Các yếu tố thuộc về quy định của chính sách thuế do Nhà nước ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 35 - 37)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.3.1. Các yếu tố thuộc về quy định của chính sách thuế do Nhà nước ban

đổi về thuế. Trong thực tiễn, nếu chính phủ thay đổi hệ thống thuế thường xuyên thì sẽ có một vài yếu tố thuộc chi phí tạm thời tại bất kỳ thời điểm nào.

2.1.2.4. Chi phí tuân thủ thuế nội bộ và bên ngoài

Một số nhà nghiên cứu phân chia CPTTT thành chi phí nội bộ và chi phí bên ngoài. CPTTT nội bộ ở đây được hiểu là những chi phí phát sinh trong nội bộ của DN. Nó bao gồm thời gian và tiền bạc DN bỏ ra để nhân viên hoàn thành các công việc liên quan đến hoạt động tuân thủ thuế như điền nội dung vào các báo cáo nộp cho CQT, làm việc với CQT ... CPTTT bên ngoài là chi phí phát sinh khi DN thuê dịch vụ bên ngoài như thuê luật sư, thuê nhân viên kế toán, thuê chuyên gia tư vấn để làm các công việc liên quan đến thuế. So với chi phí nội bộ, chi phí thuê ngoài dễ dàng tính toán hơn.

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế

Tất cả các quy định của chính sách thuế liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp, sự phức tạp và thay đổi của luật thuế ... các quy định về thủ tục hành chính thuế như mẫu biểu kê khai, sự hỗ trợ của CQT trong các thủ tục về kê khai, nộp thuế ... các đặc điểm của DN như quy mô, giao dịch kinh doanh, đội ngũ nhân viên ... đều có tác động ảnh hưởng đến CPTTT của DN. Có thể tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến CPTTT của DN như sau:

2.1.3.1. Các yếu tố thuộc về quy định của chính sách thuế do Nhà nước ban hành hành

Sự thay đổi của luật thuế: sự thay đổi thường xuyên của luật thuế hay ban hành luật thuế mới có thể làm tăng chi phí tuân thủ của NNT do tốn nhiều thời gian để thích nghi với sự thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi của Luật thuế Việt Nam là sự thật hiển nhiên vì những điểm chưa thật sự phù hợp được ghi nhận trong quá trình

vận dụng luật phải được bổ sung, sửa đổi. Mặt khác, việc thay đổi có thể theo hướng tích cực, giúp giảm gánh nặng chi phí tuân thủ trong dài hạn. Nhà nước phải nâng cao mức độ ổn định và giảm tần suất thay đổi về quy định thuế.Bên cạnh đó, cần tham khảo trước ý kiến của DN và quy định thời gian áp dụng khi có sự thay đổi, vấn đề này rất quan trọng để đảm bảo rằng các bên liên quan được phép nói lên ý kiến của mình trong các quyết định của Nhà nước và có khoảng thời gian cần thiết để DN và CQT có thể thích ứng với các quy định mới.

Sự phức tạp của các quy định về thuế: Đây là yếu tố đầu tiên, cơ bản ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của DN. Về vấn đề này, nhà làm luật phải đối mặt với mâu thuẫn nan giải. Luật thuế phải bao trùm hết các tình huống kinh doanh, các NNT để đảm bảo công bằng cho NNT. Tuy nhiên, càng bao quát, càng chi tiết thì luật thuế càng trở nên phức tạp. Luật thuế phức tạp có thể gây tác động tiêu cực đến việc tuân thủ, cho dù cố ý hay không cố ý (McKerchar, 2003). Ngược lại, trong trường hợp luật thuế được soạn thảo theo hướng đơn giản thì sẽ tạo ra khe hở, yếu tố công bằng của thuế sẽ không còn được bảo đảm. Để đánh đổi, luật thuế có thể không hoàn toàn công bằng nhưng là hợp lý, đơn giản, có thể là kết quả tốt hơn (Evans, 2003).

Tính minh bạch, công bằng: một hệ thống thuế sẽ minh bạch và dễ tuân thủ hơn khi không có các loại thuế phức tạp và không mang tính phân biệt đối xử. Tuy nhiên, trong nhiều nền kinh tế chuyển đổi, hệ thống thuế thường được kế thừa từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, và tiếp tục được sử dụng như một công cụ để can thiệp trong khu vực DN, cho nên có thể các quy định ưu đãi lợi ích nhóm trở nên phổ biến để đạt được một số mục tiêu chính sách cụ thể. Nếu có quá nhiều mục tiêu được đưa vào pháp luật về thuế, thì mức độ phức tạp càng gia tăng và tính minh bạch của luật thuế bị vi phạm. Hệ thống thuế công bằng, đòi hỏi phải xác định một cơ sở thuế toàn diện và xử lý tất cả các trường hợp ngoại lệ. Hay nói cách khác, thuế càng công bằng thì sẽ càng phức tạp, gánh nặng tuân thủ cũng sẽ tăng thêm. Do đó, trách nhiệm của những người làm luật là phải xem xét cân bằng giữa công bằng và đơn giản.

Tính rõ ràng, nhất quán: một thách thức lớn đối với các CQT là xử lý một cách nhất quán trong cùng một thời điểm đối với những trường hợp cụ thể của NNT. Thực tế cho thấy, luật thuế còn thiếu tính thống nhất, hoặc có những quy định chưa rõ ràng và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy từng CQT và NNT. Một hệ thống thuế phức tạp, không rõ ràng, nhất quán có thể tạo khe hở, dẫn đến việc NNT diễn giải luật thuế theo hướng có lợi cho họ.

Tần suất kê khai, nộp thuế trong năm: Tần suất kê khai là số lần mà DN phải chuẩn bị số liệu, lập tờ khai, gửi tờ khai, nộp thuế cho CQT trong một năm. Điều này phụ thuộc vào quy định về tần suất kê khai thuế đối với từng loại thuế cụ thể. Tần suất kê khai, nộp thuế càng ít thì CPTTT của DN càng thấp.

Thủ tục hành chính thuế: thủ tục hành chính thuế bao gồm các mẫu biểu tờ khai, hồ sơ, phụ lục ... mà DN phải lập và gửi cho CQT, thời hạn khai nộp thuế và thời gian lưu trữ hồ sơ. Mẫu biểu tờ khai thuế càng đơn giản, số lượng thông tin phải kê khai càng ít, các chỉ tiêu kê khai có nội dung rõ ràng thì CPTTT của DN càng thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)