Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 56)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

3.2.1. Mô hình nghiên cứu

Có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về CPTTT, các nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CPTTT. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của Eichfelder và Kegels (2012).

Theo đó, CPTTT của DN có nhiều yếu tố tác động, bên cạnh các yếu tố liên quan đến quy định của luật thuế như: mức độ phức tạp của Luật thuế, tần suất thay đổi của Luật thuế, tính rõ ràng, nhất quán của luật thuế ...; còn có các yếu tố liên quan đến công tác quản lý thuế của CQT, CBT như: thông tin tuyên truyền về luật thuế, hình thức cung cấp dịch vụ công, tính rõ ràng, chính xác, đúng hạn trong công việc của CBT ... Ngoài ra, còn có một số đặc điểm riêng của DN như ngành nghề kinh doanh, thời gian kinh doanh, quy mô kinh doanh, chất lượng của đội ngũ nhân viên … Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Thông tin, tuyên truyền Công tác quản lý thuế của CQT Chi phí tuân thủ thuế của DN Hình thức cung cấp dịch vụ công Xử lý vi phạm chuẩn xác, công khai Rõ ràng, nhất quán

Thời hạn trả kết quả Đơn giản, dễ hiểu

Quy định thuế của Nhà

nước Rõ ràng, nhất quán

Cụ thể về biểu mẫu, thời hạn Tần suất thay đổi

Tham khảo ý kiến DN Thời gian áp dụng

Trình độ Đội ngũ nhân

viên trong DN làm công việc liên quan

đến thuế Cập nhật văn bản

Tư vấn thông tin cho DN Trách nhiệm

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu

3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1 (H1): Công tác quản lý thuế của CQT có ảnh hưởng đến CPTTT của DN (tác động ngược chiều).

Giả thuyết 2 (H2): Quy định thuế của Nhà nước có ảnh hưởng đến CPTTT của DN (tác động ngược chiều).

Giả thuyết 3 (H3): Đội ngũ nhân viên trong DN làm công việc liên quan đến thuế có ảnh hưởng đến CPTTT của DN (tác động ngược chiều).

3.3. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách nghiên cứu tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật về thuế, kết hợp với tham khảo ý kiến một số chuyên gia về kế toán thuế (danh sách đính kèm, phụ lục 2), nhằm mục đích khám phá, khẳng định,

H3 H2 H1

điều chỉnh và bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến CPTTT của các DNNVV trên địa bàn TPHCM; phát triển thang đo cho những nhân tố này và xây dựng bảng câu hỏi để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CPTTT của các DNNVV trên địa bàn TPHCM.

Nghiên cứu được tiến hành như sau: tác giả đặt ra một số câu hỏi gợi mở có tính chất khám phá để các chuyên gia bày tỏ ý kiến, thảo luận về các vấn đề mà câu hỏi đặt ra. Sau đó, tác giả giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến CPTTT của các DNNVV trên địa bàn TPHCM và thang đo đã xây dựng để các chuyên gia nêu chính kiến và sửa chửa, bổ sung các ý trên. Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tác giả nhận được đồng thuận là giữ lại các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, tác giả đã hiệu chỉnh, bổ sung thang đo cho các yếu tố ảnh hưởng đến CPTTT của các DNNVV trên địa bàn TPHCM từ thang đo tham khảo.

Bảng 3.9. Thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu

KÝ HIỆU THANG ĐO

Đánh giá về công tác quản lý thuế của CQT

QL1 CQT yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý thuế khi cần thiết QL2 CQT xử lý vi phạm chuẩn xác và công khai

QL3 CBT trả kết quả (hoặc đưa ra câu trả lời) rõ ràng, chính xác, nhất quán, không có mâu thuẫn

QL4 CBT trả kết quả đúng thời hạn

QL5 Việc thông tin, tuyên truyền các quy định thuế được thực hiện kịp thời QL6 Hình thức cung cấp dịch vụ công của CQT phù hợp với nhu cầu của DN

Đánh giá về các quy định thuế của Nhà nước

QD1 Quy định thuế đơn giản, dễ hiểu

QD2 Quy định thuế thích ứng với hầu hết các tình huống kinh doanh của DN QD3 Quy định thuế rõ ràng, nhất quán

QD4 Thủ tục quyết toán thuế là phù hợp QD5 Tần suất kê khai thuế là phù hợp

QD6 Quy định thuế cụ thể hóa về thành phần biểu mẫu, thời hạn khai nộp thuế và thời gian lưu trữ hồ sơ

