2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), mổ khám lợn ở 7 tỉnh miền Bắc và miền Trung cho kết quả như sau: tỷ lệ lợn nhiễm giun đũa từ 13,2- 43,55% với cường độ nhiễm trung bình từ 3,0-21,5 giun/lợn. Lợn nuôi thả rông có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn nuôi nhốt. Lợn thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin thường dễ bị nhiễm giun đũa hơn.
Lương Văn Huấn (1995), đã thử nghiệm điều trị lợn bị nhiễm giun dạ dày bằng 4 loại thuốc tetramisol, thelmisol, tetravermex và dipterex. Tác giả cho biết, những loại thuốc này không có hiệu lực tẩy giun G. hispidum (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996).
dần theo tuổi, do lợn con có sức đề kháng tốt đối với giun kết hạt. Lợn dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 46,9%; lợn từ 3-7 tháng tuổi nhiễm 72,4%; lợn trên 8 tháng tuổi nhiễm 73,3%.
Theo kết quả điều tra của Lương Văn Huấn (1994), ở các lò mổ sát sinh tại Sài Gòn và Đà Lạt cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun dạ dày Gnathostoma khá phổ biến từ 30-40%. Trong một ca lợn nhiễm nặng đã tìm thấy 42 giun trưởng thành bám vào niêm mạc dạ dày và khoảng 100 ấu trùng nằm trong lớp cơ của thành dạ dày(dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006).
Đoàn Thị Phương và cs. (2010), nghiên cứu sự biến động nhiễm giun lươn ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên kết quả như sau: tỷ lệ nhiễm chung giun lươn của lợn là 51,63%. Ở vụ Đông-Xuân lợn nhiễm 45,44%; ở vụ Hè-Thu lợn nhiễm 56,51%. Lợn nuôi ở điều kiện vệ sinh tốt nhiễm 32,96%; lợn nuôi ở điều kiện vệ sinh trung bình nhiễm 46,76%; lợn nuôi ở điều kiện vệ sinh kém nhiễm 65,74%.
Nguyễn Thị Kim Lan (2011), khi nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tuổi lợn ở Thái Nguyên đã kết luận rằng: trong 2.016 lợn được kiểm tra, không có lợn nào dưới 1 tháng tuổi nhiễm T. suis. Lợn 1-2 tháng tuổi nhiễm 26,99%; lợn 2-4 tháng tuổi nhiễm 46,35%; lợn 4-6 tháng tuổi nhiễm 35,65%; lợn trên 6 tháng tuổi nhiễm 23,47%. Cường độ nhiễm nặng ở lợn từ 1-2 tháng tuổi là 6%; lợn từ 2-4 tháng tuổi là 17%; lợn từ 4-6 tháng tuổi là 9%; không có lợn nào trên 6 tháng tuổi bị nhiễm nặng.
Giun đũa gây thiệt hại nặng ở lợn con, làm cho lợn con gầy yếu, chậm lớn, sản phẩm thịt giảm tới 30%. Lợn từ 2-6 tháng tuổi thường bị nhiễm giun đũa nhiều nhất (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011).
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Theo tác giả Johanes (1996) sự lây nhiễm giun tròn từ lợn mẹ sang lợn con có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị cho lợn mẹ trước khi đẻ. Thường dùng các loại thuốc như: levamisole và ivermectin tiêm cho lợn mẹ trước khi đẻ 1-2 tuần có thể kiểm soát được sự lây nhiễm cho lợn con sau khi sinh.
Ở Nhật Bản, tác giả Ishwata et al. (1997) đã nghiên cứu về giun G. doloresi gây bệnh trên lợn. Tác giả cho rằng ếch, rắn và động vật có vú loại nhỏ đóng vai trò quan trọng trong vòng đời của G. doloresi.
Theo Bowman (1999) thì biện pháp tẩy giun trước khi chúng trưởng thành có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Thuốc phenothiazin là một trong những thuốc có tác
dụng ức chế giun trưởng thành đẻ trứng và tẩy được cả giun non, theo lời khuyên của tác giả là nên dùng mang tính chất phòng bệnh.
Bonner et al. (2000) cho biết, những ấu trùng giun tóc nằm sâu trong niêm mạc ruột khoảng 2 tuần, sau đó nhô ra khỏi niêm mạc ở tuần thứ 3 và phát triển thành giun trưởng thành bám vào niêm mạc ruột già.
Kết quả mổ khám lợn con sau đẻ 19 tuần tuổi được nuôi thả trên bãi đất đã bị ô nhiễm trứng giun kết hạt và giun tóc, tác giả cho biết, cường độ nhiễm giun kết hạt trung bình 422 giun/lợn và giun tóc là 21 giun/lợn (Mejer and Roepstorff, 2001).
Nghiên cứu ở Mexico cho thấy, khả năng sống của trứng giun đũa trong hỗ ủ phân lợn từ ngày ủ thứ nhất đến ngày ủ thứ 56, các tác giả đã kết luận rằng: trứng giun đũa không bị phá hủy trong hỗ ủ nhưng sức sống bị giảm, trứng không phát triển được (Caballero-Hernandez et al., 2004).
Nghiên cứu về nội ký sinh trùng lợn tại một trang trại nuôi lợn rừng ở Estonia tác giả cho biết, tỷ lệ nhiễm giun kết hạt Oesophagostomum spp là 64% (Jarvis and Magi, 2007).
Rose and Small (2009) kết luận, ở nhiệt độ 40C trứng của giun kết hạt không nở thành ấu trùng, từ 10-250C trứng nở thành ấu trùng và phát triển đến giai đoạn gây nhiễm. Tỷ lệ trứng giun kết hạt nở tăng theo nhiệt độ của môi trường. Ở điều kiện ngoài tự nhiên, ấu trùng có sức gây nhiễm của giun kết hạt có thể sống được một năm. Ở điều kiện trong phòng thí nghiệm, nhiệt độ từ 4- 270C, ấu trùng sống được tương đối lâu.
2.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Đặc điểm địa lý, khí hậu, khu hệ động thực vật, phân bố dân cư, phong tục tập quán của con người cũng như tập quán chăn nuôi gia súc ở một số vùng có quan hệ chặt chẽ với sự tồn tại, phát triển của dịch bệnh nói chung và bệnh ký sinh trùng nói riêng (Trịnh Văn Thịnh, 1967a). Vì vậy, hiểu rõ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu là điều cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài.
2.3.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý: ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên thuộc vùng núi Đông Bắc được giới hạn ở phía Tây là dãy núi Phia Biooc, phía Tây Nam là dãy Tam Đảo và phía Đông Nam là dãy Đông Triều. Đây là vùng đồi núi cao nguyên thấp, có địa hình phức tạp được hình thành bởi các dãy núi vòng cung, trong đó
có vòng cung sông Gâm và vòng cung Ngân Sơn. Xen kẽ giữa các vòng cung là đồi đất và những thung lũng đồng ruộng. Độ cao của vùng này không quá 500m, chỉ có một số đỉnh của dãy núi đá vôi có độ cao lên tới 1000m (Phạm Ngọc Toàn và Phạm Tất Đắc, 1978).
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Cao Bằng Hình 3.2. Bản đồ tỉnh Bắc Kạn
Nguồn: Khuyết danh (2014) Nguồn Khuyết danh (2014)
Hình 3.3. Bản đồ tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Khuyết danh (2014)
* Đất đai: diện tích của 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên là 15139,7km2, chiếm 38,94% tổng diện tích của 7 tỉnh vùng Đông Bắc bộ (Tổng cục Thống kê, 2011). Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 5660,75km2, đây là diện tích đất màu đồi bãi, những cánh đồng nhỏ ven sông, ven suối thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp lâu năm, số còn lại là đất tự nhiên.
