Phần 5 Kết luận và đề nghị
2.4 Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của giun lươn S.ransomi
Nguồn: Schwartz et Alicata (1930) 1. Phần đầu giun đực; 2. Cơ thể giun cái; 3. Đuôi giun cái.
- Vòng đời
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) thì giun lươn cái đẻ trứng ở ruột non, trứng theo phân ra ngồi đã có ấu trùng ở bên trong và được phát triển theo hai hướng:
+ Trực tiếp: vào mùa hè ở nhiệt độ 20-300C sau 5-6 giờ trứng nở ra ấu trùng. Sau 2-3 ngày ở nhiệt độ 25-300C, ấu trùng phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm.
+ Gián tiếp: ấu trùng phát triển ở ngoại cảnh thành giun đực và giun cái. Sau giao phối, giun cái đẻ ra trứng có ấu trùng, ấu trùng có sức gây nhiễm ở hướng phát triển trực tiếp hay gián tiếp hoàn toàn giống nhau, ấu trùng có chiều dài 0,6-0,7mm, thực quản hình ống dài, khơng có chỗ phình to. Ấu trùng này vào cơ thể ký chủ theo hai đường:
Chui qua da vào tổ chức liên kết vào đến cơ, theo máu về phổi, ấu trùng chui qua mạch máu vào chi nhánh khí quản, theo đờm lên hầu rồi được nuốt xuống ruột non, sau 6-8 ngày thì phát triển thành giun lươn trưởng thành.
Qua đường tiêu hoá, ấu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống vào đường tiêu hố thì chui qua niêm mạc dạ dày vào mạch máu, đi đến phổi theo niêm dịch lên hầu rồi được nuốt xuống đường tiêu hóa và phát triển thành giun trưởng thành. Tuổi thọ của giun lươn ở gia súc non khoảng 5-9 tháng.
Sơ đồ 2.4. Vòng đời giun lươn Strongyloides sp
Nguồn: Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) Giun lươn ký sinh ♀ Trứng Ấu trùng (giai đoạn 1) Ấu trùng gây nhiễm (giai đoạn 3) Giun lươn ký sinh ♀ Trứng Ấu trùng gây nhiễm (giai đoạn 3) Ấu trùng (Giai đoạn 1) Trứng ♀ x ♂ Ấu trùng giun lươn
Nghiên cứu gây nhiễm thực nghiệm ấu trùng giun lươn S. ransomi có sức
gây bệnh qua đường tiêu hóa và qua da của lợn ở tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2010), đã xác định được thời gian hồn thành vịng đời của
S.ransomi ở lợn là 7-8 ngày và 10-11 ngày. Tác giả nhận xét rằng, thời gian giun
lươn hồn thành vịng đời trong cơ thể lợn ngắn chỉ 7-11 ngày, khi nhiễm qua da thời gian này chậm hơn nhiễm qua đường tiêu hóa. Số trứng giun lươn thải ra tỷ lệ thuận với số ấu trùng đã gây nhiễm cho lợn. Tuy nhiên, lợn gây nhiễm thải trứng giun lươn liên tục, số lượng biến động theo thời gian không nhiều.
- Dịch tễ học
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011), lợn con đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh dễ bị bệnh và bệnh phát triển nhanh hơn, nặng hơn so với lợn trưởng thành. Lợn trưởng thành biểu hiện lâm sàng ít hơn. Song chúng là nguồn mang trùng và là nguồn bệnh nguy hiểm nhất cho lợn con.
Đoàn Thị Phương và cs. (2010) đã nghiên cứu sự biến động nhiễm giun lươn S. ransomi theo tuổi lợn ở tỉnh Thái Nguyên kết quả như sau: lợn dưới 1
tháng tuổi nhiễm 58,09%; lợn từ 1-2 tháng tuổi nhiễm 56,64%; lợn từ 2-4 tháng tuổi nhiễm 46,97%; Lợn từ 4-6 tháng tuổi nhiễm 35,21%; lợn trên 6 tháng tuổi nhiễm 20,22%.