QD7 Tần suất thay đổi của luật thuế, quy định thuế là phù hợp

QD8 Quy định thuế có tham khảo ý kiến DN trước khi ban hành hoặc thay đổi QD9 Quy định thuế có những khoảng thời gian hợp lý (từ khi ban hành đến khi

áp dụng) khi có thay đổi để doanh nghiệp tìm hiểu và thích nghi

Đánh giá về đội ngũ nhân viên của DN làm việc liên quan đến thuế

NV1 Nhân viên có kỹ năng, trình độ, kiến thức chuyên môn NV2 Nhân viên tư vấn đầy đủ thông tin cho DN

NV3 Nhân viên cập nhật kịp thời những thay đổi chính sách thuế và kế toán của Bộ Tài chính

NV4 Nhân viên có trách nhiệm, giải quyết thỏa đáng yêu cầu trong công việc CPTTT Chi phí tuân thủ thuế của DN (biến phụ thuộc)

3.4. Nghiên cứu định lượng

3.4.1. Các loại số liệu cần thu thập cho nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này, luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua điều tra để tiến hành khảo sát sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến CPTTT của DN. Các loại số liệu cần thu thập trong nghiên cứu gồm: một số thông tin chung về DN; thời gian hao phí và các chi phí bằng tiền của DN phục vụ cho mục đích thuế; đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CPTTT của DN.

3.4.2. Thiết kế phiếu khảo sát

Các bước xây dựng phiếu khảo sát:

Bước 1: Trên cơ sở thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh (Bảng 3.1), tác giả xây dựng phiếu khảo sát nháp.

Bước 2: Phiếu khảo sát nháp được mang đi phỏng vấn một số đối tượng có hoạt động liên quan kế toán và kế toán thuế của DN để đánh giá tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu của phiếu khảo sát và có những điều chỉnh thích hợp.

Bước 3: Điều chỉnh phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát.

Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát là các nhân viên kế toán trong DN có làm công việc liên quan

đến thuế thông qua phiếu khảo sát bằng giấy hoặc email được gửi trực tiếp đến đối tượng khảo sát.

Phiếu khảo sát DN (phụ lục 3) gồm 3 phần :

Phần I, thông tin chung về DN: ngành nghề kinh doanh chính, thời gian hoạt động.

Phần II, thông tin về các hoạt động của DN liên quan đến nghĩa vụ thuế, bao gồm: chi phí bằng tiền liên quan đến hoạt động thuế, thời gian đối với các hoạt động liên quan đến thuế. Những thông tin này được sử dụng để đánh giá thực trạng CPTTT của DN.

Phần III, đánh giá của DN đối với các nhân tố ảnh hưởng đến CPTTT. Những thông tin ở phần này sẽ cung cấp cho luận văn cơ sở để tìm ra những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến CPTTT của DN.

3.4.3. Xác định kích thước mẫu

Theo tác giả Nguyễn Đình Thọ (2011), “kích thước mẫu là vấn đề cần quan tâm khi sử dụng phân tích hồi quy bội. Chọn kích thước mẫu trong hồi quy bội phụ thuộc nhiều yếu tố như mức ý nghĩa (significant level), độ mạnh của phép kiểm định (power of the test), số lượng biến độc lập ... (Tabachnick & Fidell, 2007). Một công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho hồi quy bộ như sau n > 50+8p. Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, p là số lượng biến độc lập trong mô hình”.

Trong nghiên cứu này, với số biến độc lập đưa vào phân tích là 3 với 19 biến quan sát, kích thước mẫu tối thiểu của luận văn phải là n = 50 + 8x3= 74. Ở đây tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu chính thức n = 244 > 74 là phù hợp.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.

Phương pháp thống kê sử dụng mức có ý nghĩa alpha chọn trong đề tài này là 0,05. Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Quá trình phân tích phân tích dữ liệu được thực hiện qua các giai đoạn sau:

3.4.4.1. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Crobach’s Alpha

Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo, có ý nghĩa là phương pháp đo lường đó không có sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện đầu tiên cần phải có thang đo áp dụng phải đạt độ tin cậy. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally và Burnstein, 1994 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,9 và các biến quan sát hệ số tương quan biến tổng (Corrected item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.

