Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiêu thụ ô tô tại công ty cổ phần ô tô hyundai thái nguyên (Trang 93 - 100)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm

3.5.1. Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế quốc dân

a) Môi trường kinh tế

Như chúng ta đã biết, môi trường kinh tế có ảnh hưởng to lớn và nhiều mặt đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tiêu thụ sản phẩm nói riêng của

doanh nghiệp. Nói đến, môi trường kinh tế tức là nói đến thu nhập bình quân, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, chính sách tiền tệ, lãi suất ngân hàng, chính sách đầu tư, lạm phát, thất nghiệp…Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng, chủng loại cơ cấu nhu cầu thị trường.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng dần trong những năm qua, từ 5,03% năm 2012, 5,42% năm 2013, 6,53% năm 2015, 6,21% năm 2016, 6,81% năm 2017 và dự báo năm 2018 sẽ sẽ là 6,83% (Tổng Cục Thống kế ). Nền kinh tế càng phát triển thu nhập người dân càng cao. Họ có nhiều điều kiện để mua sắm sản phẩm có giá trị như ô tô. Trong những năm gần đây, việc mua sắm ô tô làm phương tiện đi lại không còn là vấn đề lớn đối với cán bộ công chức cũng như cán bộ của doanh nghiệp. Số lượng người mua ô tô tăng nhanh trong các năm qua. Có thể nói đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh ô tô ở Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thái Nguyên nói riêng trong việc tăng số lượng bán và mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty.

Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát ở Việt giảm đáng kể từ 4,75% năm 2016, xuống còn 3,53% năm 2017 và dự báo năm 2018 ở mức 3,5%. Điều này cho thấy nên kinh tế Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng tốt.

Các chính sách kinh tế vĩ mô có tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và thị trường tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Các chính sách như khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được cũng cho doanh nghiệp trong nước phát triển giữ vững thị trường. Trong những năm gần đây thị trường xuất nhập khẩu ô tô có nhiều biến động và ô tô thuộc một trong những hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất.

Cũng theo số liệu từ Tổng cục Hải quản, tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 2016 đạt đến 115.000 chiếc về lượng và hơn 2,32 tỷ USD. Trong khi đo, chỉ có khoảng 94.000 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước trong cả năm 2017, đạt giá trị kim ngạch hơn 2,15 tỷ USD. Như vậy, so với năm 2016, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 2017 đã giảm đến 16,8% về lượng và giảm 9,6% về giá trị.

Nhìn lại cả năm 2017 có thể thấy khá rõ những bất ổn. Đáng chú ý là vào giai đoạn đầu năm, sau khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước thuộc khối ASEAN giảm về 30%, kim ngạch nhập khẩu ô tô đã liên tiếp duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, đến giai đoạn nửa cuối năm, kim ngạch nhập khẩu đã rơi vào trạng thái trồi sụt ở các mức thấp xét cả về lượng lẫn giá trị.

Những bất ổn của kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 2017 cũng phản ảnh khá rõ diễn biến của thị trường. Sự sụt giảm của kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm vừa qua đã chỉ ra một nghịch lý. Thị trường ô tô nhập khẩu năm 2017 đã được hưởng lợi nhờ thuế nhập khẩu xe mang xuất xứ Đông Nam Á giảm 10% (xuống còn 30%) và thuế nhập khẩu xe từ các nước nằm trong sự điều chỉnh của quy tắc ứng xử Tối huệ quốc giảm 5%.

Với thuế giảm, lẽ ra kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc phải tăng nhưng như các con số thống kê nêu trên đã thể hiện rõ, sự sụt giảm lại diễn ra đáng kể.

Đồng hành với nghịch lý đó lại là một diễn biến hợp lý của thị trường. Đợt giảm thuế được thực hiện trong năm 2017 trên thực tế chỉ là một bước đi ngắn nằm trong lộ trình cắt giảm thuế quan theo các kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, bao gồm Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Theo hiệp định này, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước nội khối sẽ giảm về 0% kể từ ngày 1/1/2018. Chính lộ trình này đã tạo nên tâm lý chờ đợi mua xe giá thấp của người tiêu dùng. Sự chờ đợi đương nhiên kéo theo sự sụt giảm về sức mua trên thị trường và qua đó, kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh cũng là điều dễ hiểu.

Đến thời điểm này, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN đã chính thức giảm về 0%. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa cho thấy rõ những dấu hiệu khởi sắc.

Theo nhiều dự đoán, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc các tháng đầu năm nay sẽ chưa thể tăng mạnh dù "giờ G" của thuế đã điểm. Bởi lẽ, do sức mua suy giảm nghiêm trọng, các hãng xe đã đua nhau giảm giá trong năm 2017 nhằm mục tiêu kích cầu.

