II. Một số kỹ năng giám sát quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện, cấp xã
3. Lập kế hoạch/phương án giám sát
Giám sát công tác quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng thường được đưa vào trong chương trình giám sát hàng năm của HĐND và
Thường trực HĐND. Ngoài ra, do tính chất quan trọng của lĩnh vực này, các chủ thể giám sát có thể thực hiện giám sát chuyên đề thông qua việc tham gia hoặc tổ chức các Đoàn giám sát đối với lĩnh vực này.
Căn cứ chương trình giám sát, HĐND ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề hoặc Thường trực HĐND quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề quản lý nhà nước về đất đai. Nghị quyết, quyết định thành lập các Đoàn giám sát phải xác định r đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Các Đoàn giám sát nói trên có nhiệm vụ: (i) Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát báo cáo; (ii) thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Đoàn giám sát, thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; (iii) yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm; (iv) xem xét, xác minh, chuẩn bị phương án mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàn giám sát thấy cần thiết.
Những điểm chung trong lập kế hoạch/phương án giám sát như: - Thời gian và địa điểm giám sát;
- Thông báo trước về kế hoạch, nội dung giám sát, nội dung được yêu cầu báo cáo, trả lời về vấn đề liên quan đến hoạt động giám cho đối tượng giám sát;
- Chuẩn bị lực lượng: tự mình hay thuê chuyên gia (lưu ý vấn đề kinh phí).