II. Một số kỹ năng giám sát xây dựng nông thôn mới ở huyện, xã 1 Giám sát việc lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới ở huyện, xã
3. Giám sát việc triển khai xây dựng nông thôn mớ
Giám sát việc triển khai xây dựng NTM là giám sát việc thực hiện các hoạt động như: giám sát công tác ban hành các văn bản hướng dẫn, các văn bản chỉ đạo, đúng quy định và hướng dẫn của cấp trên, giám sát để công tác tổ chức thực hiện các công việc chủ động, sáng tạo hơn,... đại biểu HĐND huyện, xã giám sát việc triển khai XDNTM ở các nội dung:
- Giám sát công tác chỉ đạo, triển khai chương trình XDNTM: giám sát công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM thông qua việc thành lập các Ban chỉ đạo, quán triệt nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức. Theo d i, giám sát nội dung hoạt động, cách thức triển khai nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ tham mưu giúp việc ở các Ban chỉ đạo là việc làm không thể thiếu và cần làm thường xuyên của đại biểu HĐND huyện, xã trong việc thực thi nhiệm vụ giám sát.
- Giám sát công tác tuyên truyền, vận động: trách nhiệm giám sát của đại biểu HĐND huyện, xã để công tác tuyên truyền, vận động người dân được hiểu đúng và hưởng ứng tích cực. Công tác giám sát của đại biểu HĐND huyện, xã
trong chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM thường tập trung vào: hình thức, nội dung tuyên truyền có bảo đảm đúng quy định của pháp luật, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với phong tục tập quán của người dân. Nội dung tuyên truyền đầy đủ, thiết thực, truyền tải sâu sắc tới mọi người dân là nền tảng để triển khai thành công các công việc XDNTM tới người dân. Qua công tác giám sát thúc đẩy được việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong XDNTM, mặt khác còn nâng cao được ý thức trách nhiệm của người dân, giúp họ hiểu r vai trò chủ thể của mình trong XDNTM cùng chính quyền các cấp.
- Giám sát hoạt động khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn: theo d i, giám sát hoạt động khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn là kỹ năng kiểm soát chi tiết được các điều kiện, tự nhiên, môi trường, địa hình, khí hậu, thực trạng nông thôn và các nguồn lực có thể huy động cho XDNTM ở mỗi địa phương. Hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng, di tích, danh lam thắng cảnh và tình hình biến động sử dụng đất, quy mô dân số là những yếu tố để xác định nhu cầu sử dụng đất, bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hoá nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; bố trí hệ thống thuỷ lợi, thuỷ lợi kết hợp giao thông và hệ thống các công trình phục vụ đời sống dân sinh. Thực hiện tốt nội dung giám sát này giúp các địa phương quy hoạch nông thôn mới sát thực và khả thi hơn.
- Giám sát công tác lập quy hoạch nông thôn mới; lập, phê duyệt đề án nông thôn mới: trên cơ sở giám sát tốt hoạt động phân tích và đánh giá hiện trạng nông thôn một cách tổng hợp. Công tác giám sát cần tiếp tục thực hiện ở các nội dung: Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển của xã, quy hoạch không gian tổng thể toàn xã, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng và quy trình lập quy hoạch nông thôn mới, quy trình lập, phê duyệt đề án nông thôn mới.
- Giám sát công tác tổ chức thực hiện đề án; lập, thực hiện các dự án đầu tư: Sau khi đề án NTM được cấp trên phê duyệt, việc công khai được thực hiện đầy đủ theo quy định và triển khai thực hiện đề án kịp thời. Giám sát triển khai
các nội dung của Đề án NTM, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, các tổ chức đoàn thể đã được phân công phụ trách. Trong đó giám sát hoạt động lập kế hoạch đầu tư cấp xã của các dự án đầu tư trong đề án NTM. Giám sát nội dung kế hoạch đầu tư cấp xã ở các khía cạnh: Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư cấp xã giai đoạn trước; mục tiêu, định hướng đầu tư trong kế hoạch đầu tư; giải pháp và kiến nghị; danh mục dự án đầu tư; quy trình lập kế hoạch dự án đầu tư; thời gian và kinh phí thực hiện dự án đầu tư32. Các dự án đầu tư cần giám sát có thể kể đến là:
+ Giám sát các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội: công tác giám sát các dự án này được triển khai giám sát việc thực hiện các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, các bộ/ngành liên quan và của địa phương; đồng thời giám sát việc thực hiện các quy trình, thủ tục tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sự tham gia chủ động từ phía người dân địa phương trực tiếp tham gia các dự án, lao động địa phương được huy động sử dụng trong thực hiện các dự án của địa phương mình; giám sát việc tuân thủ thiết kế, hoạt động tư vấn giám sát, giám sát thi công,.... nắm r được các nội dung này các đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã sẽ thành thạo kỹ năng giám sát trong thực hiện các tiêu chí về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
Việc giám sát các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội cần phải được thực hiện ở cả 3 giai đoạn của dự án:
Thứ nhất, ở giai đoạn chuẩn bị dự án cần giám sát các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
Thứ hai, ở giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình
theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác.
Thứ ba, ở giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác33
.
+ Giám sát các dự án phát triển sản xuất:
Các dự án phát triển sản xuất bao gồm các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững lồng ghép với chương trình XDNTM.
Đối với các dự án phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (chương trình 135, 30a,...). Việc giám sát các dự án này thường tập trung vào nội dung hỗ trợ, nguồn vốn, lựa chọn mô hình triển khai đến hộ dân, cách chọn hộ, hiệu quả của các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi) đem đến cho hộ, cho địa phương, hộ cận nghèo có đăng ký thoát nghèo giai đoạn 2017 - 2019 và lợi ích của các công trình trong dự án.
Bên cạnh các dự án phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững lồng ghép trong XDNTM còn có các dự án phát triển sản xuất theo hướng nâng cao phát triển ngành nông nghiệp theo hướng toàn diện, đa dạng hóa ngành nghề, tái cơ cấu nông nghiệp, thay đổi diện mạo nông thôn... Nội dung giám sát trong trường hợp này là danh mục mô hình sản xuất giúp địa phương luôn chủ động về quy mô sản xuất, quy hoạch sản xuất, tăng hiệu quả của việc lựa chọn hình thức sản xuất, khoa học kỹ thuật cần ứng dụng đáp ứng yêu cầu hội nhập và sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hình thức liên kết, hiệu quả sử dụng nguồn vốn vào sản xuất để tăng giá trị hàng hóa và thu nhập của người dân... Bên cạnh đó, giám sát các dự án phát triển sản xuất còn tác động đến việc thực hiện chỉ tiêu việc làm ổn định của lao