Tăng cường tuân thủ tự nguyện thông qua tuyên truyền, giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 49 - 51)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.3.1.2. Tăng cường tuân thủ tự nguyện thông qua tuyên truyền, giáo dục

Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ hệ thống quản lý thuế nào cũng đều hướng đến thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của ĐTNT. Việc thực hiện xử phạt trốn thuế hay truy thu thuế không phải là mục tiêu chính của quản lý thuế. Để đạt được mục tiêu này, cần nâng cao nhận thức của ĐTNT, tuyên truyền cho họ hiểu rằng nếu không tuân thủ thì sẽ bị phát hiện và có các chế tài xử phạt thích đáng. Do đó, quản lý thuế là nghệ thuật nhằm đạt được một sự cân bằng giữa dịch vụ cho NNT và thực thi các luật thuế và các quy định để thúc đẩy tuân thủ tự nguyện.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn luôn tồn tại những trở ngại làm giảm tính tuân thủ tự nguyện của NNT như: sự bất bình đẳng trong hệ thống chính sách thuế, sự phức tạp của pháp luật về thuế, sự thiếu công bằng của hệ thống chế tài xử phạt,

chương trình giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của ĐTNT chưa đạt hiệu quả, đội ngũ nhân viên quản lý thuế chưa đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình xử lý khiếu nại ... đã gây trở ngại cho sự tuân thủ nghĩa vụ của NNT.

Để thúc đẩy tính tuân thủ tự nguyện của NNT, các nước thường áp dụng chương trình kiểm toán dự phòng giúp CQT sử dụng dữ liệu có liên quan để phát hiện đối tượng trốn thuế, từ đó cũng có thể thúc đẩy tuân thủ tự nguyện. Ngoài ra, biện pháp phổ biến được nhiều quốc gia thực hiện là xây dựng một hệ thống tự đánh giá, NNT có trách nhiệm tự tính, tự kê khai và tự thực hiện nghĩa vụ thuế.

Đồng thời, các cơ quan quản lý thuế cũng tích cực nâng cao hiệu quả của các chương trình giáo dục, tuyên truyền, cung cấp thông tin và hỗ trợ NNT nhằm cải thiện và nâng cao nhận thức của cộng đồng DN và xã hội trong việc tự nguyện tuân thủ các nghĩa vụ thuế, đóng góp cho sự phát triển chung của kinh tế quốc dân.

Ví dụ: Bờ Biển Nga, Madagascar và Senegal đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ với việc thực hiện các tài liệu quảng cáo thuế và đăng thông tin trên trang web của CQT; Cameroon và Benin là hai nước thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa cơ quan quản lý thuế và NNT.

2.3.1.3. Áp dụng hệ thống quản lý thuế hiện đại

Để giảm thời gian về thủ tục tuân thủ thuế, thanh toán thuế, hải quan, các nước trên thế giới đã dựa trên một hệ thống tin học hiện đại. Hệ thống này sẽ loại bỏ thủ tục giấy tờ và sự tiếp xúc giữa NNT với CBT. Nhờ đó, giảm đáng kể thời gian cho DN, tăng cường tuân thủ thuế và giảm chi phí cho DN.

Hiện nay, các dịch vụ điện tử chính được cung cấp bởi hầu hết các CQT bao gồm: cung cấp đầy đủ hồ sơ về thuế và các thông tin khác; nộp hồ sơ khai thuế điện tử; có đầy đủ và/hoặc một phần tờ khai thuế điền sẵn; kết hợp phương tiện thanh toán điện tử cho tất cả các loại thuế (ví dụ như thanh toán trực tuyến trực tiếp); tiếp cận thông tin NNT cá nhân thông qua cổng thông tin NNT trực tuyến; trung tâm sử dụng phương tiện điện thoại hiện đại (bao gồm cả công nghệ Interactive voice response), để cung cấp dịch vụ điện thoại, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin.

Theo nghiên cứu của Diễn đàn Quản lý thuế công bố năm 2011 cho thấy, một số CQT đã bắt đầu sử dụng công nghệ truyền thông xã hội (Twitter, YouTube và Facebook) trong hoạt động quản lý thuế.

Đáng chú ý, việc sử dụng hệ thống mẫu thuế có sẵn áp dụng cho thuế TNCN bao gồm: các thông tin như thông tin NNT, lịch sử NNT và các báo cáo của bên thứ ba về thu nhập và các khoản khấu trừ; từ đó tạo điều kiện cho NNT cũng như công tác kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế. Điển hình là các nước trong khu vực Bắc Âu (Đan Mạch và Phần Lan), các CQT cung cấp hình thức hỗ trợ cho hầu như tất cả NNT.

Tại các quốc gia trên thế giới, thanh toán thuế được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm: thanh toán qua ngân hàng, bưu điện; thanh toán di động, thanh toán qua mạng internet; ghi nợ trực tiếp; các hình thức khác. Trong đó thì việc thanh toán qua ngân hàng, bưu điện, internet và ghi nợ trực tiếp đang được các nước sử dụng khá phổ biến. Ví dụ: Ở các nước OECD, 12/34 nước thành viên có các khoản thanh toán thuế được thực hiện đầy đủ bằng phương pháp điện tử. Cụ thể hơn, tại một số nước khác như: Australia thanh toán thuế qua ngân hàng, bưu điện chiếm tỷ lệ 24%, điện thoại 3% và qua Internet là 60%; Nhật Bản thanh toán qua ngân hàng bưu điện là 75%, trừ nợ trực tiếp là 16%; Italia thanh toán qua ngân hàng, bưu điện là 29%, qua Internet là 30% và trừ nợ trực tiếp là 41%; Hàn Quốc thanh toán qua ngân hàng, bưu điện là 69% và qua Internet là 18…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)