7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
4.1.3. Thực trạng công tác kế toán tại DNNVV tác động đến chi phí tuân thủ
vụ thuế. Đối với CQT, tình hình nợ đọng giảm rõ rệt, thu ngân sách tăng cao. Việc thực hiện ủy nhiệm thu thuế cũng góp phần tích cực cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí, tạo điều kiện NNT, tránh các rủi ro và tiêu cực có thể xảy ra. Việc thực hiện ủy nhiệm thu thuế cũng giúp nhân sự các đội thuế phường, xã tập trung vào công tác quản lý thuế, quản lý hộ kinh doanh, rà soát, kiểm tra tình trạng nợ đọng thuế, đồng thời làm công tác đốc thu với lực lượng ủy nhiệm thu thuế. Thông qua ủy nhiệm thu thuế còn giúp CQT kịp thời cập nhật những hộ kinh doanh mới phát sinh, giảm tiết kiệm được nguồn nhân lực sử dụng cho việc thu thuế, giảm được chi phí cho việc in giấy nộp tiền cho NNT, giảm tải được lượng khách đến giao dịch tại các điểm thu của Kho bạc, điểm giao dịch của ngân hàng được ủy nhiệm thu thuế. Theo Cục Thuế TPHCM, trong năm 2016, đơn vị đã thu được 64,7 tỉ đồng qua ủy nhiệm thu, đạt 27,34% tổng số thu từ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, trong năm 2017, Cục Thuế TPHCM tiếp tục triển khai mở rộng thu thuế hộ kinh doanh thông qua đơn vị ủy nhiệm thu thuế đối với các chi cục thuế còn lại. Theo đó, trong quý II, Cục sẽ triển khai tại các Chi cục thuế quận 1, quận 5, Tân Bình, Phú Nhuận; quý III triển khai tại các Chi cục thuế quận 3, quận 8, Thủ Đức, Gò Vấp và trong quý IV sẽ triển khai tại các Chi cục thuế quận 2, quận 4, quận 7, quận 9, Bình Tân, Tân Phú, Nhà Bè và Cần Giờ.
Ngoài ra, Cục Thuế đã tham gia dự án trao đổi thông tin giữa ngành Thuế với hệ thống Kho bạc, Hải quan, Tài chính và Ngân hàng đã hỗ trợ cho NNT giảm thủ tục và thời gian nộp thuế.
4.1.3. Thực trạng công tác kế toán tại DNNVV tác động đến chi phí tuân thủ thuế thuế
Chất lượng của công tác kế toán có vai trò không nhỏ trong việc kiểm soát chi phí và giảm bớt CPTTT cho DN. Để có thông tin kế toán chính xác và đầy đủ cho mục đích kê khai thuế, đòi hỏi DN phải tổ chức công tác kế toán một cách thực sự hiệu quả.
Trên thực tế hiện nay, vai trò của công tác kế toán tại các DNNVV ở Việt Nam chưa thực sự được chú trọng, việc thực hiện vẫn còn nhiều yếu kém và bất cập. Nhiều DN với tâm lý chủ quan, áp dụng hời hợt, đối phó hoặc áp dụng không đầy đủ chế độ, chuẩn mực kế toán … Do đặc điểm là các DNNVV có quy mô nhỏ nên phạm vi đối tượng sử dụng thông tin tài chính tương đối hẹp, chủ yếu là chủ DN, một số nhà đầu tư và chủ nợ. Nhu cầu thông tin kế toán của họ mang tính đặc thù, cá biệt không giống như đối với các DN đại chúng, có quy mô lớn. Do đó vai trò của công tác kế toán có thể bị xem nhẹ.
Trước hết, công tác kế toán chỉ là công cụ để đối phó với việc kiểm tra, quyết toán thuế. Tình trạng "hai trong một" - hai hệ thống sổ kế toán xảy ra khá phổ biến. Hệ thống thứ nhất được gọi là "kế toán nội bộ" chỉ có chủ DN được biết. Đó là hệ thống "sổ chợ", không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ hai được gọi là "kế toán thuế". Hệ thống này, về hình thức, theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số liệu trong đó đã được “chế biến”, hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh của DN mà chỉ để nộp cho CQT nhằm mục đích trốn, giảm thuế.
Mặt khác, đội ngũ cán bộ kế toán chưa được chủ DN trọng dụng, không có điều kiện để học tập, bồi dưỡng cập nhật kiến thức và nâng cao năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, mặc dù được đào tạo chính quy ở các trường đại học nhưng năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán quá yếu so với yêu cầu thực tiễn; không cập nhật thông tin về những thay đổi, những chính sách mới liên quan đến nghề nghiệp; không nắm được những kiến thức có liên quan, thậm chí là liên quan rất mật thiết đến nghề nghiệp... Ngoài ra, nhiều DN không bố trí đủ nhân sự thực hiện công tác kế toán phải kí hợp đồng thuê kế toán bên ngoài làm dịch vụ; không có kế toán trưởng, bổ nhiệm kế toán trưởng không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc thuê kế toán trưởng để quản lý… Một bộ phận DN giao khoán toàn bộ việc kê khai, nộp thuế cho kế toán, hơn nữa, với các DN nhỏ, một kế toán kiêm nhiệm công việc này cho nhiều DN nên sai sót là điều khó tránh khỏi. Không ít các trường hợp, chủ DN còn ép kế toán làm trái pháp luật, vì vậy, đội ngũ kế toán trong DN thường
không ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến yêu cầu quản lý liên tục của công tác kế toán.
Hệ quả của việc tổ chức công tác kế toán tại DN không hiệu quả là:
- Thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước bị bóp méo, không trung thực và hợp lý, hoàn toàn không phản ánh đúng tình hình thực tiễn tại DNNVV.
- Gia tăng chi phí quản lý tại DN do phải theo dõi hai hệ thống sổ sách kế toán và tăng thêm mức độ phức tạp của nhà quản lý khi muốn theo dõi tình hình tài chính thực sự tại DN.
Gia tăng rủi ro kinh tế khiến DN phải chịu các khoản phạt và truy thu thuế, rủi ro pháp lý nếu bị cơ quan nhà nước kết tội trốn thuế.