Tổng quan về chi phí tuân thủ thuế của DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 40)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2. Tổng quan về chi phí tuân thủ thuế của DNNVV

2.2.1. Đặc điểm của DNNVV

DNNVV là những DN có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, DN siêu nhỏ là DN có số lượng lao động dưới 10 người, DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn DN vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Thực tế trên thế giới, các nước có quan niệm rất khác nhau về DNNVV, nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau này là các tiêu chí và định mức để đánh giá quy mô của một DNNVV có sự khác biệt ở các quốc gia trên thế giới. Ngay trong cùng một quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể được thay đổi theo thời gian vì sự phát triển của DN , đặc điểm nền kinh tế hay tốc

độ phát triển kinh tế của quốc gia đó ... Tuy nhiên, các tiêu chí phổ biến nhất được nhiều quốc gia sử dụng là: số lượng lao động bình quân sử dụng trong năm, tổng mức vốn đầu tư của DN, tổng doanh thu hàng năm của DN.

2.2.2. Đặc điểm chi phí tuân thủ thuế của DNNVV

Theo ủy ban châu Âu, về giá trị tuyệt đối, các DN lớn có CPTTT lớn hơn các DN nhỏ. Tuy nhiên, khi gánh nặng này được so sánh với tổng số thuế phải nộp, doanh thu, số lượng nhân viên, lợi nhuận thì các DNNVV chịu gánh nặng lớn hơn các DN lớn.

Một khảo sát của ủy ban châu Âu được thực hiện vào năm 2004 đã chứng minh cho nhận định trên.

Bảng 2.4. Chi phí tuân thủ thuế tại các nước thành viên EU

DNNVV Doanh nghiệp lớn Tổng chi phí tuân thủ thuế (1.000 EUR) 203 1.460 Chi phí tuân thủ thuế/số thuế phải nộp 30,9% 1,9%

Chi phí tuân thủ thuế/doanh thu 2,6% 0,02%

Nguồn: European Commission, European Tax Survey, Working paper no 3/2004 [59]

Theo bảng trên, các DNNVV ở châu Âu có tỉ số giữa tổng CPTTT và tổng số thuế phải nộp là 30,9%, còn tỉ số giữa tổng CPTTT và doanh thu là 2,6%; trong khi tỷ số này đối với các DN lớn chỉ có 1,9% và 0,02%.

Tình hình trên cũng xảy ra tương tự đối với các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi. Một khảo sát do Klun và Blazic thực hiện năm 2004 tại Slovenia và Croatia cũng cho kết quả tương tự.

Bảng 2.5. Tổng chi phí tuân thủ thuế/doanh thu (%) tại Slovenia và Croatia

Quy mô DN Slovenia Croatia

Trung bình 0,73 0,76

Lớn 0,08 0,09

Nguồn: Klun và Blazic (2004),Tax Compliance Cost for Companies in Slovenia and Croatia [63]

Có hai lý do được xác định là bất lợi đối với DNNVV về CPTTT.

Thứ nhất, CPTTT đối với nhiều trường hợp là cố định. Ví dụ, CPTTT để điền vào tờ khai không thể nào cao hơn giữa các DN do số liệu khác nhau. Vì vậy,

CPTTT trung bình trên từng nhân viên sẽ giảm cùng với sự gia tăng quy mô của DN.

Thứ hai, theo nguyên tắc, DN lớn hơn sẽ giải quyết các vụ việc liên quan đến thuế hiệu quả hơn. CPTTT tuyệt đối của DN lớn khá cao là do chi phí thuê chuyên gia về thuế trong nội bộ cũng như bên ngoài và đầu tư cho hệ thống nhằm tăng sự hiệu quả (ví dụ đầu tư phần mềm). Vì vậy mà các DN lớn sẽ kiểm soát các vấn đề liên quan đến thuế tốt hơn các DNNVV.