Bên cạnh đó, giá bán lẻ của nhiều loại xe lắp ráp trong nước cũng đã giảm từ tháng 11 nhờ hưởng mức thuế suất 0% của nhiều loại linh kiện nhập khẩu.

Một lý do nữa là theo Nghị định 116 của Chính phủ, các loại xe nhập khẩu cũng sẽ phải đối mặt với những trở ngại mới. Đáng chú ý là quy định bắt buộc kiểm định trên từng lô xe nhập khẩu. Quy định này, theo đánh giá của các doanh nghiệp ôtô, sẽ khiến chi phí tăng lên trong khi thời gian cũng bị kéo dài. Từ đó, ôtô nhập khẩu sẽ vấp phải không ít những khó khăn, bao gồm cả việc "đội giá" do quy định mới.

Sự thay đổi về chính sách này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ ô tô nói chung và của Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thái Nguyên nói riêng, như đã phân tích ở trên.

b) Môi trường chính trị, luật pháp

Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự thay đổi môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho doanh nghiệp này nhưng bất lợi cho doanh nghiệp khác và ngược lại.

Là một đất nước có nền chính trị ổn định bậc nhất châu Á và xếp thứ hạng cao trên thế giới, Việt Nam đã tạo được tâm lí yên tâm cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư tại Việt Nam. Quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác trên thế giới cũng diễn ra thuận lợi, luôn duy trì hòa bình hữu nghị đặc biệt với các nước bạn thuộc khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á nói chung. Các chính sách thuế mà Nhà nước và pháp luật Việt Nam đề ra đều ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty kinh doanh ô tô đó là: doanh nghiệp ô tô nhận được sự bảo hộ ở mức cao của Nhà nước thông qua các chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng hàng rào thuế quan đối với xe nhập khẩu và chính sách cấm nhập khẩu với ô tô dưới 15 chỗ ngồi.

Nhưng những sự thay đổi chính sách của pháp luật Nhà nước gây không ít ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp kinh doanh ô tô như: các quy định về nhập khẩu xe ô tô và quy định về thuế nhập khẩu ô tô cũng ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh tiêu thụ ô tô của doanh nghiệp, đồng thời thị trường ô tô đã bị tác động mạnh mẽ bởi việc điều chỉnh chính sách thuế quá nhanh như việc tăng thuế nhập khẩu hạn chế nhập siêu; cơ quan thuế cũng chưa thống nhất được lộ trình để chuẩn bị cho sự thâm nhập ồ ạt của ô tô nhập khẩu…

Hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ liên quan tới việc nhập khẩu cũng như lắp ráp ô tô tại Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý và một “sân chơi bình đẳng” cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô ở trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này an tâm, khuyến khích họ tập trung các nguồn lực vào phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thu ô tô

c) Khách hàng

“Khách hàng là thượng đế”. Họ là người quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Khách hàng và sức ép từ khách hàng có tác động mạnh đến kinh doanh của Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thái Nguyên.

Do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ khác có mặt trên thị trường Thái Nguyên, khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, sức ép của khách hàng đối với Công ty Cổ Phần Ô tô Hyundai Thái Nguyên càng lớn. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ ô tô, Công ty cần có chính sách marketing cũng như các hoạt động xúc tiến bán hàng hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ sau bán hàng như bảo hành, sửa chữa và sự sẵn có của phụ tùng thay thế chính hãng cũng là một trong những tiêu chí để khách hàng lựa chọn quyết định mua hay không xe cũng nhãn hiệu này và mua của đại lý này hay đại lý khác.

Khách hàng chủ yếu của Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thái Nguyên chủ yếu là khách hàng cá nhân sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn. Vì vậy, việc thỏa mãn khách hàng để những khách hàng này tiếp tục mua ô tô của Hyundai cũng như giới thiệu tới những khách hàng khác là điều mà công ty quan tâm trong chính sách marketing của Công ty.

