Cần có chính sách riêng cho DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 118 - 120)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

5.2.1.2. Cần có chính sách riêng cho DNNVV

Cơ chế chính sách cho DNNVV đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn quá phức tạp, đặc biệt là chế độ kế toán. Luật DN quy định hộ kinh doanh sử dụng 10 lao động trở lên phải thành lập DN và thực hiện lập báo cáo tài chính khi kết thúc năm, gửi hồ sơ khai quyết toán thuế cho CQT, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, BHXH, BHYT, BHTN … mà trước đây hộ kinh doanh không phải thực hiện. Việc chấp hành pháp luật về thuế và kế toán đối với các DNNVV sẽ gặp nhiều khó khăn

do hầu hết chỉ thuê một kế toán, nhưng làm nhiều việc, hoặc thuê dịch vụ để hoàn thành các báo cáo, tờ khai thuế phục vụ cho mục đích khai, quyết toán thuế và thanh tra, kiểm tra, còn các chi phí thực tế thường để ngoài sổ sách kế toán.

Mặt khác, DNNVV ở Việt Nam nhỏ cả về quy mô, lao động, số vốn kinh doanh và doanh thu nên việc đầu tư nguồn nhân lực cho công tác kế toán còn hạn chế. Chính vì vậy, quy định các DN nhỏ phải có bộ máy kế toán riêng là chưa hợp lý. Bởi thực tế hiện nay, phần lớn kế toán của các DN này đều không có chứng chỉ hành nghề làm thủ tục về thuế và kế toán. Những bất cập này sẽ gây tổn thất lớn cho DN, bởi sau mỗi lần bị thanh, kiểm tra sẽ phải nộp các khoản kê khai sai và bị phạt chậm nộp. Các DN không minh bạch về tài chính sẽ không tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng ưu đãi và khó có thể mở rộng được phạm vi kinh doanh. Đối với nền kinh tế, hậu quả dễ nhận thấy là thất thu thuế và định hướng chiến lược cho khối các DN này sẽ không chuẩn do dựa trên các báo cáo không minh bạch.

Chuẩn mực kế toán là một phần quan trọng trong khuôn khổ các quy định minh bạch về thuế, bởi nó sẽ cung cấp thông tin về sở hữu DN, tình hình tài chính cũng như các giao dịch kinh doanh của DN. Tuy nhiên trong thực tế, các quy định về kế toán thuế thường được coi là một nhân tố làm phát sinh chi phí lớn, trong khi do các chuẩn mực kế toán quá phức tạp, gây nguy cơ không được tuân thủ rộng rãi. Tại Việt Nam, hệ thống thuế bước đầu đã có sự phân loại DN theo 3 cấp độ là: hộ kinh doanh (hầu hết là siêu nhỏ) sẽ nộp thuế theo hình thức khoán; DN nhỏ có doanh thu dưới 1 tỷ đồng tuân thủ quy định thuế GTGT đơn giản hóa và DN có doanh thu trên 1 tỷ đồng sẽ tuân thủ các quy định thuế GTGT bình thường. Đây là bước khởi đầu tốt để đơn giản hóa chế độ kế toán và thuế. Tuy nhiên, để đơn giản hóa các yêu cầu về kế toán và tạo điều kiện cho các DNNVV ở Việt Nam tuân thủ, cần có cơ chế hỗ trợ để các DN có thể hợp tác với các chuyên gia về tư vấn thuế, đại lý thuế và các hiệp hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan quản lý, khi nghiên cứu và đơn giản hóa chế độ kế toán cần đảm bảo tính công bằng, minh bạch và phải tuyên truyền cho DNNVV hiểu và thực hiện đúng

Các chuyên gia cho rằng, cần một chuẩn mực kế toán riêng cho DN nhỏ và siêu nhỏ dựa trên nguyên tắc kế thừa một cách hợp lý các quy định của hệ thống chuẩn mực kế toán chung đã ban hành. Theo đó chế độ kế toán đối với các DN chỉ gói gọn các vấn đề mang tính phổ biến, đơn giản và khả thi đối với công tác kế toán trong các DN nhỏ. Loại bỏ các vấn đề quá phức tạp không phát sinh ở các DNNVV như báo cáo tài chính hợp nhất, các báo cáo bộ phận. Luật kế toán sửa đổi bổ sung khi quy định về đơn vị kế toán, tổ chức bộ máy và kế toán trưởng cần phân biệt cách áp dung theo quy mô DN. Về lâu dài, Bộ Tài chính cần tách riêng hai chế độ kế toán cho DNNVV và DN siêu nhỏ để phù hợp với quy mô, năng lực của từng nhóm, qua đó tiết kiệm chi phí tuân thủ cho DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)