2.3. Kinh nghiệm quốc tế trong việc cắt giảm chi phí tuân thủ thuế cho các DNNVV và bài học cho Việt Nam DNNVV và bài học cho Việt Nam

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế trong việc cắt giảm chi phí tuân thủ thuế cho các DNNVV DNNVV

2.3.1.1. Đơn giản hóa pháp luật về thuế

Hệ thống thuế đơn giản là một hệ thống thuế với ít sắc thuế và mức thuế suất hạn chế việc miễn, giảm thuế. Đối với các nước đang phát triển, một hệ thống chính sách thuế đơn giản sẽ dễ quản lý và dẫn đến mức độ tuân thủ cao hơn một hệ thống thuế phức tạp. Những năm gần đây, một số nước trên thế giới đã thực hiện việc đơn giản hóa pháp luật về thuế bằng cách cắt giảm mức thuế suất thuế GTGT, thuế TNCN; quy định ngưỡng kê khai thuế GTGT, ngưỡng doanh thu đăng ký kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giảm tần suất kê khai nộp thuế, xây dựng hệ thống thuế khoán …

Về việc quy định ngưỡng kê khai thuế GTGT

Phần lớn quốc gia có quy định ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển (phần lớn các nước trong EU đều quy định ngưỡng, các nước trong ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Philipines ... cũng có quy định ngưỡng và nhiều quốc gia Châu Phi khi đưa vào áp dụng thuế GTGT cũng đều có quy định ngưỡng). Tuy nhiên, cũng có quốc gia không quy định ngưỡng (ví dụ, Chi Lê, Nigeria, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Paraguay, Nga…).

Mục tiêu của việc quy định ngưỡng là để giảm thiểu các quy trình thủ tục không cần thiết cho các đối tượng kinh doanh nhỏ và cho CQT (số thuế thu được từ các đối tượng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu từ thuế GTGT trong khi đó số lượng ĐTNT thường rất lớn).

Bảng 2.6. Ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT của một số nước

Quốc gia

Ngưỡng doanh thu

Thời gian Theo đồng bản tệ Quy ra USD (theo tỷ giá

10/2012 của IMF) Trung

Quốc

5.000-20.000 NDT (mức cụ thể do cơ quan thuế

địa phương quy định)

790-3162 Bình quân

tháng

Thái Lan 1,8 triệu Bath 59,1 nghìn USD Năm tài khóa

Philippines 1,9195 triệu Peso 35,9 nghìn USD Trong 12 tháng

Singapore 1 triệu SGD 795 nghìn USD Trong 4 quý

Indonesia 600 triệu Rupi 64 nghìn USD Năm tài khóa

Nam Phi 1 triệu RAND 137,8 nghìn USD Trong 12 tháng

Anh 73 nghìn Bảng 114,7 nghìn USD Trong 12 tháng

Cộng hòa

Séc 1 triệu CZK 50,1 nghìn USD Trong 12 tháng

Ba Lan 150 nghìn PLN 44,2 nghìn USD Năm tài khóa

Nhật Bản 10 triệu Yên 126,1 nghìn USD Năm tài khóa

của Công ty Ernst and Young và tài liệu của Ủy ban EC.

Chính sách thuế đối với đối tượng kinh doanh có doanh thu dưới mức ngưỡng kê khai thuế GTGT của các nước cũng có sự khác biệt. Một số quốc gia không quy định thêm bất kỳ khoản thu nào để thay thế cho thuế GTGT (ví dụ như các nước trong EU, Thái Lan ...). Đặc biệt, Thái Lan còn có quy định cụ thể hơn là xếp các đối tượng kinh doanh có doanh thu dưới ngưỡng vào nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT như một số loại hàng hóa và dịch vụ khác.

Tuy nhiên, cũng có quốc gia quy định những ĐTNT có doanh thu dưới ngưỡng kê khai phải chịu thuế tính trên doanh thu nhưng với mức thuế suất thấp hơn (ví dụ Đài Loan, Indonesia, Philippines) và không được khấu trừ thuế đầu vào. Mức thuế suất áp dụng chủ yếu từ 1-4% và có nước phân theo ngành, nghề kinh doanh. Anh cũng áp dụng quy định thu thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu tương tự cho NNT có quy mô nhỏ. Theo đó, người nộp thuế GTGT có doanh thu dưới 150 nghìn bảng mỗi năm có thể lựa chọn nộp thuế theo phương pháp tỷ lệ % tính trên doanh thu và không được khấu trừ thuế đầu vào, các mức tỷ lệ áp dụng tùy theo ngành nghề kinh doanh (trong khoảng từ 4% (kinh doanh thực phẩm, đồ ăn, quần áo trẻ em ...) đến 14,5% (xử lý dữ liệu, tư vấn công nghệ thông tin, kiến trúc, khảo sát điều tra ...). Canada cũng áp dụng phương pháp tương tự, theo đó những ĐTNT có doanh thu dưới ngưỡng kê khai thuế GTGT (dưới 200 nghìn CAD có thể lựa chọn để nộp thuế theo phương pháp tính trên doanh thu theo mức thuế suất 3% hoặc 5%).

Về việc quy định ngưỡng doanh thu đăng ký kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Ngưỡng đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp áp dụng cho các DN trên ngưỡng kê khai thuế GTGT. DN nằm trong ngưỡng này có thể đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc theo phương pháp khấu trừ. Theo cách tính thuế GTGT trực tiếp này, mặc dù nhiều DN vẫn phát hành hóa đơn bán hàng nhưng số thuế GTGT không căn cứ vào từng hóa đơn mà chỉ căn cứ vào tổng doanh thu cuối cùng. Quy định này, DNNVV sẽ giảm được chi phí lưu trữ chứng từ giúp giảm thiểu CPTTT, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV có

số thuế GTGT đầu vào lớn vẫn có thể được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Về thuế suất thuế GTGT và cơ cấu biểu thuế

Theo Ngân hàng Thế giới (2012), qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh Việt Nam như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%. Philippines có mức thuế suất 12%. Ở một số quốc gia, ví dụ Canada, bên cạnh việc chính quyền trung ương thu thuế GTGT, chính quyền địa phương của một số bang cũng thu thêm loại thuế này. Hàn Quốc từ năm 2012 cũng đã điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT từ 10% lên 10,5%, trong đó số thu thuế GTGT từ 0,5% thuế suất tăng thêm được chuyển giao cho địa phương (ngoài số phân cấp nguồn thu từ thuế GTGT chung).

Để khuyến khích sản xuất kinh doanh, một số loại hàng hóa dịch vụ được hưởng mức thuế suất ưu đãi. Quy định này khiến cho thuế GTGT có nhiều mức thuế suất khác nhau. Vì thế mà luật thuế GTGT trở nên phức tạp và tạo ra CPTTT cao cho DNNVV. Vì vậy, để đơn giản hóa luật thuế GTGT, giảm gánh nặng CPTTT cho DNNVV, tại nhiều quốc gia thuế GTGT chỉ có một hoặc hai mức thuế suất.

Theo điều tra của Ngân hàng Thế giới, hiện nay có khoảng 54% số nước áp dụng thuế GTGT có biểu thuế suất gồm 1 mức (không tính mức thuế suất 0% cho xuất khẩu); 23% số nước áp dụng biểu thuế suất thuế GTGT với hai mức thuế suất và số còn lại là nhiều hơn hai mức.

Việc áp dụng một mức thuế suất sẽ góp phần hạ thấp CPTTT, đơn giản hóa các yêu cầu về quản lý, trong khi đó, áp dụng nhiều mức thuế suất có thể làm gia tăng chi phí thu nộp thuế (đối với cả NNT và CQT). Có 23% số nước bên cạnh mức thuế suất phổ thông có quy định thêm mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn đối với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ nhà nước cần khuyến khích và tiêu dùng hay là

đối với những nhóm hàng hóa và dịch vụ mà những người có thu nhập thấp thường phải dành một phần thu nhập lớn hơn cho việc tiêu dùng. Danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ được áp dụng mức thuế suất thấp cũng rất khác nhau giữa các nước. Nhìn chung, mức thuế suất thấp thường được áp dụng đối với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: thực phẩm; sản phẩm y tế; sản phẩm nông nghiệp ... và đây là những sản phẩm mà những người có thu nhập thấp trong xã hội sử dụng nhiều (xét trong mối tương quan với thu nhập của họ).

Bảng 2.7. Mức thuế suất của một số quốc gia tại thời điểm năm 2011

Quốc gia Thuế suất phổ thông (%) Thuế suất khác (trừ mức thuế suất 0%) Các nước phát triển Úc 10 Áo 20 10/12 Bỉ 21 6/12 Canada 12-17 Chi Lê 19 Cộng hòa Séc 20 10 Đan Mạch 25 Pháp 19,6 2,1/5,5 Đức 19 7 Hy Lạp 19 4,9/9 Nhật Bản 5 (tăng lên 8 từ 01/4/ 2014 và 10 từ 2015) Hàn Quốc 10 (10,5 năm 2012) Mexico 16 Ba Lan 22 7 Bồ Đào Nha 20 5/12 Thụy Điển 25 6/12 Anh 20 5 Một số nước Châu Á Trung Quốc 17 13

Thái Lan 7 (10 từ ngày 1/10/2014)

Singapore 7

Philippines 12

Indonesia 10

Nguồn: IMF (2012)

Về thuế suất thuế TNCN

mức thuế suất luỹ tiến cao nhất và mức thuế suất thấp nhất trong biểu thuế để nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, thu hút được lao động có kỹ thuật cao từ bên ngoài (Indonesia, Singapore, Malaysia, Ba Lan, Cộng hòa Séc ...).

