Quyền lợi của người nộp thuế trong luật quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 65 - 67)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

4.1.1.1. Quyền lợi của người nộp thuế trong luật quản lý thuế

Chính sách thuế ở Việt Nam hiện nay có nhiều quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc cắt giảm CPTTT. Cụ thể, trong luật quản lý thuế DN được hưởng các quyền lợi như sau:

- Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho NNT; CQT có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn; đồng thời phải tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quyền lợi này được hiểu như sau, khi đến CQT để giải quyết các yêu cầu, thủ tục về thuế, NNT phải tuân thủ đúng các quy định của CQT, tiếp xúc trực tiếp với CBT để được hướng dẫn và thực hiện việc nộp các hồ sơ yêu cầu và nhận kết quả giải quyết. NNT không tự ý tiếp xúc trực tiếp với CBT thuộc các bộ phận chuyên môn để giải quyết yêu cầu, thủ tục hành chính thuế, tuyệt đối không được đưa bất kỳ một khoản thù lao nào cho cán bộ, công chức thuế mà không có trong quy định đã được công khai tại các văn bản pháp luật và tại bảng niêm yết ở trụ sở của CQT. NNT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm. Quy định này góp phần không nhỏ giúp các DN có thể hiểu rõ và kê khai thuế đúng quy định, tránh sai sót, giảm rủi ro bị xử phạt.

- Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế. Trường hợp NNT không thực hiện được đầy đủ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ

theo quy định thì áp dụng phương pháp ấn định thuế theo quy định của luật quản lý thuế. Việc ấn định phải theo đúng nguyên tắc, trình tự và thủ tục của luật quản lý thuế, không phải ấn định tùy tiện.

- Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ quan hải quan có trách nhiệm xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ. Quy định này giúp DN có thể rút ngắn được thời gian làm thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. - Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Thực tế, nếu DN hiểu biết và thành thạo trong các nghiệp vụ về thuế, có thể tiết kiệm CPTTT hơn và tạo ưu thế cạnh tranh trong kinh doanh. Khả năng giảm CPTTT đến mức tối thiểu của một DN tùy thuộc rất nhiều vào việc hoạch định một chiến lược chủ động tiết kiệm thuế dựa trên sự tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hầu hết các DN, nhất là những DN mới thành lập đều có nhu cầu được tư vấn kê khai các loại thuế; lập báo cáo quyết toán thuế; hướng dẫn các nội dung của các luật thuế; tư vấn về các luật thuế quốc tế; hoạch định kế hoạch tiết kiệm thuế; hỗ trợ các DN giải đáp các thắc mắc trong lĩnh vực thuế ... Việc thuê dịch vụ làm thủ tục thuế làm phát sinh chi phí về tiền thuê nhưng cũng giúp DN tránh khỏi những tốn kém và sai sót khi tự làm các thủ tục thuế, vì có nhiều hợp đồng, giao dịch kinh tế phát sinh các loại thuế khá phức tạp.

- Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Công tác thuế không chỉ có tuyên truyền, hỗ trợ, tuân thủ pháp luật mà còn phải giải quyết khiếu nại, cải cách thủ tục hành chính. Tức là phải trao cho NNT quyền làm chủ trực tiếp nhất định, và chỉ cho họ con đường pháp lý cụ thể khi có sự bất đồng, tranh chấp về nghĩa vụ thuế với CQT,

công chức thuế theo đúng bản chất của một nhà nước dân chủ. Theo đó, NNT có quyền khiếu nại việc CBT thi hành không đúng pháp luật thuế.

- Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật. Khi CQT ra quyết định phạt không đúng, hoặc quyết định thu sai thì NNT có quyền khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan này lên cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận quyết định thu, phạt là sai, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của CQT cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền thì NNT có quyền được thoái trả tiền thuế, tiền phạt đã nộp. Mặt khác, nếu quyết định của cơ quan có thẩm quyền điều tiết thuế sai gây thiệt hại cho NNT thì người ra quyết định phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm vật chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)