7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
5.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến DNNVV
5.2.3.1. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán theo hướng vừa cung cấp số liệu kế toán cho công tác quản trị vừa cung cấp số liệu cho việc kê khai thuế trung thực và kịp thời. Tính trung thực là thông tin cung cấp dùng để lập các báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu và các tờ khai thuế không có những sai sót dẫn tới phát sinh thêm số thuế phải nộp và CPTTT. Tính kịp thời là thông tin kế toán có thể giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn trong thời điểm phù hợp và cung cấp thông tin lập tờ khai thuế không bị trễ hạn.
Xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của DN. Tổ chức phân công phân nhiệm một cách hợp lý để đảm bảo hoạt động của bộ máy kế toán, tránh chồng chéo hoặc dồn tải công việc. Chọn nhân sự kế toán theo từng vị trí công tác phù hợp với chuyên môn, chế độ tài chính kế toán, đồng thời xác định số lượng nhân viên kế toán cho phù hợp với quy mô DN để tiết kiệm chi phí. Do hạn chế về nguồn lực, việc này đòi hỏi chủ DN hoặc ban quản trị phải xem xét, sắp xếp công việc một cách hợp lý với số lượng nhân viên có hạn, nếu cần thiết có thể thuê kế toán ngoài theo kỳ khai báo và nộp thuế để đảm bảo công việc liên quan đến kế toán và hoạt động tuân thủ thuế thực hiện một cách thuận lợi, giảm thiểu các sai sót do áp lực công việc quá lớn, nhưng phải đảm bảo tiến độ và tính minh bạch của số liệu. Xây dựng hệ thống sổ kế toán đảm bảo tuân thủ các quy định của chế độ kế toán và phù hợp với yêu cầu quản lý của DN. Tránh tình trạng hai hệ thống sổ sách trong cùng một DN. Thiết lập hệ thống sổ sách kế toán minh bạch rõ ràng, tránh tình trạng che giấu doanh thu và khai tăng chi phí để giảm bớt rủi ro về thuế khi bị
CQT phát hiện. Chủ DN phải thay đổi ý thức về nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, tăng cường tính minh bạch thông tin kế toán, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và đồng thời cũng giảm bớt CPTTT.
Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ (nếu có thể) nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán, hạn chế các sai sót, gian lận. Điều này là cần thiết, bởi việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ có thể gia tăng đáng kể chi phí của DN trong điều kiện nguồn lực giới hạn, nhưng hiệu quả nó mang lại rất đáng kể, đạt được mục tiêu kiểm soát nội bộ với chi phí hợp lý.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý số liệu kế toán, để đảm bảo tính chính xác và kịp thời, lựa chọn phần mềm kế toán phải đảm bảo sự vận dụng là có hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, tăng độ chính xác đối với công tác kế toán trong DN.
5.2.3.2. Tăng cường việc kiểm soát tiết kiệm chi phí tuân thủ thuế
Việc kiểm soát tiết kiệm chi phí góp phần gia tăng phúc lợi xã hội, giảm thiểu những tổn thất cho xã hội. Đối với DN, việc tự bản thân DN kiểm soát và tiết kiệm chi phí là điều quan trọng. Có những CPTTT phát sinh khách quan không thể tránh được do yêu cầu bắt buộc từ các quy định của Nhà nước buộc DN phải tuân thủ, nhưng cũng có những chi phí có thể kiểm soát và tiết kiệm được. DN nên kiểm soát những chi phí này ở mức hợp lý. Để có thể kiểm soát và tiết kiệm tốt hơn CPTTT, DN cần chú ý:
- Thường xuyên rà soát lại các chi phí phát sinh do hoạt động tuân thủ thuế, so sánh đối chiếu CPTTT qua các kỳ khác nhau để phát hiện những chi phí tăng bất thường, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh những bất thường đó để đưa ra các giải pháp phù hợp.
- Thuê thêm chuyên gia tư vấn bên ngoài có chuyên môn trong lĩnh vực thuế và kế toán. Việc thuê thêm chuyên gia tư vấn bên ngoài có thể làm tăng CPTTT của DN trong ngắn hạn nhưng có thể giúp DN giảm bớt CPTTT trong dài
hạn nhờ việc áp dụng các quy định về thuế đúng đắn hơn, giảm bớt những sai sót gây nên từ các khoản phạt …
- Nhân viên kế toán phải thường xuyên tìm hiểu và cập nhật các quy định liên quan đến thuế thông qua các nghị định, thông tư hướng dẫn, các buổi hội thảo, hỏi các chuyên gia tư vấn thuế ...
