Kinh nghiệm từ các công ty trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiêu thụ ô tô tại công ty cổ phần ô tô hyundai thái nguyên (Trang 41 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Kinh nghiệm từ các công ty trong nước

1.2.3.1. Kinh nghiệm từ Công ty Toyota

Từ vị trí nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, năm 2010, Toyota đã vướng vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bằng thái độ chân thành, hành động đúng và thông điệp luôn được đưa ra kịp thời mà công ty này đã hồi sinh thành công. Với phương châm "Chỉ có một ông chủ duy nhất, đó là khách hàng. Khách hàng có thể sa thải bất kì ai trong công ty, kể cả chủ tịch, bằng cách tiêu tiền chỗ khác"

Một khi công ty tạo cho khách hàng cảm giác bị phản bội, mất niềm tin thì kết cục tệ nhất đó chính là công ty sẽ không còn tồn tại trên thị trường.

Cho dù hệ thống sản xuất có tinh vi, hiện đại đến cỡ nào thì chắc chắn cũng sẽ phát sinh lỗi. Khi lỗi xảy ra, phản ứng của người tiêu dùng như thế nào lại phụ thuộc vào phản ứng của công ty.

Bản chất người tiêu dùng thiên về cảm xúc nhiều hơn lý trí, nên quan trọng là cách hành xử của công ty khi phát hiện ra lỗi và đừng phạm phải những sai lầm cơ bản. Nếu không thì cho dù là công ty hàng đầu thế giới cũng không đủ khả năng gánh đỡ được đòn trừng phạt từ khách hàng và 3 bài học kinh nghiệm xương máu của Toyota được rút ra

1. Một tổ chức toàn cầu không thể chỉ có một đầu não.

Toyota đã thành lập nhiều chi nhánh trong những năm vừa qua trên cơ sở ủy quyền điều hành. Nhưng cuộc khủng hoảng đã cho thấy điều ngược lại. Công ty thì mở rộng hơn nhưng quyền điều hành chỉ tập trung ở Nagoya và Toyota City.

2. Bạn có thể có hàng triệu khách hàng nhưng sẽ không có ai đứng về phía bạn.

Ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng thu hồi xe, Toyoda đã nhận ra sự thật trần trụi đó. Dù đã có nhiều năm đóng góp với hàng triệu đô la cho cộng đồng, thuê nhiều công nhân địa phương, ủng hộ các đại biểu Quốc hội và không ngừng nỗ lực trên toàn thế giới, khi vướng vào sự cố an toàn xe thì Toyota cũng bị đối xử như bất kỳ một nhà sản xuất ôtô nước ngoài nào khác

3. Bạn phải củng cố tiếng tăm mọi lúc mọi nơi.

Quảng cáo, tung ra nhiều số liệu thống kê chất lượng, hay nhấn mạnh rằng bạn có nhiều khách hàng trung thành. Bằng chứng về một hãng ô tô thành công chỉ có hai loại mà thôi: một là làm sao để mọi người mua xe, hai là có làm được ra tiền hay không. Kể từ sau vụ thu hồi xe và khủng hoảng tài chính, Toyota phát hiện ra rằng công ty không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tự cải thiện.

Toyota tin rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của mình lúc này là lấy lại lòng tin của mọi người.

1.2.3.2. Kinh nghiệm từ Công ty Ô tô Honda Civic

Quá chú trọng vào lợi ích cổ đông khiến Honda không còn tiên phong trong công nghệ, các sản phẩm mất dần sức hút.

Năm 1997, Honda trở thành một trong những hãng đầu tiên giới thiệu xe chạy động cơ điện hoàn toàn, chiếc EV Plus, 30 năm sau, mọi chuyện thay đổi, Honda đánh mất tất cả.

Xe Honda liên tục bị triệu hồi, hơn 11 triệu chiếc tại Mỹ từ 2008 vì lỗi túi khí, 5 lần trong 2013-2014 với Fit và Vezel hybrid vì lỗi hộp số. Tesla và những hãng khác cũng chiếm mất mảnh đất xe điện mà Honda từng khai phá.

