II. Một số kỹ năng giám sát quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện, cấp xã
18 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân;
- Công tác thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai và định giá đất;
- Công tác cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai, như các các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
- Công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Công tác giải quyết tranh chấp và giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Công tác quản lý nhà nước liên quan đến đất đai như hoạt động đầu tư, kinh doanh đất đai: Việc kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới nhà đất và xử lý các hành vi vi phạm; việc đăng tin, quảng cáo kinh doanh nhà đất ở địa phương,…
- Luật Đất đai cũng quy định việc giám sát, theo d i, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, tác động của chính sách, pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường ở cấp địa phương phải được tiến hành thường xuyên.
b. Nội dung giám sát quản lý nhà nước về đất đai ở cấp xã
Nội dung giám sát đối với quản lý nhà nước về đất đai tập trung vào những vấn đề cơ bản như sau:
- Vấn đề xác định nguồn gốc sử dụng và quản lý đất đai, của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm;
- Về quản lý quỹ đất công ích của UBND cấp xã;
- Hoạt động quản lý đất chưa sử dụng của UBND cấp xã; - Về trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính;
- Về thực hiện trách nhiệm tổ chức hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp xã;
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở cấp xã.