7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
4.1.1.2. Đơn giản hóa thủ tục hành chính
Triển khai Nghị quyết 25/NQ-CP và Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, ngay lập tức toàn ngành thuế đã công khai danh mục các thủ tục hành chính thuế tại bộ phận “một cửa” của CQT các cấp. Đồng thời, ngành thuế đã thực hiện rà roát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế như:
Được quyền áp dụng các hình thức giải quyết thủ tục qua mạng khi cơ sở hạ tầng cho phép.
Trường hợp NNT là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin được thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử và nộp thuế bằng phương thức chuyển khoản theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Quy định này giúp DN cắt giảm đáng kể CPTTT như chi phí đi lại, chờ đợi … tuy nhiên cũng làm phát sinh thêm phí chuyển khoản.
Chuyển từ việc mua hóa đơn GTGT do Bộ Tài chính phát hành sang sử
Trước đây, khi sử dụng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành thì hàng tháng DN phải thực hiện thủ tục mua hóa đơn. Cứ từ ngày 20 trở đi, nhân viên kế toán của DN phải xếp hàng tại các chi cục thuế để mua hoá đơn. Ngoài ra, hàng tháng, nhân viên kế toán cũng phải mất thời gian để báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với CQT. Các thủ tục này được đặt ra với các mục đích bảo đảm tuân thủ trong việc nộp thuế GTGT tuy nhiên làm phát sinh quá nhiều rắc rối và tốn kém nên Bộ Tài chính quy định: các tổ chức, cá nhân phải tự tổ chức các điều kiện để có thể tự in hóa đơn để sử dụng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các hóa đơn của mình để phục vụ kinh doanh. Chỉ áp dụng việc mua hóa đơn GTGT do Bộ Tài chính phát hành đối với các tổ chức mới thành lập, các tổ chức, DN nhỏ, không có khả năng tự in hóa đơn. Quy định này được đánh giá là một trong chính sách cải cách thủ tục hành chính thuế mạnh mẽ nhất giúp DN cắt giảm CPTTT.
Bãi bỏ các hồ sơ giấy tờ mang tính chất hình thức, trùng lặp.
Bổ sung quy định trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác, NNT không phải nộp các hồ sơ giấy tờ mang tính chất hình thức, trùng lặp về thông tin với các thành phần hồ sơ đã có hoặc cơ quan quản lý nhà nước đã có các thông tin trong hồ sơ lưu.
Quy định ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT
Theo quy định tại Luật số 21/2012/QH13 thì các DN siêu nhỏ có doanh thu hằng năm dưới 100 triệu đồng/năm sẽ được miễn kê khai, nộp thuế GTGT. Quy định này giúp các DN siêu nhỏ giảm toàn bộ chi phí tuân thủ thuế GTGT do không phải kê khai, nộp thuế GTGT.
Quy định ngưỡng doanh thu đăng ký kê khai nộp thuế GTGT
Từ trước tới nay, phương pháp khấu trừ thuế GTGT được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Các đối tượng khác thuộc diện phải nộp thuế theo phương pháp trực
tiếp như: cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý.
Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2014 cơ sở kinh doanh ngoài việc phải đáp ứng đủ các điều kiện về chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ còn phải có doanh thu chịu thuế GTGT hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên. Quy định về phương pháp tính thuế GTGT mới nêu trên giúp DN giảm đáng kể gánh nặng về CPTTT do không phải lưu giữ đầy đủ hóa đơn, chứng từ để thực hiện kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Đối với những DN, hợp tác xã, DN mới thành lập từ dự án đầu tư, tổ chức khác có hoạt động kinh doanh hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra nhưng không đạt “ngưỡng doanh thu một tỷ đồng” nêu trên nếu muốn áp dụng kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì cơ sở kinh doanh phải đăng ký tự nguyện và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ theo quy định. Quy định này nhằm khuyến khích các cơ sở kinh doanh tự nguyện thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, hạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu vào, đầu ra.
