7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.3. Các nhận xét
Qua kết quả tổng quan các nghiên cứu trước cho thấy nghiên cứu về CPTTT đã được thực hiện trên Thế giới và Việt Nam cung cấp nền tảng lý thuyết tham khảo chung cho các nghiên cứu về lĩnh vực này.
Những nghiên cứu nước ngoài do khác biệt về tình hình kinh tế - xã hội ... có thể dẫn đến sự khác biệt về cách phân tích các thành phần của CPTTT, điều này làm cho mức độ đo lường CPTTT khác nhau. Các nghiên cứu tại Việt Nam thì chưa nhiều, chủ yếu là các nghiên cứu về thời gian tuân thủ thuế, có rất ít các công bố đầy đủ bao hàm cả chi phí bằng tiền.
Từ đó cho thấy nghiên cứu về CPTTT bao gồm cả chi phí về thời gian và tiền bạc là vấn đề mới và còn khoảng trống trong môi trường nghiên cứu Việt Nam. Đề tài chọn hướng nghiên cứu được thực hiện từ phía DN từ đó có thể tìm ra các giải pháp hỗ trợ DN giảm gánh nặng về CPTTT, đồng thời Nhà nước và CQT cũng có thể có những hoàn thiện, sửa đổi chính sách thuế và cải cách thủ tục hành chính thuế hơn nữa góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Đã có nhiều nghiên cứu về CPTTT và hoàn thiện chính sách thuế, đã giúp đề tài rút ra được một số các khái niệm về CPTTT, các thành phần của CPTTT và những nhân tố ảnh hưởng đến CPTTT. Những kết quả nghiên cứu trước là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để đề tài xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CPTTT của DNNVV. Trên cơ sở đánh giá kết quả của những nghiên cứu trước và những vấn đề còn bỏ ngỏ, đề tài xác định được mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thuế xuất hiện từ khá lâu, nhưng khoa học về thuế chỉ xuất hiện vào khoảng những năm cuối thế kỷ XVII. Các nhà kinh tế học đều tập trung lý giải xung quanh vấn đề phân chia gánh nặng với của đất nước, tính công bằng của thuế, phương pháp thu thuế, đối tượng nào chịu thuế và đối tượng nào không chịu thuế. Adam Smith (1723 - 1790) là một trong những người đặt nền móng về lý thuyết thuế. Lý thuyết thuế của Adam Smith ra đời trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và đặc trưng bởi “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế. Theo ông, nếu thuế khóa nặng nề quá mức thì trật tự xã hội sẽ bị xáo trộn và hoạt động của các lực lượng thị trường sẽ bị suy yếu. Do vậy, lý thuyết của Adam Smith tập trung giải thích sự cần thiết của thuế khóa, tính công bằng và phân chia gánh nặng thuế trong xã hội.
Những nguyên tắc chung về tính thuế mà Adam Smith đã đưa ra là:
• Các công dân của một nước phải đóng thuế để hỗ trợ Chính Phủ, mỗi người tùy theo khả năng và với sự cố gắng tối đa của bản thân (Công bằng).
• Phần đóng góp về thuế mà mỗi người phải nộp phải chắc chắn và không được áp đặt một cách độc đoán. Thời điểm nộp, cách thức nộp, số thuế phải nộp - tất cả phải rõ ràng và đơn giản đối với NNT, cũng như với bất cứ người nào khác (Chắc chắn).
• Mọi loại thuế phải được thu đúng hạn và theo một thể thức thuận lợi nhất cho NNT (Tiện lợi).
• Mọi loại thuế phải được tính toán như thế nào để cho NNT chỉ phải đóng ít nhất, tiền thuế được sử dụng hiệu quả khi trở thành Ngân sách công (Hiệu quả).