Sự phát triển của trứng Gnathostoma doloresi trong môi trường nước cất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 93 - 95)

cất tại phòng thí nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành nuôi thực nghiệm 4 đợt trứng G. doloresi trong môi trường nước cất ở bốn mùa khác nhau (bảng 4.11).

Bảng 4.11. Thời gian phát triển của trứng giun dạ dày G. doloresi trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm

Đợt thí nghiệm Môi trường Nhiệt độ (Co ) pH Số trứng nuôi Số trứng nở Tỷ lệ nở (%) Thời gian nở (ngày) Min Max I (mùa Xuân) Nước cất 15,10 22,05 7,0 100 90 90,00 12 - 15 II (mùa Hè) 25,45 32,85 100 95 95,00 9 - 10 III (mùa Thu) 22,35 27,90 100 93 93,00 10 - 11 IV(mùa Đông) 13,95 18,10 100 88 88,00 13 - 15

Trứng G. doloresi nuôi trong môi trường nước cất, pH=7, nhiệt độ từ 13,95 đến 32,850C, tỷ lệ nở dao động từ 88,00 đến 95,00%.

- Mùa Xuân, nhiệt độ 15,10-22,050C, thời gian trứng giun G. doloresi bắt đầu nở từ ngày thứ 12-15 sau khi nuôi, tỷ lệ nở là 90%.

- Mùa Hè, nhiệt độ 25,45-32,850C, thời gian trứng nở ngày thứ 9-10 sau khi nuôi, tỷ lệ nở là 95%.

- Mùa Thu, nhiệt độ 22,35-27,900C, thời gian trứng nở từ ngày 10-11 sau khi nuôi, tỷ lệ nở 93,00%.

- Mùa Đông, nhiệt độ 13,95-18,100C, thời gian trứng nở từ ngày 13-15 sau khi nuôi, tỷ lệ nở 88,00%.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, trong môi trường nước cất và độ pH như nhau, nhưng ở mức nhiệt độ khác nhau, thời gian và tỷ lệ trứng G. doloresi nở khác nhau. Theo chúng tôi, sự phát triển của trứng và ấu trùng của giun phụ

thuộc vào yếu tố nhiệt độ của môi trường. Nhiệt độ của môi trường cao thì thời gian nở của trứng và ấu trùng giun G. doloresi phát triển nhanh hơn so với nhiệt độ môi trường thấp. Như vậy, vào mùa Hè và mùa Thu sự phát triển của trứng G. doloresi ở môi trường nước cất là nhanh hơn mùa Xuân và mùa Đông, khả năng giun hoàn thành vòng đời của giun cũng nhanh hơn.

Các tác giả Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Phan Địch Lân và cs. (2005) cho biết, trứng Gnathostoma sp. theo phân ra ngoài môi trường gặp nước ngọt sau 9 - 10 ngày sẽ nở thành ấu trùng giai đoạn một.

Ở nhiệt độ phòng từ 26-28oC, trứng G. doloresi phát triển thành ấu trùng L1 mất 7-8 ngày và phần lớn là nở vào ngày thứ 10 (Lin and chen, 1988).

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) thì trứng Gnathostoma sp, sau khi được bài xuất theo phân ra ngoài môi trường, tùy theo điều kiện nhiệt độ mà khoảng 10-15 ngày sẽ nở thành ấu trùng. Như vậy, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả nêu trên.

Hình 4.11. Trứng G. doloresi ngày đầu tiênnuôi trong môi trường nước cất, pH = 7,0 (x100) pH = 7,0 (x100)

Hình 4.12. Trứng G. doloresi sau 2 ngàynuôi trong môi trường nước cất, pH = 7,0 (x100) pH = 7,0 (x100)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)