* Hệ thống sông ngòi: Vùng núi Đông Bắc có đặc điểm địa lý phức tạp, đồi núi chiếm 90% diện tích. Hệ thống sông, suối khá nhiều, nhưng phân bố không đồng đều, các sông lớn ít, chủ yếu là suối và ngòi. Hệ thống sông ngòi đều chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam và Bắc Nam. Hệ thống các hồ đập chứa lưu lượng nước lớn, khoảng trêm 300 triệu m3
nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân. Hệ thống sông, hồ là nguồn lợi lớn cho việc nuôi trồng và khai thác nguồn thủy sản của nhân dân (Vũ Tự Lập, 1999), tuy nhiên cũng là nơi truyền bệnh từ nơi này sang nơi khác. Những bãi bồi bên sông là nơi thuận lợi trong việc trồng trọt và chăn nuôi gia súc đồng thời cũng là yếu tố truyền bệnh giữa các vùng, đặc biệt là bệnh giun tròn đường tiêu hóa.
* Khí hậu: Vùng Đông Bắc do đặc điểm chung của miền là đồi núi thấp hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vì vậy, hướng gió chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện địa hình, về mùa Hè thường có gió Đông Nam và Nam. Mùa Đông chịu ảnh hưởng của đới gió Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23o
C. Mùa Đông nhiệt độ trung bình tương đối thấp: từ 16-18oC, mùa hè nhiệt độ trung bình là 25-28oC. Lượng mưa trung bình từ 1400-1600 mm/năm, tháng mưa cực đại 250-300mm. Ẩm độ trung bình 81-85%, có tháng trời nồm ẩn độ trung bình đạt đỉnh điểm 95-97% (Phạm Ngọc Toàn và Phạm Tất Đắc, 1978).
* Khu hệ động vật: Các loài động nuôi chủ yếu là trâu, bò, dê, lợn, chó và gia cầm. Các loài vật nuôi phổ biến dùng để cày kéo là trâu, bò, ngựa, còn các loài khác chủ yếu dùng để cung cấp thực phẩm cho đời sống hàng ngày của nhân dân. Động vật hoang dã chủ yếu gồm một số loài đặc trưng như Hươu, Nai, Hổ, Báo, Linh Dương, Lợn rừng, Khỉ, Cày, Sóc, các loài chim… đặc biệt có một số loài động vật bậc thấp là vật môi giới và vật chủ trung gian của một số loài giun sán ký sinh ở gia súc, gia cầm và người (Trịnh Văn Thịnh, 1967a; Vũ Tự Lập, 1999).
* Khu hệ thực vật: Hệ thực vật rất đa dạng, phong phú về chủng loại, không những điển hình cho hệ thực vật của các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên mà còn phản ánh nét đặc trưng của vùng núi Đông Bắc. Hệ thực vật hoang dại chủ yếu là các cây thân gỗ, thân bụi, thân leo mọc ở trên các dãy núi đá vôi và những đồi đất thấp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên. Thực vật trồng chủ yếu là cây ăn quả, cây bóng mát, cây thảo dược và các loại cây rau xanh… (Trịnh Văn Thịnh, 1967a; Vũ Tự Lập, 1999).
2.3.2. Đặc điểm xã hội
* Dân số: Đây là vùng có mật độ dân cư thưa thớt, theo số liệu thống năm 2011 dân số của cả 3 tỉnh là 1963900 người, mật độ dân số trung bình là 195,73 người/km2
. Trong đó Thái Nguyên có mật độ đông nhất 325 người/km2, tiếp đến là Cao Bằng 77 người/km2
và sau cùng là Bắc Kạn 61 người/km2. Phần đa dân số sống tập trung ở vùng thị xã, thành phố, các làng bản ở thung lũng núi dọc theo những cánh đồng ven sông, suối, số còn lại sống rải rác ở lưng chừng và các đỉnh núi cao chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người (Tổng cục Thống kê, 2011).
* Văn hóa xã hội: Tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên phần đa là người dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ…do vậy, mặt bằng dân trí còn thấp, phong tục tập quán cổ hủ từ đó làm hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế xã hội.