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Tác giả đã cố gắng hết khả năng của mình tập trung hoàn thiện cho nghiên cứu nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế.
Thứ nhất, do giới hạn về thời gian nghiên cứu và nguồn lực nên mẫu nghiên cứu vẫn còn nhỏ so với số lượng NNT trên địa bàn TPHCM. Nếu khảo sát được mở rộng đến các thành phần kinh tế và NNT khác thì tính khái quát sẽ cao hơn, từ đó có thể đưa ra các giải pháp thực tế và cụ thể hơn.
Thứ hai, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất, lấy mẫu thuận tiện, kích thước mẫu khảo sát chưa lớn, nếu cỡ mẫu được lấy lớn hơn, theo phương pháp chọn mẫu xác suất thì tính đại diện và khả năng tổng quát hóa sẽ cao hơn.
Thứ ba, đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu với biến CPTTT là biến định tính chỉ có một quan sát là đánh giá về CPTTT của DN ở mức độ lớn hay nhỏ. Sự đánh giá này mang tính chủ quan của người được khảo sát chưa có sự so sánh giữa các DN được khảo sát nên kết quả khảo sát chưa mang tính thuyết phục cao.
Mặt khác, do đánh giá của NNT về các nhân tố ảnh hưởng đến CPTTT của NNT thay đổi theo từng giai đoạn. Do đó, kết quả nghiên cứu này chỉ có giá trị ở thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu, đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến CPTTT của NNT phải được thực hiện định kỳ để đánh giá chất lượng quản lý thuế ở từng thời điểm khảo sát.
Từ những hạn chế nêu trên của nghiên cứu, tác giả xin đề xuất các nghiên cứu tiếp theo mở rộng cỡ mẫu nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu xác suất, tính toán CPTTT của DN và ước tính ra tiền đồng Việt Nam để có thể so sánh về CPTTT giữa các DN từ đó có thể khẳng định chắc chắn hơn về kết quả nghiên cứu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Chương 5, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp DN có thể giảm gánh nặng về CPTTT. Đồng thời cũng đưa ra những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN CHUNG
Chính sách thuế, xét trên góc độ lợi ích sẽ tạo ra gánh nặng về CPTTT cho DN. CPTTT tạo gánh nặng lớn cho DNNVV hơn các DN lớn. Vì vậy, giảm CPTTT có ý nghĩa quan trọng trong các chương trình phát triển DNNVV ở các quốc gia.
Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam hiện nay dù đã có nhiều quy định ưu đãi thuế cho DN nhằm khuyến khích đầu tư phát triển. Tuy nhiên, những ưu đãi đó chưa thực sự hướng tới việc hỗ trợ phát triển DNNVV. Vì vậy, chính sách thuế cần có những quy định cụ thể để hỗ trợ cho nhóm DN này.
Có thể thấy, trong thời gian qua những điều chỉnh trong chính sách thuế được xem như những nỗ lực của Chính phủ trong việc cân đối giữa tăng thu NSNN và tạo điều kiện tốt cho DNNVV sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những thay đổi đó, dù không cố ý cũng tạo ra gánh nặng cho DN do phải tìm hiểu các quy định mới. Để DN có thể cập nhật nhanh chóng, hiểu rõ mục đích và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách mới, CQT cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Bên cạnh đó, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, CQT cũng cần tham khảo ý kiến từ phía cộng đồng DN về những vướng mắc, đề xuất, kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện chính sách mới. Sự phối hợp của Chính phủ, CQT và NNT sẽ là cơ sở để công cuộc cải cách thuế diễn ra thuận lợi và "hợp tình hợp lý" hơn trong giai đoạn tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Bộ Tài Chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020,NXB Tài Chính, Hà Nội.
3. Bộ Tài Chính (2016), Thông tư số 130/2016/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt và quản lý thuế. 4. Quốc hội (2016), Luật số: 107/2016/QH13, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu.
5. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân.
6. CIEM (10/2014), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam (kết quả điều tra DNNVV 2013).
7. La Xuân Đào (2009), Thực trạng chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng.
8. Vũ Đình Trọng (2005), “Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế Việt Nam trong tiến trình hội nhập với hệ thống thuế thế giới”, Luận văn Thạc sĩ
kinh tế,
Trường Đại Học Kinh tế TPHCM.
9. Vương Thị Thu Hiền (2008), Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO, Luận án tiến sĩ kinh tế.
10.Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
11.ThS. Dương Thị Thanh Hiền, ThS. Đinh Thị Thu Hiền (Khoa Kế toán, Đại học Duy Tân, Việt Nam), Thực trạng nhận thức về vai trò tổ chức công tác kế toán đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam hiện nay.
12.Nguyễn Thị Thùy Dương (2010), Kinh nghiệm quản lý thuế của các nước OECD và những gợi ý cho Việt Nam, Nghiên cứu tài chính kế toán.
13.Báo cáo của Chính Phủ về Kinh nghiệm cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng của một số nước trên thế giới (kèm theo Tờ trình Quốc hội số 161/TTr- CP ngày 23 tháng 4 năm 2013).
14.Đinh Thị Hương Lý (2013), Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
15.Ngân hàng thế giới (2011), Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn.
16.Phạm Xuân Hòa (2014), Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế.
17.Lê Thị Hải Bình (2014), Phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
18.Bộ Tài Chính (11/2012), Báo cáo Kinh nghiệm cải cách chính sách thuế TNDN của một số nước trên thế giới.
19.Trần Trung Kiên, Chất lượng quản trị công tại Việt Nam: Góc nhìn từ cải cách thủ tục và chính sách thuế.
20.Nguyễn Hoàng (2013), Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với thuế TNCN ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế.
21.http://www.vtca.vn/vtca.nsf/0/Cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-thue-va-ke-toan- Can-co-chinh-sach-rieng-doi-voi-DN-nho-va-vua-29.htm
22. http://hanoioffice.vn/tin-tuc/chinh-sach-thue-uu-tien-phat-trien-dnnvv-trong- giai-doan-2017-2020.html
23.http://tphcm.gdt.gov.vn
Tài liệu Tiếng Anh
24.CIEM & GTZ (2007), “The compliance cost of tax procedures in VietNam”, Viet Nam.
25.Sandford, C. (1995), Taxation Compliance Costs: Measurement and Policy, Bath: Fiscal Publications.
26.Sandford, C. (1994), International comparisons of Administrative and Compliance Costs of Taxation.
27.Sandford, C., Godwin, M. & Hardwick, P. (1989), Administrative and Compliance Costs of Taxation, Bath: Fiscal Publications.
28.The World Bank Group (2011), “Surveying Businesses on Tax Compliance Costs”, USA.
29.European Commission (2004), European Tax Survey, Working paper no 3/2004.
30.Klun và Blazic (2004), Tax Compliance Cost for Companies in Slovenia and Croatia.
31.Evans, C.,Tran-Nam, B. and Jordan, B. (2002), Assessing the Potential Compliance Cost/Benefits of the Tax Value Method.
32.Tran-Nam, B. (2001), Use and misuse of tax compliance costs in evaluating the GST.
33.Tran-Nam, B., Evans, C. & Walpole, M. (2000), Tax compliance costs: Research methodology and empirical evidence from Australia.
34.Eichfelder, S., Kegels, C., & Schorn, M., 2011, Tax compliance costs: The effect of authority behavior and taxpayer services. In IRS Research Bulletin
35.Eichfelder, S. & Kegels, C., 2012, Compliance costs caused by agency action? Empirical evidence and implications for tax compliance.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC KHẢO SÁT
1 CTY TNHH TMDV XUÂN LONG 742 LŨY BÁN BÍCH, P.TÂN THÀNH, TÂN
PHÚ
2 CTY TNHH TM THÉP VĨNH BÌNH 623 KP4 QL1A, P.BÌNH HƯNG HÒA, Q.BTÂN
3 CTY TNHH TMDV VĨNH VĨNH HẰNG 72/3D NGUYỄN THÔNG, P.9, Q.3
4 CTY TNHH DỆT XUÂN HƯƠNG 52 QUẢNG HIỀN, P.11, Q.TB
5 CTY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ XD Ý
TƯỞNG 10 PHỔ QUANG (WASECO BLDG), P.2, Q.TB
6 CTY TNHH TMDV YẾN THIÊN 76 LẦU 2-3 CỬU LONG, P.2, Q.TB
7 CTY TNHH QUANG LỘC 44 KP1 ĐƯỜNG TX 45A, P.THẠNH XUÂN, Q.12
8 CTY TNHH BĂNG KEO ĐĂNG KHOA 213 KP ÔNG NHIÊU ĐƯỜNG 1, P.LONG TRƯỜNG, Q.9
9 CTY TNHH SX MAY MẶC TM THIÊN
PHÚC 187 ĐỖ BÍ, P.PHÚ THẠNH, Q.TP
10 CTY TNHH TM & TƯ VẤN KIẾN TRÚC
MỸ THUẬT NAM VIỆT 245 ĐINH BỘ LĨNH, P.26, Q.BT
11 CTY TNHH THANG VIỆT 166 ĐƯỜNG K7 (A4), P.12, Q. TÂN BÌNH
12 CTY TNHH VIỆT NHẤT 140 PHAN ANH, P.TÂN THỚI HÒA, Q.TP
13 CTY TNHH GIẢI PHÁP SỐ VIỆT 407/15 QUANG TRUNG, P.10, Q.GÒ VẤP 14 CTY CP XNK TM & DV KIM BẢO 52 LƯƠNG MINH NGUYỆT, TÂN PHÚ
15 CTY TNHH TM XUÂN ANH 1003 ÂU CƠ, P.TÂN SƠN NHÌ, Q.TP
16 CTY TNHH ĐẦU TƯ ĐỈNH CAO 175/8 NGUYỄN TRI PHƯƠNG, P.8, Q.5
17 CTY TNHH VIỆT HƯNG KCX TÂN THUQ.7 ẬN, P.TÂN THUẬN ĐÔNG,
18 CTY TNHH THỦY HƯNG PHÁT LÔ C5-BÌNH CHÁNH C6/II ĐƯỜNG 2E, KCN VĨNH LỘC, 19 CTY TNHH TM VỎ XE TRIỀU HẢI 85 LÝ THÁI TỔ, P.1, Q.10
20 CTY TNHH MAY MẶC THỜI TRANG
VIỆT PHÁP D4 LÊ ĐỨC THỌ, P.17, Q.GV
21 CTY TNHH MTV TM TRÍ TƯỜNG 28A TẠ UYÊN, P.15, Q.5 22 CTY TNHH SX VỎ RUỘT XE GẮN 9 LÊ LỢI, P.4, Q.GV
MÁY SÀI GÒN
23 CTY TNHH TM THÚ Y TÂN TIẾN 62/8-12 BÀU CÁT, P.14, Q.TB
24 CTCP CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC THÀNH 21/6D PHAN HUY ÍCH, P14, GÒ VẤP
25 CTY TNHH YON WOO VẠN PHÚC 21-23 NGUYỄN THỊ MINH KHAI, P.BN, Q.1 26 CTY TNHH DV GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
NHẬT HIỀN 270-272 CỘNG HÒA, P.13, Q.TB
27 CTY CP Ý SÁNG VIỆT 58 NGUYỄN MỸ CA, P.HIỆP TÂN, Q.TP
28 CTY TNHH CƠ KHÍ KHUÔN MẪU
NAM VIỆT 182-184 ĐƯỜNG 19/5B, P.TÂY THẠNH, Q.TP
29 CTY TNHH VINA NGÂN MỸ 22 ĐƯỜNG 2 CX BÌNH THỚI, P.8, Q.11
30 CTY TNHH TM VŨ GIA 197B28-B29 THÀNH THÁI, P.14, Q.10
31 CTY TNHH TMDV VŨ LONG 545 ĐƯỜNG 3 THÁNG 2, P.8, Q.10
32 CTCP TMDV QUỐC TẾ THIÊN PHÚ 91 PHAN ĐĂNG LƯU, P.7, Q.PN 33 CTCP MÔI GIỚI BẢO HIỂM VIỆT
QUỐC 59/12ABIS ĐIỆN BIÊN PHỦ, P.15, Q.BT
34 CTY TNHH TM SX THUỐC THÚ Y
SONG VÂN 15/5 PHẠM VĂN HAI, P.1, Q.TB
35 CTCP HÓA CHẤT VẬT LIỆU ĐIỆN 933 HỒNG BÀNG, P9, QUẬN 6
36 CTY TNHH SX TM THANH LONG SỐ 11, ĐƯỜNG A, KHU ADC, P.PHÚ THẠNH,
Q.TÂN PHÚ
37 CTY TNHH NGUYỄN THANH 431 QUPHƯỚC, Q. THỦ ĐỨC ỐC LỘ 1A, KP. 5, P. HIỆP BÌNH
38 CTY TNHH MTV DVTM THỐNG
THẮNG 46 TRẦN CHÁNH CHIẾU, P.14, Q.5
39 CTY TNHH TM KỸ THUẬT DV TRIỆU
ĐỨC 16 PHẠM BÂN, P.13, Q.5
40 CTY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
CÁT PHƯƠNG XA 914 QUĐỨC ỐC LỘ 13, P.HIỆP BÌNH PHƯỚC, THỦ
41 CTY TNHH TMDV Ô TÔ THIÊN ĐỨC 26 LÝ THÁI TỔ, P.2, Q.3