Đơn giản hóa các biểu mẫu kê khai thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 120 - 123)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

5.2.1.3. Đơn giản hóa các biểu mẫu kê khai thuế

Nhiều DN đánh giá các biểu mẫu kê khai thuế còn phức tạp và rườm rà, một số thông tin trùng lặp và một số chỉ tiêu không cần thiết. Các biểu mẫu dùng từ ngữ khó hiểu với DN, trong khi không nhận được hướng dẫn kịp thời của CQT. Một số mẫu biểu thay đổi liên tục khi thông tư thay đổi, dù trong nhiều trường hợp, nội dung không khác biệt lớn nhưng biểu mẫu vẫn thay đổi một cách không cần thiết. Nhiều ý kiến cho rằng sự thay đổi liên tục của các mẫu biểu gây khó khăn cho DN, buộc họ phải nghiên cứu, cập nhật vừa mất thời gian, vừa có thể có sai sót. Do đó, CQT cần xây dựng các biểu mẫu đơn giản, dễ hiểu và cần bỏ bớt các chỉ tiêu không cần thiết. Đặc biệt cần hạn chế việc thay đổi mẫu biểu quá nhanh, nếu có thay đổi về pháp luật nhưng các mẫu biểu cũ vẫn dùng được thì không nhất thiết phải ban hành biểu mẫu mới. Cần cập nhật nhiều tình huống và thông tin mẫu biểu đính kèm sẵn trên website của CQT đối với từng mục giải quyết vấn đề rõ ràng.

5.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến công tác quản lý thuế của cơ quan thuế

Cải cách hành chính thuế vừa là mục tiêu, vừa là động lực hỗ trợ cải cách thuế đồng bộ và tập trung vào giảm sự quá tải của hệ thống quản lý thuế, giảm CPTTT cho NNT và giảm chi phí quản lý thu thuế cho CQT … Từ ngày 1/7/2007, Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành đã quản lý thống nhất các loại thuế, phí, lệ phí; NNT thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước

pháp luật. CQT thực hiện quản lý thuế theo chức năng như: tuyên truyền hỗ trợ, kê khai thuế, thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế. Thực hiện tốt công tác quản lý thuế sẽ đảm bảo cho cơ quan quản lý thuế thực hiện tốt trách nhiệm quản lý thuế, NNT nộp đúng, nộp đủ, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của NNT.

Trong nền kinh tế càng hiện đại, các mối quan hệ kinh tế càng đa dạng, phức tạp thì yêu cầu đối với quản lý thuế ngày càng cao. Quản lý thuế phải được hiện đại hóa toàn diện về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy nhà nước, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại, trên cơ sở dữ liệu thông tin về NNT để kiểm soát tất cả ĐTNT. Hiện nay sự thay đổi cơ chế quản lý theo cơ chế tự khai, tự nộp là một bước ngoặt thể hiện xu hướng mới trong quản lý thuế tạo sự chủ động và dân chủ hơn cho NNT.

Trong công tác quản lý thuế cần chú ý:

- Đẩy mạnh việc đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế tạo thuận lợi cho NNT trong quá trình thực hiện.

- Tăng cường sự tuân thủ tự nguyện của NNT thông qua tuyên truyền, giáo dục.

- Chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao.

- Phát triển nguồn nhân lực quản lý thuế. - Phát triển các dịch vụ hỗ trợ về thuế.

5.2.2.1. Nâng cao tính tuân thủ pháp luật của NNT thông qua công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Một trong những mục tiêu cao nhất của quản lý thuế là tăng tính tuân thủ tự nguyện của NNT, thay vì đưa ra những hình thức xử phạt các đối tượng trốn và tránh thuế. Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế, cán bộ thuế cần tuyên truyền cho các DN nắm được thông tin, trách nhiệm của NNT.

- Tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới phương thức tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, đa dạng hoá nội dung và phương pháp tuyên truyền, phân loại các đối tượng để lựa chọn cách thức tiếp cận và hiệu quả nhằm nâng cao sự đồng thuận và hiểu biết của NNT, sự đồng tình chia sẻ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức và toàn thể xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân NNT để nâng cao sự hiểu biết và tính tự giác tuân thủ trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, thường xuyên nắm bắt tình hình và giải đáp kịp thời những khó khăn vướng mắc đảm bảo thực hiện thuận lợi hiệu quả, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho NNT trong hoạt động SXKD.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông” để giải quyết các thủ tục hành chính.

- Biểu dương kịp thời những cá nhân, tổ chức NNT có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời xử lý nghiêm túc các trường hợp có hành vi trốn thuế, gian lận, chây ỳ không chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ thuế.

- Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng các buổi hội nghị đối thoại DN, tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế giải quyết được các vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của NNT phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ ... từ đó có biện pháp chấn chỉnh, xử phạt để nâng cáo tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế.

- Tăng cường kỷ cương kỷ luật hành chính, giải quyết nhanh chóng các hồ sơ khai thuế không gây phiền hà, nhũng nhiễu cho NNT.

- Thực hiện bồi thường trách nhiệm cho NNT do cán bộ, công chức thuế khi thi hành công vụ gây phiền hà, vi phạm pháp luật làm thiệt hại đến lợi ích của NNT theo quy định của Luật quản lý thuế.

- Công khai hóa tại trụ sở cơ quan thuế các loại giấy tờ, biểu mẫu và quy trình giải quyết các thủ tục về thuế để NNT biết đảm bảo thuận lợi cho việc giám sát thực hiện.

- Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn cho đội ngũ kế toán của DN có kiến thức vững vàng về nghiệp vụ kế toán, am hiểu chính sách pháp luật thuế, có như vậy thì mới nâng cao được tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)