3.4.4.2. Phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến quan sát dùng để xem xét sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến CPTTT của các DNNVV trên địa bàn TPHCM có độ kết dính cao không và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét không. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo. Các tham số thống kê trong phân tích EFA như sau:

- Đánh giá chỉ số Kaiser –Mayer –Olkin (KMO) để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá EFA, chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Kiểm định Bartlett dùng để xem xét giả thuyết các biến quan sát không có tương quan trong tổng thể. Kiểm định Bartlett phải có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát mới có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Các trọng số nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ tiết tục bị loại để đảm bảo giá trị hội tụ giữa các biến (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal components và điểm dừng khi trích các nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1, tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.4.4.3. Phân tích tương quan Pearson

Mục đích chạy tương quan Pearson là kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, vì điều kiện để hồi quy là trước nhất phải tương quan. Ngoài ra cần nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.

Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient, kí hiệu r) đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Về nguyên tắc, tương quan Pearson sẽ tìm ra một đường thẳng phù hợp nhất với mối quan hệ tuyến tính của 2 biến. Hệ số tương quan Pearson sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1. Hệ số tương quan Pearson > 0 cho biết một sự tương quan thuận giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm tăng giá trị của biến kia và ngược lại. Hệ số tương quan Pearson < 0 cho biết một sự tương quan nghịch giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm giảm giá trị của biến kia và ngược lại.

Giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan Pearson càng cao thì mức độ tương quan giữa 2 biến càng lớn hoặc dữ liệu càng phù hợp với quan hệ tuyến tính giữa hai biến. Giá trị hệ số tương quan Pearson bằng +1 hoặc bằng -1 cho thấy dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mô hình tuyến tính.

3.4.4.4. Phân tích hồi quy

Trước hết hệ số tương quan giữa CPTTT của DN và các nhân tố ảnh hưởng đến CPTTT của các DNNVV trên địa bàn TPHCM sẽ được xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (ordinary Least Square-OLS) được thực hiện nhằm kiểm định mô hình lý thuyết và qua đó xác định cường độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến

CPTTT của các DNNVV trên địa bàn TPHCM. Trình tự phân tích hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu này được thực hiện như sau:

- Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến cùng một lượt (phương pháp Enter).

- Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, ta sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square ).

- Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

- Kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. - Đánh giá mức độ tác động (mạnh hay yếu) giữa các biến thông qua hệ số Beta.

- Nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một số các dò tìm vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm giả định liên hệ tuyến tính, hiện tượng đa cộng tuyến…

Mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết trên có dạng như sau: CPTTT = QL β1 + QD β2 + NV β3 + ε

Trong đó:

Biến QL : Công tác quản lý thuế của CQT, CBT. Biến QD : Quy định thuế của Nhà nước.

Biến NV : Đội ngũ nhân viên trong DN làm công việc liên quan đến thuế.

Biến CPTTT : CPTTT của các DNNVV trên địa bàn TPHCM. ε : Hệ số nhiễu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày, cung cấp đầy đủ thông tin về mô hình nghiên cứu với các giả thuyết, thiết kế phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu, về qui trình thực hiện nghiên cứu. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu cho mô hình nghiên cứu. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ở những chương trước, chương tiếp theo sẽ tiếp tục phần nghiên cứu chính thức và trình bày kết quả nghiên cứu cụ thể.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng việc cắt giảm chi phí tuân thủ thuế của các DNNVV tại TPHCM TPHCM

4.1.1. Thực trạng về các quy định trong chính sách thuế do Nhà nước ban hành nhằm hỗ trợ DN cắt giảm chi phí tuân thủ

4.1.1.1. Quyền lợi của người nộp thuế trong luật quản lý thuế

Chính sách thuế ở Việt Nam hiện nay có nhiều quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc cắt giảm CPTTT. Cụ thể, trong luật quản lý thuế DN được hưởng các quyền lợi như sau:

- Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho NNT; CQT có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn; đồng thời phải tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quyền lợi này được hiểu như sau, khi đến CQT để giải quyết các yêu cầu, thủ tục về thuế, NNT phải tuân thủ đúng các quy định của CQT, tiếp xúc trực tiếp với CBT để được hướng dẫn và thực hiện việc nộp các hồ sơ yêu cầu và nhận kết quả giải quyết. NNT không tự ý tiếp xúc trực tiếp với CBT thuộc các bộ phận chuyên môn để giải quyết yêu cầu, thủ tục hành chính thuế, tuyệt đối không được đưa bất kỳ một khoản thù lao nào cho cán bộ, công chức thuế mà không có trong quy định đã được công khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)