Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Chênh lệch 2016 / 2015 2017 / 2016 ± % ± % 1.Tổng doanh thu 202,2 505,5 399,4 303,3 250 -106,1 79,01 2. Các khoản giảm trừ 0.2 0,5 0,6 0,3 250 0,1 120
3. Doanh thu thuần 202 507 399,4 305 251 -107,6 78,78
4. Giá vốn hàng bán 198 496 394,4 298 250,51 -101,6 79,52
5. Lợi nhuận gộp 4 9 5 5 225 -4 55,56
6.Chi phí bán hàng 1,8 3 2,2 1,2 166,67 -0,8 73,33
7. Chi phí quản lý DN 2,5 4 2,6 1,5 160 -1,4 65
9. Tổng lợi nhuận trước thuế -0,3 2 0,2 2,3 -666,67 -1,8 10
10. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0,4 0,04 0,4 40,0 -0,36 10
11. Tổng lợi nhuận sau thuế -0,3 1,6 0,16 1,9 -533,33 -1,44 10
Nguồn: Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thái Nguyên, 1/2018
Qua kết quả tính toán ở biểu trên cho thấy:
- Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên qua từng năm từ năm 2015 đến 2017, đặc biệt là có sự tăng đột biến của năm 2016.Tổng doanh thu 2016 của doanh nghiệp đạt 505,5 (tỷ đồng) tăng 303,3 (tỷ đồng) so với năm 2015, tương ứng với tỷ lệ tăng là 250%. Năm 2017, tổng doanh thu đạt 399,4 (tỷ đồng) giảm 106,1 (tỷ đồng) so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ 79,01%.
- Chỉ tiêu các khoản giảm trừ có sự biến động qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017. Năm 2016, các khoản giảm trừ tăng so với năm 2015 là 0,3 (tỷ đồng), với tỷ lệ tăng là 250 %, năm 2017 các khoản giảm trừ tăng so với năm 2016 là 120%, tương ứng với mức tăng là 0,1 (tỷ đồng)
- Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu, doanh thu thuần cũng có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2015 - 2017. Tuy nhiên năm 2016 là tăng mạnh nhất, năm 2016 doanh thu thuần tăng 305 (tỷ đồng) so với năm 2015, với tỷ lệ tăng tương ứng là 251,0%. Năm 2017 doanh thu thuần giảm so với năm 2016 là 107,6 (tỷ đồng), với tỷ lệ giảm tương ứng là 78,78%.
- Các chỉ tiêu giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều có xu hướng tăng so với năm 2015. Trong khi giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng mạnh vào năm 2016 lần lượt tương ứng với tỷ lệ tăng so với năm 2015 là 250,51% và 166,67% thì chi phí quản lý doanh nghiệp lại có chiều hướng tăng hơn với tỷ lệ của năm 2016/2015 là 160%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp mua thêm phụ tùng, cơ sở thiết bị để nâng cao về mặt chất lượng dịch vụ.
- Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2017 giảm một cách nhanh chóng so với năm trước. Cụ thể là năm 2016 tăng 1.7 (tỷ đồng) so với năm 2015, với tỷ lệ tăng tương ứng là 666,67%. Sang năm 2017, lợi nhuận trước thuế giảm mạnh nhất là 1,8 (tỷ đồng), tương ứng với tỷ lệ giảm là 10,0%.
Qua phân tích trên cho ta thấy doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp thì năm 2015 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bị lỗ 300 triệu đồng. Điều này cũng phù hợp với 1 doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh, các chi phí cố định, chi phí quản lý khác còn cao. Nhưng đến năm 2016 lợi nhuận sau thuế tăng vọt lên là 1,6 tỷ sau đó đến năm 2017 lợi nhuận sau thuế xuống còn 160 triệu đồng. Điều này đã được giải thích ở trên, do thị trường ô tô biến động lớn về giảm giá, nên nhiều công ty “án binh bất động”. Sự biến động của thị trường ô tô Việt Nam 2015-2017 cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa được ổn định với xu hướng và tình hình chung của ngành xe ô tô của Việt nam.