7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.2.2. Đặc điểm chi phí tuân thủ thuế của DNNVV
Theo ủy ban châu Âu, về giá trị tuyệt đối, các DN lớn có CPTTT lớn hơn các DN nhỏ. Tuy nhiên, khi gánh nặng này được so sánh với tổng số thuế phải nộp, doanh thu, số lượng nhân viên, lợi nhuận thì các DNNVV chịu gánh nặng lớn hơn các DN lớn.
Một khảo sát của ủy ban châu Âu được thực hiện vào năm 2004 đã chứng minh cho nhận định trên.
Bảng 2.4. Chi phí tuân thủ thuế tại các nước thành viên EU
DNNVV Doanh nghiệp lớn Tổng chi phí tuân thủ thuế (1.000 EUR) 203 1.460 Chi phí tuân thủ thuế/số thuế phải nộp 30,9% 1,9%
Chi phí tuân thủ thuế/doanh thu 2,6% 0,02%
Nguồn: European Commission, European Tax Survey, Working paper no 3/2004 [59]
Theo bảng trên, các DNNVV ở châu Âu có tỉ số giữa tổng CPTTT và tổng số thuế phải nộp là 30,9%, còn tỉ số giữa tổng CPTTT và doanh thu là 2,6%; trong khi tỷ số này đối với các DN lớn chỉ có 1,9% và 0,02%.
Tình hình trên cũng xảy ra tương tự đối với các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi. Một khảo sát do Klun và Blazic thực hiện năm 2004 tại Slovenia và Croatia cũng cho kết quả tương tự.
Bảng 2.5. Tổng chi phí tuân thủ thuế/doanh thu (%) tại Slovenia và Croatia
Quy mô DN Slovenia Croatia
Trung bình 0,73 0,76
Lớn 0,08 0,09
Nguồn: Klun và Blazic (2004),Tax Compliance Cost for Companies in Slovenia and Croatia [63]
Có hai lý do được xác định là bất lợi đối với DNNVV về CPTTT.
Thứ nhất, CPTTT đối với nhiều trường hợp là cố định. Ví dụ, CPTTT để điền vào tờ khai không thể nào cao hơn giữa các DN do số liệu khác nhau. Vì vậy,
CPTTT trung bình trên từng nhân viên sẽ giảm cùng với sự gia tăng quy mô của DN.
Thứ hai, theo nguyên tắc, DN lớn hơn sẽ giải quyết các vụ việc liên quan đến thuế hiệu quả hơn. CPTTT tuyệt đối của DN lớn khá cao là do chi phí thuê chuyên gia về thuế trong nội bộ cũng như bên ngoài và đầu tư cho hệ thống nhằm tăng sự hiệu quả (ví dụ đầu tư phần mềm). Vì vậy mà các DN lớn sẽ kiểm soát các vấn đề liên quan đến thuế tốt hơn các DNNVV.