Xây dựng chính sách, pháp luật thuế minh bạch, rõ ràng, đồng bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 114 - 118)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

5.2.1.1. Xây dựng chính sách, pháp luật thuế minh bạch, rõ ràng, đồng bộ,

định, dễ thực hiện

Nhiều DN phản ánh tình trạng các đạo luật về thuế khó có khả năng áp dụng trực tiếp trên thực tế. Thông thường để các đạo luật về thuế thực hiện được, cần rất nhiều thông tư và công văn, văn bản hướng dẫn. Điều này khiến hệ thống pháp luật về thuế quá phức tạp, dễ hiểu theo nhiều cách khác nhau và gây khó khăn cho DN trong việc tuân thủ. Bên cạnh đó, một số quy định pháp luật thuế hiện nay chưa rõ ràng, việc áp dụng khó khăn, thiếu không thống nhất giữa DN và CQT, giữa CQT và các cơ quan khác có liên quan, thậm chí trong chính nội bộ ngành thuế.

Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện chính sách, pháp luật thuế theo hướng minh bạch, rõ ràng, đơn giản, dễ thực hiện. Các văn bản hướng dẫn cần cụ thể, có những ví dụ cho DN dễ nắm bắt; đơn giản hóa thủ tục hành chính về mức thuế suất, phương pháp tính, giá tính … cũng như mẫu biểu kê khai, góp phần tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế, giảm chi phí tuân thủ cho DN. Hệ thống thuế đơn giản là một hệ thống thuế với ít sắc thuế và mức thuế suất; hạn chế việc miễn, giảm thuế. Đối với các nước đang phát triển, một hệ thống chính sách thuế đơn giản sẽ dễ quản lý và dẫn đến mức độ tuân thủ cao hơn một hệ thống thuế phức tạp. Hiện nay, các nhà làm luật đang từng bước cải cách hoàn thiện các pháp luật có liên quan đến quản lý và chính sách thuế theo lộ trình đã đề ra trong chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020 và cũng đạt được những bước tiến đáng kể.

Tuy nhiên, thay đổi chính sách thuế có thể làm tăng CPTTT của DN, gây khó khăn cho DN trong việc nắm thông tin và thực hiện, nhưng thay đổi là cần thiết vì nó có xu hướng tạo thuận lợi cho DN có thể cắt giảm CPTTT trong dài hạn. Tuy nhiên, một chính sách thuế mới trước khi ban hành, nếu được tham khảo ý kiến của DN thì sẽ giúp DN nói lên ý kiến của mình, góp ý những nội dung chưa thực sự hợp lý, từ đó có thể hoàn thiện hơn về chính sách thuế của Nhà nước. Việc tham khảo ý kiến trước của DN cũng sẽ tạo điều kiện cho DN có thời gian tìm hiểu, nắm bắt với những văn bản mới và thực hiện một cách dễ dàng hơn.

Mặt khác, chính sách thuế cần có sự ổn định và có tính dự đoán cao. Do vậy, khi sửa đổi chính sách thuế, yêu cầu đặt ra là cần sửa đổi một cách căn bản, ổn định, có lộ trình phù hợp, tránh và hạn chế việc sửa đổi, bổ sung thường xuyên một cách khó dự đoán, để từ đó tạo điều kiện cho DN làm cơ sở căn cứ hoạch định chính sách, chiến lược sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sau khi có văn bản mới điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ quy định cũ, cần có hệ thống hóa để DN chỉ cần tham khảo một văn bản cuối để thực hiện, tránh việc phải tìm kiếm rất nhiều văn bản trước đó.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đưa đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các pháp luật có liên quan đến quản lý thuế và chính sách thuế như sau:

Về luật quản lý thuế

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về quản lý thuế khá đồ sộ. Ngoài ra mỗi năm có tới hàng trăm công văn của Tổng Cục thuế vừa hướng dẫn thực hiện, vừa giải đáp thắc mắc của các DN, của các cục, chi cục thuế về vấn đề quản lý thuế. Như vậy có thể thấy rằng luật quản lý thuế hoặc chưa ở mức khái quát đầy đủ, hoặc chưa rõ ràng, có thể về câu chữ, hoặc quá đi sâu vào chi tiết mà bỏ sót nhiều trường hợp làm mất đi tính tổng quát của một đạo luật. Do đó, cần phải rà soát lại tất cả các nội dung, chính sách bất cập, thiếu rõ ràng, minh bạch, đồng bộ; các quy định có tính trùng lắp, không thực sự cần thiết để đề xuất kiến nghị, phương án xử lý.

Thứ hai, hiện nay, luật quản lý thuế không chỉ quy định những vấn đề chung về tổ chức thực hiện việc quản lý thuế và thực thi các luật thuế nói chung mà còn có rất nhiều nội dung thuộc các luật chuyên ngành thuế (những vấn đề quản lý có tính chất đặc thù của từng sắc thuế) và điều đáng nói là số lượng của các điều luật quy định các nội dung quản lý đặc thù chiếm tỷ lệ khá nhiều, đặc biệt là các quy định quản lý về thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Luật cũng có nhiều điều quy định quá chi tiết, cụ thể những vấn đề lẽ ra thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản dưới luật, của các luật chuyên ngành, luật hải quan.Trong tương lai, sẽ có nhiều sắc thuế mới được ban hành theo xu thế chung. Như vậy, việc luật quản lý thuế can thiệp quá sâu

vào các lĩnh vực chuyên ngành sẽ làm mất tính tổng quát của một luật mang tính thủ tục. Tính ổn định của đạo luật cũng sẽ mất đi do thường xuyên bị thay thế, cập nhật, sửa đổi bởi các đạo luật thuế chuyên ngành. Do vậy, giải pháp tốt nhất là các vấn đề quản lý có tính chất đặc thù của từng sắc thuế nên quy định trong các luật về chính sách thuế. Điều này sẽ có hiệu ứng tốt hơn trong việc đảm bảo thực hiện các chính sách thuế của các chủ thể có nghĩa vụ thuế.

Thứ ba, một số quy định trong luật quản lý thuế chưa đảm bảo tính tương thích với các luật thủ tục khác trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự, thương mại, hình sự khác. Vì vậy, khi sửa đổi luật quản lý thuế cần có sự cân nhắc cẩn trọng để đảm báo tính thống nhất với các đạo luật khác,tránh tình trạng mạnh ai nấy thực hiện theo cách hiểu của mình.

Các sắc luật về thuế

Cần nghiên cứu, thảo luận, phân tích kỹ lưỡng cả về mặt lý luận và thực tiễn ở nước ta để hoàn thiện hệ thống thuế. Trước mắt, tiếp tục cải cách, hoàn thiện các sắc luật về thuế theo hướng:

Một là: Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu, xác định, lựa chọn đúng mục tiêu của thuế là kích thích điều tiết kinh tế, tăng thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư.

Hai là: Chính sách thuế phải được đơn giản hóa cả về mặt thuế suất lẫn thủ tục thu nộp, đồng thời phải đảm bảo tác dụng tích cực trong phân phối, điều tiết thu nhập hợp lý, tạo ra công bằng xã hội.

Ba là: Bảo đảm chính sách thuế trong một thời gian dài, tạo điều kiện mở rộng khả năng kiểm soát NNT, người thu thuế và cơ quan quản lý thuế.

Bốn là: Thu hẹp diện miễn giảm thuế nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược, phát triển kinh tế xã hội, áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong quản lý thuế.

Năm là: Cải cách thuế theo hướng thích ứng với những cam kết quốc tế, bắt kịp tốc độ tự do hoá thương mại và đầu tư, thu hút đầu tư thích ứng với sự tự do di chuyển vốn, lao động.