Giảm tần suất kê khai thuế GTGT
Thủ tục kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu sẽ tiến hành phân loại NNT; nhằm giảm bớt tần suất bắt buộc kê khai thuế GTGT cho DN. Bởi vì chỉ một số ít các DN lớn mới có mức phát sinh thuế hàng tháng cao còn lại đại đa số là các DNNVV có mức phát sinh thuế hàng tháng thấp. Việc quy định bắt buộc chung các DN bất kể quy mô lớn, nhỏ đều phải kê khai thuế hàng tháng là không cần thiết, lãng phí và tạo gánh nặng cho các DNNVV. Trong khi số tiền thuế thu được của các đối tượng này cũng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số thu từ thuế GTGT. Như vậy, theo phương án đơn giản hóa thủ tục khai thuế GTGT, các DN có doanh thu hàng năm từ 50 tỷ đồng trở xuống sẽ được ưu đãi, giảm tần suất bắt buộc kê khai thuế GTGT hằng tháng hiện nay xuống còn 3
tháng/lần. Đối với các DN siêu nhỏ, hộ kinh doanh gia đình có thể áp dụng việc kê khai thuế 6 tháng/lần. Quy định này giúp DNNVV giảm đáng kể gánh nặng về CPTTT.
Giảm bớt các chỉ tiêu kê khai về hóa đơn cho phù hợp với việc ghi chép
của kế toán. DN không phải khai những thông tin, chỉ tiêu không liên quan đến
việc tính thuế của DN, như các hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện để khấu trừ thuế.
Bỏ quy định doanh nghiệp phải gửi bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ
mua vào bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT.
Theo các quy định trước (từ trước 31/12/2014) thì hồ sơ khai thuế GTGT phải kèm theo Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào bán ra. Việc DN phải kê khai các bảng kê này là một trong các lý do dẫn đến số giờ khai thuế cao. Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính đã thực hiện cắt giảm một số chỉ tiêu như: Ký hiệu mẫu hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, mặt hàng, thuế suất … trên các bảng kê này nhằm làm giảm thời gian làm thủ tục về thuế của NNT.
Tuy nhiên, theo thông lệ quản lý thuế GTGT tại đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng chế độ thuế GTGT, đều không đòi hỏi DN cung cấp toàn bộ thông tin về việc kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra trong việc khai thuế GTGT.
Do đó, để tiếp tục đơn giản về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho NNT, phù hợp thông lệ quốc tế, Luật số 71/2014/QH13 đã bỏ quy định DN phải gửi Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua vào khi lập hồ sơ khai thuế GTGT.
Theo đó, từ ngày 1/1/2015 từ kỳ khai thuế GTGT tháng 01/2015 hoặc kỳ khai thuế quý I/2015, NNT chỉ phải nộp tờ khai thuế cho CQT. NNT phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các chứng từ mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật kế toán và Luật thuế để xác định chính xác số thuế và xuất trình đầy đủ khi CQT thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.
Những chính sách mới này sẽ giúp DN tiết kiệm được chi phí về thời gian để lập, nộp và chi phí in ấn các bảng kê, chỉ cần chuyển dữ liệu từ phần mềm kế toán là có thể hoàn thành việc kê khai thuế.
Đối với thuế TNDN: các quy định về chính sách và thủ tục cũng được đơn
giản hóa rất nhiều như: một số các khoản doanh thu và chi phí mang tính chất chênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuế như tiêu dùng nội bộ không phải kê khai; bỏ quy định khống chế 15% đối với chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi hoa hồng môi giới, tiếp tân khánh tiết hội nghị khi tính thu nhập chịu thuế. Quy định mới này làm cho DN đỡ phải mở thêm sổ sách theo dõi, tính toán. Đặc biệt là việc kê khai thuế TNDN cũng được sửa đổi một điểm rất quan trọng là DN chỉ phải khai quyết toán thuế TNDN duy nhất một lần một năm, DN chỉ tạm nộp tiền thuế hằng quý mà không phải lập tờ khai tạm nộp gửi CQT như trước đây.