- Tác hại
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết, q trình sinh bệnh, ngồi tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của lợn, giun lươn còn gây tác hại nặng cho lợn thông qua các tác động cơ giới, tác động độc tố và tác động mang trùng. Ấu trùng giun lươn chui vào mạch máu của phổi, đến các phế nang, làm tổn thương tổ chức các cơ quan, gây viêm phổi. Giun trưởng thành sống trong niêm mạc ruột non gây viêm ruột, rối loạn tiêu hóa. Trong q trình sống ký sinh, giun lươn cịn tiết ra độc tố làm lợn bị trúng độc, gầy còm, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa. Ấu trùng giun lươn chui vào niêm mạc ruột gây tổn thương, phá vỡ tuyến phòng vệ. Khi ấu trùng xuyên qua da để lại các vết ban đỏ trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn từ mơi trường ngồi xâm nhập vào cơ thể, gây nên các bệnh ghép khác với bệnh giun lươn.
Theo Johanes (1996) thì lợn bị nhiễm giun lươn thường bị viêm ruột, ỉa chảy có lẫn máu, có thể bị chết do mất nước. Khi mổ khám lợn thấy xác chết gầy còm,
nhợt nhạt, xoang bao tim và xoang ngực tích nước màu vàng. Gan màu vàng nhạt, có nhiều điểm trắng trên bề mặt gan, ruột non viêm cata và xuất huyết.
- Chẩn đoán
Các tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết, do kích thước của giun rất nhỏ nên phải có kỹ thuật mổ khám và thu thập giun tốt mới thấy được giun lươn. Vì vậy, phương pháp chẩn đoán chủ yếu là xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng giun lươn đối với phân lợn mới thải và phân ly ấu trùng bằng phương pháp Baerman đối với phân thải sau 5 - 6 giờ. - Phòng trừ
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) thì biện pháp phịng bệnh giun lươn cho lợn hiệu quả nhất là thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như: giữ cho chuồng trại ln khơ ráo, thơng thống có thể hạn chế sự tồn tại của ấu trùng giun lươn. Định kỳ sử dụng thuốc diệt trùng như cresyl 5%; dung dịch NaOH 3% để diệt ấu trùng giun. Ở các cơ sở chăn ni có mầm bệnh, có thể sử dụng một trong các dược liệu đặc hiệu để tẩy dự phòng cho lợn nái trước khi đẻ và cho lợn con từ 7-10 ngày tuổi. Cần phải khử trùng trước khi cho lợn nái vào chuồng đẻ. Thực hiện công tác ủ phân bằng phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng giun lươn.
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) cho biết, có thể dùng levamisole liều 7,5 mg/kg thể trọng để tẩy giun lươn cho lợn đạt hiệu quả tốt. Dùng ivermectin liều 0,3 mg/kg thể trọng, tiêm cho lợn mẹ từ 1-2 tuần trước khi đẻ, thuốc dùng 2 liều, mỗi liều cách nhau 1-2 ngày, để ngăn chặn sự lây nhiễm từ lợn mẹ sang lợn con.
Bùi Thị Tho (2003), có thể dùng mebendazole liều 1mg/kg thể trọng trộn với thức ăn theo tỷ lệ 30‰, liên tục 10 ngày cho hiệu quả điều trị tốt. Dùng
albendazole liều phòng ngừa 5mg/kg thể trọng cho uống hoặc trộn vào thức ăn
với nồng độ 30‰, dùng liên tục trong 5-10 ngày, có thể ngăn chăn được sự cảm nhiễm của giun lươn.
2.1.2.5. Giun dạ dày lợn
* Đặc điểm sinh học
- Vị trí của giun dạ dày lợn trong hệ thống phân loại động vật.
Theo Phan Thế Việt và cs. (1977), Nguyễn Thị Lê và cs. (1996), vị trí của giun dạ dày lợn trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngành Nematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Spirurida Chitwood, 1933
Phân bộ Spirurina Railliet, 1914
Liên họ Spiruroidea Railliet et Henry, 1915 Họ Spiruridae Oerley, 1885
Giống Ascarops Benneden, 1873
Loài Ascarops strongylina Rudolphi, 1819 Loài Ascarops dentata Linstow, 1904 Giống Physocephalus Diesing, 1861
Loài Physocephalus sexalatus Molin, 1861 Giống Simondsia Cobbold, 1864
Loài Simodsia paradoxa Cobbold, 1864 Phân bộ Camallania Chitwood, 1936
Liên họ Gnathostomatoidae Skrjabin et Ivaschkin, 1968 Họ Gnathostomatidae Railliet, 1895
Giống Gnathostoma Owen, 1836
Loài Gnathosma hispidum Fedtschenko, 1872 Loài Gnathostoma doloresi Tubangui, 1925
- Đặc điểm hình thái
+ Loài Ascarops strongylina Rudolphi (1819)
Tác giả Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết, A. strongylina có kích thước trung bình, đầu có bao hình trụ, cơ thể hình sợi, màu đỏ, miệng có hai mơi, mỗi mơi phân thành ba thùy, hầu có từ 16 - 18 vịng kitin tạo thành vịng xoắn nghiêng góc so với chiều dọc của cơ thể. Giun đực dài 13,2-20,1mm, rộng 0,38-0,42mm. Đuôi cong về mặt bụng, dài 0,243mm. Có hai gai giao cấu khơng bằng nhau, một gai dài 0,499mm, một gai dài 2,845mm. Giun cái dài 22, 6-23,7mm, rộng 0,40- 0,41. Lỗ sinh dục có cơ vịng dầy, đi hình nón. Trứng dài 0,036-0,037mm, rộng 0,018-0,021mm, trong có chứa ấu trùng.
+ Loài Physocephalus sexalatus Molin (1861)
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết, P. sexalatus có kích thước trung bình, hình sởi, miệng có 2 mơi chia thành 3 thùy. Miệng hình ống, có 22-24 vịng kitin xếp song song nhau. Hai bên thân có cánh. Thực quản dài từ 0,22- 0,27mm, thực quản tuyến dài 2,12-2,99mm. Giun đực dài 8,1-13,5mm, đi trịn uốn cong về phía đầu. Có hai gai giao cấu kích thước không bằng nhau: một gai dài 2,075-2,656mm, một gai dài 0,381-0,465mm, bánh lái gai giao cấu dạng rãnh, dài 0,116mm. Giun cái dài 13-22,5mm. Hầu có 20-24 vịng kitin. Lỗ sinh dục ở phần sau của cơ thể. Trứng hình bầu dục, dài 0,029-0,037mm, rộng 0,014- 0,018mm, trong trứng có ấu trùng.
+ Loài Gnathostoma hispidum Fedtschenko (1872)
Theo Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) thì lồi G. hispidum thấy ở dạ dày lợn ở châu Âu và châu Á, rất giống với loài Gnathostoma spinigerum ký sinh ở chó.
Khi giun cịn sống, phần trước của thân có màu hồng đỏ, phần sau thân có màu vàng nâu. Đầu tách khỏi thân bởi một rãnh sâu và có 9-12 hàng móc. Phần cịn lại của thân được bao phủ bởi lớp kitin và có nhiều gai. Giun đực dài 12-25mm và rộng 1,4-2,0mm, đuôi cong và tù, hai gai giao cấu dài không bằng nhau, dài 0,88mm và 0,40mm. Giun cái dài từ 25-49mm, âm hộ đổ ra hơi lệch về phía trước đường giữa thân. Trứng dài: 0,068-0,074mm, rộng: 0,039-0,042mm.
+ Loài Gnathostoma doloresi Tubangui (1925)
Các tác giả Chen et al. (1986), Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) cho biết: loài G. doloresi ký sinh ở dạ dày lợn rừng và lợn nhà, phần mút trước của cơ thể có vịi
ngắn tách biệt với phần thân sau. Có 2 mơi chia thành 3 thùy, trên mỗi thùy có 2 đơi núm nằm ở mép trước mơi. Trên vịi có 10 hàng móc hướng về phía sau. Cơ thể phủ đầy gai, các gai có hình dạng kích thước khác nhau. Từ hàng thứ nhất đến hàng thứ ba các gai có 3 đến 4 răng. Phần giữa cơ thể gai có 2 răng, phần cuối cơ thể gai có một răng và mút sau cơ thể gai dạng sợi. Khi giun còn sống, phần trước của thân có màu hồng đỏ, phần giữa thân có màu hồng đen và phần sau cùng của thân có màu hồng nhạt. Giu đực dài 20-38mm và rộng 0,9-1,66mm, cánh đuôi hẹp, có 4 đơi núm sinh dục lớn và 3 đôi nhỏ. Gai sinh dục dài 1,85mm và 2,07mm khơng có gai điều chỉnh. Giun cái dài từ 27-52mm, rộng 1,3-2,8mm. Lỗ sinh dục ở gần giữa thân thuộc nửa sau của cơ thể. Trứng dài 0,056-0,062mm và rộng 0,031- 0,035mm, có nắp ở hai cực.
* Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của G. doloresi