Ngoài ra, một số hãng taxi như Taxi Bình An là khách hàng chính của Công ty.

d) Đối thủ cạnh tranh

Thị trường kinh doanh ô tô tại Việt Nam hiện nay hiện nay nói chung có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các hãng xe cũng như các nhà phân phối liên tục cải tiến về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, các tính năng của sản phẩm, cũng như các chính sách giá, hình thức thanh toán, các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng, dịch vụ sau bán hàng,… nhằm đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn của khách

hàng, giữ vững vị thế của mình trên thương trường đầy sự cạnh tranh khốc liệt. Các hãng hiện đang có mặt ở Việt Nam đều là những thương hiệu nổi tiếng về chất lượng với độ bền cao, xe vận hành êm ái, đầm xe, có độ an toàn cao và mức giá vừa phải có thể đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, thiết kế mẫu mã đẹp lại không phải thế mạnh của những hãng này trong khi Hyundai lại rất được ưa chuộng bởi thiết kế hiện đại, mạnh mẽ, tinh tế. Hơn nữa, Hyundai cũng ngày càng chú trọng trong việc nâng cao độ bền của sản phẩm. Vì vậy, dự đoán hãng xe này tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Đối thủ cạnh tranh cũng là một mối quan tâm của Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thái Nguyên khi xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. Đối thủ cạnh tranh của công ty là 9 Công ty Cổ phần ô tô đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và khu vực lân cận như: Toyota, Mazda, Honda,… và mới đây nhất là Ford vừa mới khai trương tháng 4/2018 .

Sự ra đời của nhiều đối thủ cạnh tranh có sự vượt trội về chất lượng, kiểu dáng, chính sách tiêu thụ các mặt hàng cạnh tranh sẽ làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị ảnh hưởng thậm chí bị mất hẳn nếu không có chính sách đối phó kịp thời. Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, do vậy là công việc cần được quan tâm thích đáng và thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cả 8 đối thủ cạnh tranh có mặt trên thị trường Thái Nguyên đều là những đối thủ mạnh, mà Công ty xem xét và so sánh để biết vị trí hiện tại của mình đang ở đâu. Đặc biệt, Toyota là một hãng lớn, có tên tuổi, có thương hiệu. Giá cả và chất lượng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn. Cũng như Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai, Công ty Cổ phần Ô tô Toyota Thái Nguyên chiếm một thị phần tương đương nhau, khoảng 30% thị trường Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu thị trường, một trong những nội dung nghiên cứu của Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thái Nguyên là về thị phần, giá cả, sản phẩm, chất lượng hàng hóa dịch vụ cung ứng, uy tín, tiềm lực… của các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở phân tích những yếu tố này để phát hiện ra những lợi thế so sánh của

Công ty so với đối thủ, thấy được điểm mạnh yếu của cả hai bên từ đó tìm ra các giải pháp và đối sách phù hợp cho hoạt động của mình.

e) Môi trường văn hóa, xã hội:

Hiện nay, dân số Việt Nam thuộc hàng đông trong khu vực châu Á, hơn 95 triệu dân (2017) với khoảng 80 triệu người dưới 65 tuổi (theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Điều này có tác động làm cho người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm mới có xu hướng phát triển như công nghệ ô tô hiện nay. Bên cạnh đó, 10 năm trở lại đây nhiều xu hướng và văn hóa Hàn Quốc đã du nhập và ảnh hưởng rất nhiều tới nền văn hóa Việt đặc biệt là về lối sống, thẩm mĩ và thị hiếu của người dân Việt Nam. Đã có rất nhiều các sản phẩm từ hàng tiêu dùng, may mặc đến mỹ phẩm Hàn Quốc cực kì được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam và đến các mặt hàng thiết bị công nghệ cao như điện thoại di động hay ô tô cũng không ngoại lệ bởi thiết kế hiện đại, trẻ trung, tinh tế, mẫu mã đa dạng với nhiều mức giá từ thấp cho đến đắt tiền đáp ứng mọi nhu cầu và phù hợp với từng mức thu nhập của người dân Việt Nam. Vì vậy, điều này cho thấy Hyundai Thành Công nói chung và Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thái Nguyên nói riêng sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong tương lai.

f) Môi trường kỹ thuật, công nghệ

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các công nghệ mới, nguyên liệu mới, sản phẩm ngày càng phong phú mẫu mã mới, công dụng mới... đã tạo điều kiện cho các hãng ô tô không ngừng cung cấp ra thị trường hàng năm sản phẩm ô tô mới với mẫu mã đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn. Điều này đã tác động đến chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn lại. Nói cách khác, kỹ thuật và công nghệ là 2 yếu tố có sự thay đổi nhanh và ảnh hưởng lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm sự ra tăng trong nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất đã tạo ra nhiều sản phẩm ngày một đa dạng hơn và chất lượng hơn điều này đã ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp về chất lượng hàng hóa và giá bán sản phẩm. Do đó, Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thái Nguyên cần quan tâm phân tích kỹ lưỡng những tác động của môi trường công nghệ và kỹ thuật và có những quyết sách phù hợp góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiêu thụ ô tô tại công ty cổ phần ô tô hyundai thái nguyên (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)