* Tình hình chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu là mang tính chất tự cung tự cấp và theo phương thức quảng canh, tận dụng, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu để cung cấp thực phẩm hàng ngày cho nhu cầu đời sống của nhân dân địa phương. Trong mấy năm gần đây nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhân dân nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển như: nâng cao chất lượng con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và mở rộng quy mô chăn nuôi. Do vậy, tại vùng núi Đông Bắc tồn tại song song hai phương thức chăn nuôi:
- Phương thức chăn nuôi tận dụng: Đây là phương thức chăn nuôi phổ biến ở vùng này, các hộ nông dân nuôi từ 1-5 con, chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, thời gian nuôi dài, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thấp.
- Phương thức chăn nuôi theo hệ thống trang trại: Là phương thức chăn nuôi tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, sử dụng thức ăn công nghiệp, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cao. Nhưng phương thức chăn nuôi này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do thiếu cơ sở vật chất và nguồn vốn đầu tư. Ngoài chăn nuôi lợn ra nhân dân vùng này còn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm khác như trâu, bò, dê, gà, vịt đang từng bước phát triển.
* Thú y: Công tác thú y còn yếu kém, các hộ nông dân vẫn chưa quan tâm đến công tác vệ sinh chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh và tẩy trừ giun sán. Hầu hết các hộ nông dân chăn nuôi lợn, chưa quan tâm đến việc xử lý chất thải trong chăn nuôi, vẫn sự dụng phân tươi bón cho cây trồng và thải trực tiếp chất thải từ chuồng lợn ra ngoài môi trường.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Địa điểm triển khai đề tài:
Đề tài được thực hiện tại các hộ nông dân chăn nuôi lợn ở 27 xã của 9 huyện thuộc 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Trong đó Cao Bằng gồm 3 huyện: Hòa An, Trà Lĩnh và Quảng Uyên; Bắc Kạn gồm: Ngân Sơn, Ba Bể và Chợ Mới; Thái Nguyên gồm: Đồng Hỷ, Phú Lương và Võ Nhai.
- Địa điểm xét nghiệm, phân tích và xử lý mẫu:
+ Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Bộ môn Bệnh động vật, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
+ Bộ môn Bệnh lý Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
+ Phòng Ký sinh trùng học, Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật. + Phòng kính hiển vi điện tử, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu đề tàitừ năm 2010 đến 2014.
3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn nuôi tại các hộ nông dân của 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên.
3.3.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
- Mẫu giun tròn đường tiêu hóa lợn, mẫu phân tươi mới thải, trứng giun dạ dày lợn, các phần dạ dày lợn có giun ký sinh để làm tiêu bản tổ chức học xác định bệnh tích vi thể.
- Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc. Master, máy ly tâm điện, máy cắt cúp tổ chức Microtom, tủ sấy…
- Thuốc tẩy giun tròn: ivermectin 0,25%, levamisole 7,5% và mebendazole 10%.
- Dung dịch Barbagalo, cồn Ethanol 70%, 96%, dung dịch Xylen, formol 10%, parafin, nước muối sinh lý, glyxerin, thuốc nhuộm Hematoxilin - Eosin.
- NaCl (muối natri clorua), CH3COOH (Acid axetic), Ca(OH)2 (hydroxit canxi), NaOH (hydroxit natri).
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Thành phần loài, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh miền núi phía Bắc của lợn tại ba tỉnh miền núi phía Bắc
3.4.1.1. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh nghiên cứu
Thông qua các mẫu giun thu thập qua mổ khám lợn, xác định được thành phần loài giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh nghiên cứu Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên.
3.4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh nghiên cứu
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua mổ khám.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm từng loài giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua mổ khám.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm từng loài giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua xét nghiệm phân.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm từng loài giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua xét nghiệm phân.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo tuổi.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo vùng địa hình. - Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo mùa vụ.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo phương thức nuôi. - Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo tình trạng vệ sinh.
3.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của giun dạ dày lợn
- Sự phát triển của trứng giun dạ dày trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm.
- Hình thái, kích thước và sự phát triển của ấu trùng giun dạ dày trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm.
- Sức đề kháng của trứng giun dạ dày trong môi trường một số loại hóa chất