7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
4.1.2.1. Công tác tuyên truyền hỗ trợ
Nhiều năm qua, công tác tuyên truyền hỗ trợ đã được ngành thuế xác định là một trong những công tác trọng tâm, với vai trò là cầu nối tích cực giữa CQT với cộng đồng trong định hướng đưa thuế vào cuộc sống. Thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ, NNT dễ dàng nắm bắt được các quy định của luật thuế và những thay đổi về chính sách thuế, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước một cách nhanh chóng, chính xác. Đồng thời CQT cũng nhanh chóng hoàn thành được mục tiêu đặt ra về thu ngân sách; nắm bắt, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn của NNT; chấn chỉnh và hoàn thiện công tác quản lý thuế.
Trong tình hình trên, để công tác hỗ trợ NNT mang lại hiệu quả thiết thực, lãnh đạo Cục Thuế đã chỉ đạo các đơn vị phải nghiên cứu, xây dựng và triển khai kế
hoạch tuyên truyền, hỗ trợ chính sách pháp luật thuế bằng nhiều hình thức phong phú và hiệu quả, đồng thời chú trọng đến chất lượng của công tác hỗ trợ để phục vụ NNT một cách tốt nhất. Đồng thời, Cục Thuế đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền thuế.
Nội dung dịch vụ hỗ trợ cho NNT gồm có:
- Các dịch vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế, hướng dẫn cho phép NNT tiếp cận các văn bản pháp quy, hướng dẫn biểu mẫu cần thiết, dẫn kê khai nộp thuế.
- Giải đáp các than phiền, thắc mắc của NNT.
- Cung cấp thông tin giúp NNT có thể thực hiện nghĩa vụ thuế một cách thuận tiện, nhanh chóng, tư vấn cung cấp thông tin có tính chuyên môn cao từ các chuyên gia trong lĩnh vực thuế cho NNT.
Các phương thức hỗ trợ NNT gồm:
- Tư vấn trực tiếp, hỗ trợ trả lời trực tiếp tại CQT.
- Tư vấn qua điện thoại, sử dụng tổng đài trả lời tự động hoặc trả lời trực tiếp qua điện thoại, email điện tử.
- Tư vấn bằng văn bản, sách pháp luật thuế, sách chuyên đề, sách trả lời và giải đáp vướng mắc về pháp luật thuế. Cung cấp tài liệu ấn phẩm hướng dẫn, cấp phát phần mềm ứng dụng, cấp phát miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền về chính sách thuế.
- Tổ chức đối thoại với NNT. Với chủ trương như trên, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT của Cục Thuế đã có nhiều đổi mới nhằm phù hợp với tình hình phát triển của các DN trên địa bàn. Điển hình như hoạt động đối thoại DN ngoài việc phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức các chương trình đối thoại DN định kì như mọi năm, Cục Thuế sẽ phối hợp với các Hiệp hội DN, các khu chế xuất – khu công nghiệp, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài về công tác đối thoại, lắng nghe ý kiến của NNT, nắm bắt nhu cầu cần
hỗ trợ của NNT, từ đó tập trung vào các nội dung cần thiết có liên quan đến từng nhóm nhu cầu cụ thể với mục tiêu CQT sẽ lắng nghe những vấn đề NNT muốn nói và truyền đạt các vấn đề DN và NNT cần nghe chứ không phải truyền đạt những vấn đề CQT có sẵn. Bên cạnh đó, hàng quý, Cục Thuế đều tổ chức hội nghị giao ban công tác tuyên truyền hỗ trợ, nhằm trao đổi và giải quyết các vướng mắc về quá trình thực hiện chính sách thuế; tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các DN về dự thảo các nghị định, thông tư hướng dẫn chính sách thuế để khi ban hành phù hợp với thực tiễn. Đây là phương pháp hỗ trợ tỏ ra rất hữu ích với NNT. NNT được trực tiếp trình bày những thắc mắc, mong mỏi của mình với người đại diện CQT và được trả lời trực tiếp. Ngược lại, CQT cũng tranh thủ lấy ý kiến DN để nắm được những khúc mắc của NNT, từ đó có những ý kiến, đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách thuế hiện hành, đổi mới về công tác quản lý.
- Tổ chức tập huấn về chế độ chính sách và thủ tục hành chính thuế, về kế toán. Định kỳ hàng tháng, Cục Thuế mở lớp tập huấn cho tất cả các DN mới đăng ký kinh doanh trong tháng. Với chương trình tập huấn trong 3 ngày, NNT được hướng dẫn cơ bản về thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, hóa đơn chứng từ, luật quản lý thuế, kê khai thuế, đăng ký thuế ... Mặc dù khi chuẩn bị thành lập DN, đại bộ phận NNT đều tìm hiểu về chính sách thuế, nhưng qua ba ngày tập huấn, NNT hiểu rõ hơn và những vướng mắc ban đầu đều được báo cáo viên trả lời, giải đáp thỏa đáng. Đồng thời, thông qua lớp tập huấn, Cục Thuếđã thông tin đến NNT các hình thức hỗ trợ pháp lý của CQT mà NNT được thụ hưởng. Việc kịp thời hướng dẫn các quy định, chính sách, thủ tục về thuế cho DN mới đăng ký kinh doanh đã có tác dụng rất lớn trong việc giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật thuế cho NNT, tránh sai sót không cố ý và CQT giảm bớt việc phải xử lý vi phạm. Công tác này được NNT đánh giá cao và được cấp trên khen ngợi.
- Truy cập internet. Trang thông tin điện tử của Cục (http://tphcm.gdt.gov.vn) được mở, duy trì, củng cố và nâng cấp để cung cấp văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn cho NNT; mở các chuyên mục cung cấp tài liệu đặc thù; niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính thuế; thông tin cảnh báo, phòng
chống rủi ro cho DN trong hoạt động kinh doanh (như thông tin DN bỏ trụ sở kinh doanh, hóa đơn bất hợp pháp …). Các thông tin quan trọng liên quan đến việc triển khai các văn bản pháp luật mới về thuế đều có những chuyên mục riêng để NNT và những người quan tâm dễ dàng tìm hiểu.
- Tuyên truyền hỗ trợ thông qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình, xây dựng pano, áp phích tuyên truyền ...
Ngoài ra, để NNT nắm bắt được các chính sách thuế mới, cũng như quy trình, thủ tục thực hiện nghĩa vụ thuế, Cục Thuế đã niêm yết công khai các bộ thủ tục hành chính thuế tại bộ phận “một cửa” của các CQT trên địa bàn, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT, hiện nay Cục Thuế TPHCM đã kết hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư để thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Đến nay, trung tâm “một cửa” đều vận hành đều đặn, ổn định, giảm bớt thời gian đi lại cho NNT.
Tuy nhiên, hiện tại công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT của Cục Thuế TPHCM còn gặp nhiều khó khăn do số lượng DN quá đông trong khi nguồn nhân lực còn hạn chế, một số DN chưa quan tâm đúng mức đến chính sách thuế nhất là DN mới thành lập. Nhiều DN không có thói quen cập nhật những thay đổi về chính sách thuế, không tham gia các buổi tập huấn, đối thoại trực tiếp ... dẫn đến thực hiện sai chính sách thuế. Đặc biệt, phần lớn các DN nhỏ và siêu nhỏ không có bộ máy kế toán riêng mà thuê kế toán, giám đốc DN không hề nắm được nghiệp vụ về kế toán thuế ... gây rất nhiều khó khăn cho CQT.