là đất đai, tài nguyên thiên nhiên theo thẩm quyền.
- Giám sát việc tuân theo pháp luật về đất đai của các cơ quan, tổ chức nhà nước ở địa phương.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cấp xã trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.
Đối với UBND cấp xã, việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai còn theo sự phân công, chỉ đạo của UBND cấp huyện.
Trong lĩnh vực đất đai, UBND cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như: Quản lý quỹ đất công ích, quản lý đất chưa sử dụng, xác định nguồn gốc đất đai và tình trạng đất đai, xử lý vi phạm hành chính, tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai, thực hiện một số công đoạn trong thủ tục hành chính về đất đai.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trên của UBND cấp xã được xác định như sau:
Thứ nhất, về xác định nguồn gốc sử dụng và quản lý đất đai, của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
Điều 105, Luật Đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thuộc về UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện. Tuy nhiên, trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công dân, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện một số công đoạn trong thủ tục hành chính về xác nhận nguồn gốc sử dụng đất.
Một là, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại UBND cấp xã. UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Đối với trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, UBND cấp xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. Hai là, trong thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ về đất đai và thực hiện các công việc sau:
- Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký đối với trường hợp đăng ký đất đai; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP17
thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
- Đối với trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ (quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản;
- Sau khi tiến hành xác minh hiện trạng sử dụng đất, UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất. Đồng thời, xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Thứ hai, về quản lý đối với quỹ đất công ích
Điều 132, Luật Đất đai năm 2013 quy định: Đất công ích do UBND cấp xã quản lý phải là đất nông nghiệp không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng
17
Xem thêm: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Nghị định số 01/2017/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.
Để quản lý, UBND cấp xã có trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng và trình HĐND cùng cấp phê duyệt.
Thứ ba, hoạt động quản lý đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng là nhóm đất thứ ba trong phân loại đất đai của Luật Đất đai năm 2013. Theo quy định của pháp luật, UBND cấp xã có thể cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thông qua đấu thầu với thời hạn 5 năm có thể kéo dài nhưng không quá 10 năm để đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ quỹ đất chưa sử dụng trên địa bàn thông qua việc đăng ký vào hồ sơ địa chính của xã, đồng thời, hàng năm, UBND cấp xã còn có trách nhiệm báo cáo UBND cấp huyện về tình hình quản lý, khai thác quỹ đất chưa sử dụng theo quy định của pháp luật đất đai.
Thứ tư, về trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong quản lý hồ sơ địa chính, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp cùng cơ quan chuyên môn thiết lập, quản lý hồ sơ địa chính. Đồng thời, UBND cấp xã có trách nhiệm sử dụng, bảo quản, khai thác thông tin đất đai địa chính theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Đối với tranh chấp đất đai, Luật Đất đai năm 2013 quy định: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp hòa giải thông qua hòa giải cơ sở. Như vậy, đối với các tranh chấp đất đai mà các bên không thể tự hòa giải được hoặc đã hòa giải nhưng các bên chưa đồng ý,
thì UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải nếu các bên tranh chấp có đơn yêu cầu.
Trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp xã, các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương nơi có tranh chấp, bao gồm: Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất; thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải; tổ chức cuộc họp hòa giải.
Như vậy, UBND cấp xã với vai trò là trung gian, tổ chức hòa giải, giúp các bên tranh chấp hoặc có liên quan thỏa thuận, thương lượng phương án giải quyết tranh chấp và tự nguyện thi hành; trong trường hợp các bên không thi hành, thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thứ sáu, về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Chủ tịch UBND cấp xã được quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Khoản 1, Điều 38 Nghị định số 91/2019 quy về thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: (a) Phạt cảnh cáo; (b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; (c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; (d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm”.
Như vậy, tùy thuộc vào mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai để xem xét có thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã hay không. Ví dụ, đối với hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với diện tích đất lấn chiếm dưới 0,1 hecta. Do hình thức và mức xử phạt đối với
hành vi lấn chiếm đất: Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (dưới 0,05 hecta) và từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (dưới 0,1 hecta).