- Cổ đông quan trọng hơn công nghệ

Sau hai thập kỷ, các lãnh đạo ở Tokyo bị kiểm soát quá nhiều trong hoạt động nghiên cứu và phát triển mà theo họ là mang lại giá trị cho cổ đông. Nhưng sự kìm cặp thì giết chết sáng tạo. Hãng không sẵn sàng chào đón tài năng bên ngoài Nhật Bản. Honda cố gắng sản xuất, bán hàng, tìm kiếm lợi nhuận trong khuôn khổ như đối thủ Toyota. "Chính vì quá chú trọng vào đối thủ, đánh bại họ trên thị trường mà chúng tôi ngày càng giống Toyota. Honda đã quên đi giá trị cốt lõi tạo nên thương hiệu”

Doanh thu của Honda tăng mạnh từ năm 2000. Năm tài chính kết thúc vào 31/3/2017, tỷ suất lợi nhuận đạt 6%, con số này của Toyota là 7,2%. Về chất lượng, Honda rơi khá sâu, từ vị trí thứ 7 trên thị trường năm 2000 xuống thứ 20 năm 2017

- Honda Civic - từ người hùng đến kẻ thất bại

Với cổ đông, thành công có nghĩa là kiểm soát tốt chi phí. Honda giai đoạn 2003-2009 làm tốt điều này, phá vỡ truyền thống của Honda trước đó là dành 5% doanh thu cho hoạt động nghiên cứu công nghệ. Con số cụ thể ít hơn nhưng không được tiết lộ, năm 2009, Ito tiếp tục thắt chặt hơn nữa chi phí công nghệ.

Civic là nạn nhân rõ ràng nhất của chiến lược thắt chặt chi phí công nghệ. Civic năm 2007 thừa nhận. Chiếc sedan trước đó đang là một trong những sản phẩm thành công nhất của Honda với danh tiếng động cơ mạnh mẽ, độ tin cậy cao và phong cách lái nhiều cảm xúc.

Để tiết kiệm chi phí, bộ phận kinh doanh toàn cầu quản lý và phân nhánh công nghệ quyết định tạo dựng lại Civic sử dụng nhiều chất liệu và hệ thống giống phiên bản trước, bao gồm hệ thống giảm xóc trước, sau và phần đầu xe.

Bản thiết kế chi tiết đầu tiên được hoàn thành vào tháng 4/2008. Khi giá xăng, thép và nhiều thứ khác tăng, chi phí sản xuất cũng tăng theo, mỗi xe thêm khoảng 1.200-1.400 USD. Thiết kế lúc này phải điều chỉnh để tăng mức tiết kiệm nhiên liệu làm xe nhỏ hơn, rẻ hơn

- Cắt giảm tối đa

Honda chỉ chú ý tài chính mà quên sản phẩm. "Cắt, cắt và cắt. Càng rẻ càng tốt". Civic 2012 bán ra vào 2011 gặp phải sự chỉ trích gay gắt từ khách hàng vì chất lượng thấp, Civic bị loại ra khỏi danh sách khuyên dùng. Đây là một bài học nhớ đời cho Honda, sự sáng tạo không nên bị triệt tiêu bởi những lợi ích tiền bạc.

Mới đây Honda thiết kế lại Civic, thay thế cho mẫu xe cũ được tạo hình từ 2012. Ngay lập tức, Civic được chọn là xe của năm 2016 tại Bắc Mỹ do các nhà báo xe hơi bình chọn.

1.2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thái Nguyên

Từ kinh nghiệm của Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể rút ra bài học cho riêng mình và tìm một hướng đi phù hợp

-Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dang hóa các mẫu mã, tính năng của xe. Đây là một trong những lợi thế của các dòng xe của Hyundai so với các hãng khác.

-Xác định mức giá phù hợp với từng dòng xe cho từng đối tượng khác hàng mục tiêu

-Truyền thông trên các phương tiện thông tin phù hợp đến các khách hàng mục tiêu.

-Tổ chức lực lượng bán hàng chuyên nghiệp, tư vấn tốt, nhiệt tình.

- Xây dựng quy trình bán hàng nhanh gon, với phương thức thanh toán thuận tiện - Tổ chức tốt hoạt động chăm sóc khách hàng.

Hyundai đã triển khai đầu tư có chiều sâu vào các khâu như chất lượng, thiết kế và sản xuất với chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm dài hạn. Hiệu quả về những thay đổi về chất lượng này đã mang lại cho Hyundai những thành công và vị thế mới trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

Đây không phải là bài học cho riêng Hyundai mà của các doanh nghiệp trong thế kỷ 21, môi trường vĩ mô đang biến đổi từng ngày, trong đó nổi bật là những chuyển biến của công nghệ với những người làm Marketing nhạy bén là một yếu tố không thể thiếu, để khác biệt với đối thủ, để bắt kịp với sự thay đổi thì cần phải nhạy bén sáng tạo ứng dụng những công nghệ mới, không ngừng thay đổi, việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ cần một sự thay đổi để phù hợp với nó.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiêu thụ ô tô tại công ty cổ phần ô tô hyundai thái nguyên (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)