7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.4.4.4. Phân tích hồi quy
Trước hết hệ số tương quan giữa CPTTT của DN và các nhân tố ảnh hưởng đến CPTTT của các DNNVV trên địa bàn TPHCM sẽ được xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (ordinary Least Square-OLS) được thực hiện nhằm kiểm định mô hình lý thuyết và qua đó xác định cường độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến
CPTTT của các DNNVV trên địa bàn TPHCM. Trình tự phân tích hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu này được thực hiện như sau:
- Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến cùng một lượt (phương pháp Enter).
- Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, ta sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square ).
- Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.
- Kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. - Đánh giá mức độ tác động (mạnh hay yếu) giữa các biến thông qua hệ số Beta.
- Nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một số các dò tìm vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm giả định liên hệ tuyến tính, hiện tượng đa cộng tuyến…
Mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết trên có dạng như sau: CPTTT = QL β1 + QD β2 + NV β3 + ε
Trong đó:
Biến QL : Công tác quản lý thuế của CQT, CBT. Biến QD : Quy định thuế của Nhà nước.
Biến NV : Đội ngũ nhân viên trong DN làm công việc liên quan đến thuế.
Biến CPTTT : CPTTT của các DNNVV trên địa bàn TPHCM. ε : Hệ số nhiễu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày, cung cấp đầy đủ thông tin về mô hình nghiên cứu với các giả thuyết, thiết kế phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu, về qui trình thực hiện nghiên cứu. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu cho mô hình nghiên cứu. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ở những chương trước, chương tiếp theo sẽ tiếp tục phần nghiên cứu chính thức và trình bày kết quả nghiên cứu cụ thể.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU