Chi phí tuân thủ gộp và chi phí tuân thủ ròng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.2.1. Chi phí tuân thủ gộp và chi phí tuân thủ ròng

Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt chi phí tuân thủ gộp (hoặc chi phí tuân thủ xã hội) và chi phí tuân thủ ròng (hoặc chi phí tuân thủ của NNT). Theo Chris Evans (2006), chi phí tuân thủ gộp hoặc chi phí tuân thủ xã hội là những chi phí của nền kinh tế, chủ yếu được quan tâm bởi Bộ Tài chính và các nhà kinh tế. Chi phí tuân thủ ròng hoặc chi phí tuân thủ của NNT là những chi phí phát sinh trực tiếp từ những NNT, chủ yếu được quan tâm bởi các DN, các ĐTNT khác và CQT.

Theo Sandford (1989), chi phí tuân thủ ròng bằng chi phí tuân thủ gộp trừ những lợi ích do tuân thủ thuế. Lợi ích chủ yếu của việc tuân thủ thuế là lợi ích về dòng tiền phát sinh khi DN được sử dụng tiền thuế một thời gian trước khi nộp thuế cho Nhà nước. Có thể viết công thức như sau:

(1)Chi phí tuân thủ ròng = Chi phí tuân thủ gộp - Các lợi ích dòng tiền

Theo Chris Evans, Tran-Nam và Michael Walpole (2000), nghiên cứu này để mô tả chi tiết các lợi ích bù đắp cho NNT khi thực hiện hoạt động tuân thủ thuế, tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân biệt thật rõ chi phí tuân thủ ròng và chi phí tuân thủ gộp. Các lợi ích bù đắp gồm lợi ích quản lý, lợi ích dòng tiền và các lợi ích do được khấu trừ thuế. Ba lợi ích bù đắp này được giải thích như sau:

• Thứ nhất, các lợi ích quản lý phát sinh do buộc phải ghi chép sổ sách để tuân thủ luật thuế giúp DN cải thiện việc ra quyết định và giảm chi phí kiểm soát nội bộ cho các DN nhỏ. Về lý thuyết, lợi ích quản lý tồn tại nhưng khó tính toán nên thường bị loại bỏ khỏi khi nghiên cứu thực nghiệm, ngoại trừ một số nghiên cứu như Sandford et al (1981) và văn phòng kiểm toán quốc gia Anh (1994).

• Thứ hai, các lợi dòng tiền phát sinh khi:

- Thu nhập không bị tính thuế và nộp tại thời điểm nhận và NNT sử dụng tiền thuế một thời gian trước khi nộp thuế cho Nhà nước.

- Luật thuế cho phép DN trì hoãn việc nộp thuế mà DN đại diện thu hộ cho nhà nước.

Lưu ý rằng, lợi ích dòng tiền có thể âm nếu NNT nộp nhiều hơn số tiền thuế phải nộp trong năm tài chính hoặc nộp tiền thuế trước khi thu được tiền. Ngoài ra, lợi ích dòng tiền được coi là tổn thất đối với Nhà nước, nên lợi ích dòng tiền thể hiện sự chuyển đổi trong nền kinh tế, nó làm giảm CPTTT của NNT nhưng không phải nền kinh tế. Ta có:

 Thứ ba, các lợi ích do khấu trừ thuế cũng giống như lợi ích dòng tiền, nó thể hiện sự chuyển đổi trong nền kinh tế, không làm giảm CPTTT xã hội và các nhà kinh tế tập trung vào chi phí cơ hội cho toàn xã hội. Lợi ích do khấu trừ thuế phát sinh khi luật pháp cho phép khấu trừ một số chi phí khi tính thuế. Ví dụ, ở Úc, các cá nhân có thể trừ chi phí trả cho các nhà tư vấn thuế và các chi phí liên quan đến kê khai thuế ra khỏi thu nhập chịu thuế. Ở Việt Nam, luật thuế TNDN cho phép trừ các chi phí hợp lý hợp lệ liên quan đến hoạt động kinh doanh ra khỏi thu nhập chịu thuế. Ta có:

(3) Lợi ích do khấu trừ thuế của NNT = Số thuế mất đi của CQT Kết hợp công thức (2) và (3) ta có:

(4) Chi phí tuân thủ xã hội = Chi phí bằng tiền trực tiếp phát sinh bởi NNT + Chi phí thời gian và nguồn lực quy đổi tiêu tốn bởi NNT liên quan đến tuân thủ thuế - Lợi ích quản lý cho NNT

(5) Chi phí tuân thủ của NNT = Chi phí tuân thủ xã hội - Lợi ích dòng tiền và Lợi ích khấu trừ thuế cho NNT

Từ công thức (4) và (5), có thể coi chi phí tuân thủ xã hội như chi phí tuân thủ gộp trong công thức (1). Tuy nhiên, chi phí tuân thủ ròng trong công thức (1) lớn hơn chi phí tuân thủ của NNT vì nó chưa tính đến lợi ích dòng tiền và lợi ích khấu trừ thuế cho NNT.

Sự phân biệt giữa chi phí tuân thủ xã hội và chi phí tuân thủ của NNT tạo nên sự khác nhau về quan điểm giữa những nhà nghiên cứu về thuế và những nhà làm chính sách thuế. Hầu hết các nghiên cứu về thuế, đặc biệt các nhà kinh tế tài chính công, sẽ quan tâm đến chi phí tuân thủ xã hội liên quan đến các chính sách; trong khi đó, các nhà làm chính sách thuế chủ yếu quan tâm đến CPTTT của NNT. Với mục tiêu nghiên cứu đề ra những giải pháp để cắt giảm CPTTT cho các DNNVV, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu CPTTT của NNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)