Cá biệt có một số quốc gia đã thực hiện cải cách chính sách thuế TNCN của mình theo hướng xoá bỏ biểu thuế suất luỹ tiến và chuyển sang áp dụng duy nhất một mức thuế suất thuế TNCN với mức khá thấp, nhất là các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu. Ví dụ, Nga áp dụng một mức thuế suất là 13%, Latvia một mức là 15%, Cộng hòa Séc một mức là 24% và Bulgaria một mức là 10%.

Bảng 2.8. Một số quốc gia áp dụng một mức thuế suất thuế TNCN Nước Mức thuế suất thuế TNCN trước cải

cách (trước những năm 2002-2003)

Mức thuế suất thuế TNCN hiện nay (một mức) Latvia 10;25 15 Nga 12;20;30 13 Slovakia 5 mức (10-38) 19 Ucraina 6 mức (10-40) 25 Cộng hòa Séc 4 mức (12-32) 24 Bulgaria 20;24 10 Nguồn: IMF (2007)

Theo một nghiên cứu điều tra gần đây về thuế TNCN tại 189 nước, nếu trong giai đoạn 1991-1995, số quốc gia có mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế TNCN của mình trên 40% chiếm khoảng 32,07% số nước thì đến giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ số quốc gia này giảm xuống còn 17,18%. Trong khi đó, tỷ lệ số nước có mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế TNCN dưới 30% đã tăng từ 35,73% lên 48,79% trong cùng giai đoạn. Cũng có quốc gia gần đây có điều chỉnh tăng mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế (Anh, Mexico) để có thêm nguồn thu cho ngân sách để khôi phục lại cán cân tài khóa sau khủng hoảng, song số lượng quốc gia thực hiện theo cách thức này không nhiều.

Việc giảm tần suất kê khai nộp thuế có thể làm giảm bớt CPTTT, đồng thời làm gia tăng lợi ích về dòng tiền cho DN. Một số nước yêu cầu các DN lớn phải khai báo nộp thuế theo tháng nhưng các DNNVV có thể khai báo nộp thuế theo quý, nửa năm hoặc hàng năm. Dòng tiền mà DN giữ lại coi như là một hình thức hỗ trợ cho DN bù đắp cho việc tuân thủ thuế.

Ở New Zealand, DN nói chung buộc phải kê khai thuế hai tháng một lần, trong khi DNNVV được lựa chọn kê khai hai lần trong một năm, và thời điểm kê khai có thể trùng với ngày nộp các báo cáo về kế toán.

Ở Hàn Quốc, DN trong ngưỡng kê khai thuế GTGT theo phương pháp giản đơn chỉ phải kê khai nộp thuế GTGT hai lần trong một năm.

Ở Nhật Bản, DN trong ngưỡng kê khai thuế GTGT theo phương pháp giản đơn được lựa chọn nộp thuế GTGT một tháng một lần, hai tháng một lần hoặc một quý một lần. Trong khi tờ khai thuế chỉ phải lập một lần duy nhất vào cuối năm tài chính.

Xây dựng hệ thống thuế khoán

Xây dựng hệ thống thuế khoán được đơn giản hóa là một phương pháp phổ biến nhất nhằm giảm gánh nặng CPTTT cho các DN. Theo đó, các DN nhỏ không phải nộp nhiều loại thuế trực thu và gián thu mà chỉ phải nộp duy nhất một loại thuế khoán.

Có nhiều loại thuế khoán đã và đang được áp dụng trên thế giới. Tuy nhiên, hai hệ thống thuế khoán phổ biến nhất là thuế khoán theo doanh thu và thuế khoán dựa trên đặc điểm của DN.

Hệ thống thuế khoán theo doanh thu. Hệ thống thuế khoán này quy định số thuế DN phải nộp được căn cứ trên doanh thu. Có hai loại thuế khoán theo doanh thu như sau:

-Hệ thống thuế khoán áp dụng một thuế suất thống nhất trên doanh thu cho tất cả các DN áp dụng theo chế độ thuế khoán. Hệ thống thuế này được áp dụng ở

-Hệ thống thuế khoán lũy tiến theo doanh thu. Trong trường hợp này, thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)