Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiêu thụ ô tô tại công ty cổ phần ô tô hyundai thái nguyên (Trang 46 - 51)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Để hoàn thành luận văn, số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp được thu thập và sử dụng.

* Số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

- Các báo cáo, số liệu thống kê của ngành ô tô về thị phần tiêu thụ ô tô của Việt Nam qua các năm.

- Các báo cáo, số liệu thống kê của Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai về tình hình tiêu thụ ô tô qua các năm 2015-2017.

- Số liệu, các thông tin kinh tế về sản xuất, tiêu thụ, giá cả của các loại xe ô tô các thị trường, đối tượng từng loại khách hàng.

- Những báo cáo, tài liệu về tiêu thụ ô tô và thị trường tiêu thụ ô tô Việt Nam từ các công ty kinh doanh ô tô, từ sách báo, tạp chí chuyên ngành và internet.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đối tượng điều tra

- Đối tượng điều tra của đề tài là khách hàng đã mua và đến cửa hàng mua xe Quy mô mẫu

Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích mô tả (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m, m là số lượng câu hỏi trong nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, số câu hỏi là 25 cầu *5 = 125 mẫu.

Để tăng độ tin cậy, tác giả lựa chọn 200 mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện để điều tra. Mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên từ khách hàng, những người đã mua và hiện đang trong giai đoạn có ý định mua sản phẩm ô tô của Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thái Nguyên.

Phương pháp chọn mẫu: đề tài lựa chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện trên cơ sở các cá thể có sẵn khi thu thập. Cụ thể, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên một số các khách hàng đến khám xe, bảo dưỡng xe và mua xe tại Công ty Cổ phần Hyundai Thái Nguyên trong thời gian 4/2018.

- Nội dung phiếu điều tra:

+ Các thông tin chung về đối tượng điều tra

+ Hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ô tô tại Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai: các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến hỗn hợp, tổ chức công tác bán hàng, tổ chức dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng.

- Thang đo của bảng hỏi

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Rất không tôt, 2- Không tốt, 3- Không ý kiến (Bình thường), 4- Tốt và 5- Rất tốt

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

5 4,21 - 5,0 Rất tốt

4 3,41 - 4.20 Tốt

3 2,61 - 3,40 Trung bình

2 1,81- 2,60 Kém

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được sắp xếp, phân loại các thông tin theo đối tượng nghiên cứu, trình tự thời gian, mùa vụ tiêu thụ ô tô…

- Sử dụng phần mềm SPSS để tính toán số liệu, các chỉ tiêu cần thiết, so sánh tăng giảm số tuyệt đối, tương đối để lập các bảng biểu tổng hợp phục vụ từng nội dung nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Để thực hiện phân tích số liệu thứ cấp và sơ cấp, các phương pháp phân tích sau được thực hiện:

- Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Trong khuôn khổ nổi dung nghiên cứu của luận văn, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả về thị trường, dự báo thị trường, các chính sách liên quan tới công tác marketing - mix, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, tổ chức các dịch vụ sau bán hàng. Ngoài ra, thống kê mô tả còn được sử dụng để mô tả những đánh giá của đối tượng nghiên cứu về các hoạt động nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm như tình hình tiêu thụ qua các năm, giá bán, cách chính sách về giá của các đối thủ, ….

- Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) trong một tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp.

Điểm mạnh

Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.

Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng doanh nghiệp. Đây là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà doanh nghiệp có là gì? doanh nghiệp sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào?

Điểm yếu

Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Điểm yếu chính là những việc doanh nghiệp làm chưa tốt. Nếu cảm thấy lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dò lại những lĩnh vực đã gợi ý trên kia như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ở khoản nào “vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém. Ngoài ra, doanh nghiệp tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Công việc nào mình làm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì mình đang né tránh? Lời nhận xét tiêu cực nào doanh nghiệp nhận được từ người tiêu dùng và thị trường v..v

Bạn chỉ cần nhớ một điều: điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong con người hoặc tổ chức mà chúng cản trợ bạn trên con đường đạt được mục tiêu của mình. Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, bạn sẽ trả lời được câu hỏi Đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.

Cơ hội

Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu.

Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công

Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:

- Sự phát triển, nở rộ của thị trường

- Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu - Xu hướng công nghệ thay đổi

- Xu hướng toàn cầu

- Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư - Mùa, thời tiết

- Chính sách, luật

Thách thức

Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến.

Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho bạn trên con đường đi đến thành công chính là nguy cơ. Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp doanh nghiệp tìm ra nguy cơ mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong tương lai.

Sau khi tìm ra nguy cơ, điều doanh nghiệp cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn. Doanh nghiệp đã có cách đối phó với những rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ này.

Sau đây là 4 chiến lược căn bản mà doanh nghiệp có thể tham khảo để đạt được mục tiêu của mình:

- Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.

- Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.

- Chiến lược ST (Strengths - Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.

- Chiến lược WT (Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiêu thụ ô tô tại công ty cổ phần ô tô hyundai thái nguyên (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)