Phân tích hồi quy biến “Quản lý thuế”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 94 - 97)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

4.2.3.1. Phân tích hồi quy biến “Quản lý thuế”

Theo như kết quả của các phân tích trước cho thấy, nhân tố “Quản lý thuế” có 6 biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu để đưa vào phân tích hồi quy. Theo kết quả chạy hồi quy, cho thấy giá trị Sig của kiểm định F = ,000(< 0,05) chứng tỏ rằng mô

hình hồi quy xây dựng cho nhân tố “Quản lý thuế” là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được.

Nhìn vào bảng kết quả hồi quy ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF rất thấp (<2) điều này chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra với các biến quan sát của nhân tố “Quản lý thuế”; hầu hết hệ số Sig của các biến quan sát đều < 5% trừ biến QL2, chứng tỏ biến quan sát đó không có ý nghĩa trong mô hình, nên cần phải loại bỏ.

Biến QL5 (Việc thông tin, tuyên truyền các quy định thuế được thực hiện kịp thời) có ảnh hưởng lớn nhất đến CPTTT với hệ số Beta = -0,279. Các chính sách và thủ tục thuế thay đổi tương đối nhanh chóng khiến DN gặp khó khăn trong việc nắm thông tin và thực hiện. Nhiều ý kiến cho rằng thông tin về thuế còn chậm và khó tiếp cận, một số phương thức tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao, ví dụ: những công văn, văn bản một số chi cục thuế gửi qua đường bưu điện cho DN thường chậm trễ, không kịp thời. Cục thuế vẫn tổ chức tập huấn khi có thông tư, nghị định, chính sách thuế mới, tuy nhiên một số DN không nhận được thông báo và thông tin, nhiều DN phải tự cập nhật từ các trang web, từ thông báo của các công ty tư vấn và cho biết ít có thông báo, cập nhật từ CQT. Như vậy, rõ ràng việc thông tin, tuyên truyền các quy định thuế được thực hiện kịp thời từ dịch vụ hỗ trợ của CQT sẽ giúp DN giảm gánh nặng tìm kiếm thông tin về quy định của luật thuế từ các nguồn khác nhau (như thông tin phải trả tiền được cung cấp từ luật sư, hoặc tư vấn thuế của các đại lý thuế).

Bảng 4.24. Bảng kết quả hồi quy biến “Quản lý thuế”

Coefficientsa

Mô hình

Hệ số chưa

chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa

tstat Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

Beta Sai số

chuẩn Beta HToleranceệ số

Hệ số VIF

QL1 -,120 ,034 -,181 -3,566 ,000 ,762 1,313 QL2 ,004 ,037 ,006 ,104 ,917 ,605 1,654 QL3 -,118 ,040 -,174 -2,975 ,003 ,575 1,739 QL4 -,124 ,037 -,193 -3,313 ,001 ,576 1,737 QL5 -,181 ,036 -,279 -4,973 ,000 ,624 1,601 QL6 -,109 ,034 -,171 -3,175 ,002 ,676 1,480

Biến QL4 (CBT trả kết quả đúng thời hạn) có ảnh hưởng khá lớn đến CPTTT với hệ số Beta = -0,193. Thời gian chờ đợi nhận kết quả từ CQT có ảnh hưởng khá lớn đến CPTTT của DN, đặc biệt là thời gian chờ đợi CQT xử lý, giải quyết hồ sơ hoàn thuế, khiếu nại thuế. Khiếu nại và hoàn thuế là những yêu cầu chính đáng của DN và được quy định cụ thể trong chính sách thuế. Thời gian chờ đợi càng lâu càng tiêu tốn nhiều chi phí do tuân thủ nghĩa vụ thuế. Vấn đề này phụ thuộc nhiều vào quy trình giải quyết của CQT cũng như năng lực chuyên môn của CBT. Do vậy để góp phần giảm CPTTT cho DN thì cần thiết phải đổi mới quy trình giải quyết khiếu nại và hoàn thuế, kết hợp với nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý thuế.

Biến QL1 (CQT chỉ yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý thuế khi cần thiết): Thông tin CQT yêu cầu cung cấp càng nhiều, CPTTT của DN càng gia tăng. Do đó, để giảm thiểu CPTTT, CQT phải đảm bảo thông tin yêu cầu cung cấp không trùng lặp, loại bỏ yêu cầu NNT cung cấp các thông tin không cần thiết và không sử dụng đến.

Biến QL3 (CBT trả kết quả hoặc đưa ra câu trả lời rõ ràng, chính xác, nhất quán, không mâu thuẫn): thực tế rằng luật thuế và các văn bản hướng dẫn ở nước ta còn tình trạng thiếu thống nhất, hoặc trong luật có những quy định chưa rõ ràng, có thể hiểu và diễn giải theo nhiều cách khác nhau. NNT trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tuân thủ thuế của mình phải tiếp xúc với nhiều CBT khác nhau, tại những phần hành công việc khác nhau, nếu cách giải thích của mỗi CBT có mâu thuẫn,

không nhất quán với nhau dẫn đến việc hướng dẫn thực hiện khác nhau cho cùng một tình huống sẽ khiến NNT hiểu sai vấn đề, phải đi lại nhiều lần, phải chỉnh sửa hồ sơ nhiều lần, CPTTT sẽ tăng cao. NNT có cảm giác bị phiền hà, không hài lòng với chất lượng phục vụ của CBT, đánh giá thấp chất lượng quản lý thuế. Ngược lại, trong trường hợp CBT được nghiên cứu luật và thảo luận hướng giải thích cũng như giải quyết, xử lý vấn đề một cách nhất quán, không có mâu thuẫn sẽ giúp giảm gánh nặng tuân thủ cho NNT, chất lượng quản lý thuế cũng được đánh giá tích cực. Do đó, ngành thuế cần chuẩn hóa các thủ tục trên toàn quốc để tránh các trường hợp CQT vận dụng văn bản luật khác nhau.

Biến QL6 (Hình thức cung cấp dịch vụ công của CQT phù hợp với nhu cầu của DN): các DN đánh giá nhân tố này cũng có ảnh hưởng đến CPTTT. Do đó, CQT cần phải đảm bảo rằng các dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ NNT luôn có sẵn, thông qua nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu của DN (tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua mạng, trả lời bằng văn bản ...) không chỉ tạo điều kiện thuận tiện và dễ dàng cho việc tuân thủ của NNT mà còn làm giảm đáng kể gánh nặng chi phí cho họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)