7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.1.5. Tầm quan trọng của việc cắt giảm chi phí tuân thủ thuế
DN trong mọi nền kinh tế đều phải chịu gánh nặng về CPTTT. Vấn đề nghiên cứu làm sao cắt giảm bớt CPTTT được rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học và các quốc gia quan tâm. Một số lý do mà các nhà nghiên cứu khoa học và các quốc gia tập trung đến vấn đề này là:
Theo Christina M.Ritsema (2003), CPTTT là một trong những yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của NNT, CPTTT thấp sẽ dẫn đến mức độ tự nguyện tuân thủ
thuế của NNT tăng lên và ngược lại. Thật vậy, nếu Nhà nước không quan tâm đến gánh nặng của NNT, NNT phải gánh chịu chi phí tuân thủ cao thì NNT sẽ tìm cách trốn thuế, làm thất thu ngân sách Nhà nước. Vì vậy, có thể thấy rằng CPTTT tỷ lệ nghịch với hành vi tuân thủ thuế của NNT.
Theo The World Bank Group (2011), Lewis (1982) nhấn mạnh rằng hệ thống thuế phải đơn giản. Trong một hệ thống thuế đơn giản, CPTTT của CQT và CPTTT của NNT phải giữ ở mức thấp nhất. Nếu tiết kiệm chi phí quản lý thuế sẽ dẫn đến việc gia tăng CPTTT và ngược lại. Chính phủ cần tính toán mức cân bằng giữa hai chi phí này tránh đẩy gánh nặng về phía NNT.
Theo Sandford (1995), khi có sự cạnh tranh quốc tế về đầu tư nước ngoài thì gánh nặng thuế có thể là yếu tố quyết định nơi đầu tư. Nhà đầu tư bên cạnh việc cân nhắc về hiệu quả của dự án, họ còn quan tâm đến môi trường kinh doanh của nước đó, tìm hiểu môi trường pháp lý có tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó CPTTT là một vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, để có thể cạnh tranh trong thị trường toàn cầu, thu hút đầu tư nước ngoài thì Chínhphủ phải nghiên cứu cắt giảm CPTTT.