Một số vấn đề cần chú ý khi sửa đổi các sắc luật thuế nhằm giảm

bớt chi phí tuân thủ thuế cho DN

Thuế GTGT là một loại thuế tương đối phổ biến, có phạm vi điều chỉnh rộng, số lượng NNT nhiều. Theo đánh giá chung của các tổ chức tài chính quốc tế, thuế GTGT là loại thuế tương đối phức tạp, chi phí tuân thủ để thực hiện các thủ tục hành chính về thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn về thời gian và chi phí của DN. Do vậy, khi sửa đổi cần lưu ý một số vấn đề sau:

Về thuế suất thuế GTGT, quy định hiện hành gồm 2 mức (5% và 10%, ngoài ra mức 0% được áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu). Trước mắt, để tránh ảnh hưởng xấu đến sự ổn định giá cả hàng hoá, dịch vụ, từ nay đến 2020 vẫn nên tiếp tục duy trì 3 mức thuế suất, nhưng cần điều chỉnh theo hướng giảm. Tuy nhiên, về lâu dài, ngoài thuế suất 0%, cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện Luật thuế GTGT, áp dụng một mức suất thuế duy nhất để thay thế thuế suất hiện hành nhằm bảo đảm sự liên hoàn của hệ thống thuế; đơn giản hóa chính sách thuế đảm bảo dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh vận dụng tùy tiện. Để xây dựng mức thuế suất mới có căn cứ khoa học, phù hợp thực tiễn, cần phải thông qua điều tra, khảo sát cụ thể về khả năng đóng góp cũng như sự ảnh hưởng đến số thu cho ngân sách nhà nước.

Về phương pháp tính thuế GTGT:

Hiện nay, chính sách thuế GTGT ở nước ta đang áp dụng hai phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp là rất phù hợp với điều kiện kinh tế còn kém phát triển. Nhưng trên thực tế, khi triển khai thực hiện luật thuế GTGT cho thấy sự tồn tại của hai phương pháp tính thuế thế như thế là bất cập, không hợp lý. Bởi vì:

- Tạo ra sự không bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Phần lớn các đối tượng tính thuế GTGT trực tiếp khi xác định thuế GTGT phải nộp đều dựa trên doanh thu tính thuế ấn định nhân với tỷ lệ %. Điều này không khác gì so với thuế doanh thu trước đây.

- Tạo khe hở cho sự xuất hiện cơ chế chuyển giao hàng hóa, dịch vụ giữa các ĐTNT theo hai phương pháp trên thông qua hình thức hợp thức hóa bằng các hóa đơn, chứng từ giả.

Do đó, nên thống nhất phạm vi áp dụng thuế GTGT chỉ bao gồm đối tượng đủ điều kiện tính thuế theo phương pháp khấu trừ, có đủ sổ sách, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định. Từ đó chỉ áp dụng một phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ thuế, không còn quy định miễn thuế đối với hộ có thu nhập thấp. Tất cả các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể không điều kiện áp dụng thuế GTGT sẽ chuyển sang áp dụng thuế cố định (hay thuế khoán).

Về công tác hoàn thuế: việc giảm tần suất kê khai thuế GTGT từ hàng tháng sang hàng quý còn góp phần hỗ trợ vốn cho DN, kích cầu nền kinh tế vì giảm tần suất kê khai thuế cũng đồng thời là giảm tần suất nộp thuế. Tuy nhiên, khi thực hiện giảm tần suất kê khai thuế GTGT cũng đồng thời phải giải quyết các vấn đề có liên quan như quy định về hoàn thuế, gia hạn thuế ... Nhiều DN phản ánh về việc chậm nhận được tiền hoàn thuế. Việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế có thể là nhanh, nhưng DN phải chờ nhiều tháng mới nhận được tiền hoàn thuế. Điều này chưa tương xứng với việc DN bị chịu phạt ngay lập tức nếu chậm nộp thuế. Việc thanh toán tiền hoàn thuế cho DN cần được tiến hành nhanh chóng, để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho DN hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)