Bệnh tích đại thể do G doloresi gây ra ở lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 106 - 108)

Quan sát bệnh tích đại thể ở các cơ quan mà ấu trùng giun di hành qua cũng như các vị trí giun trưởng thành ký sinh là một trong những biện pháp chẩn đoán bệnh do giun dạ dày G. doloresi gây ra ở lợn.

Chúng tôi tiến hành mổ khám 20 lợn bị nhiễm giun dạ dày G. doloresi ở cường độ từ 500-800 trứng/gam phân, không mắc các bệnh khác để kiểm tra bệnh tích đại thể (bảng 4.15).

Bảng 4.15. Tần suất bắt gặp các đặc điểm bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hóa của lợn do nhiễm giun dạ dày gây ra

STT Bệnh tích đại thể ở dạ dày Số lợn mổ khám (con) Số lợn có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) 1 Phù niêm mạc dạ dày 20 19 95,00

2 Niêm mạc dạ dày bị viêm 20 100,00

3 Niêm mạc dạ dày tụ huyết 8 40,00

4 Xuất huyết niêm mạc dạ dày 6 30,00

5 Niêm mạc dạ dày bị loét có bờ cứng 17 85,00

6 Thủng niêm mạc dạ dày 20 100,00

Từ kết quả mổ khám cho thấy: lợn bị nhiễm G. doloresi niêm mạc dạ dày bị phù nề chiếm 95,00%. Niêm mạc dạ dày bị viêm và thủng chiếm 100%. Tụ huyết niêm mạc dạ dày chiếm 40,00%. Xuất huyết niêm mạc dạ dày chiếm 30,00%, niêm mạc dạ dày bị loét có bờ cứng chiếm 85,00%.

Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy, lợn bị nhiễm giun dạ dày G. doloresi

mặc dù tỷ lệ không cao. Nhưng bệnh tích do G. doloresi gây ra rất nặng ở dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của lợn. Làm cho lợn sinh trưởng, phát triển kém và gây tổn thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Theo Skrjabin and Petrov (1979), Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) thì giun Gnathostoma cắm sâu vào thành dạ dày lợn, gây nên các vết loét sâu và hình thành các u lớn. Tại các u đó giun đục khoét tạo thành hang có bờ dày do tổ

chức xơ tăng sinh, giun phá hủy lớp niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm cấp và mãn tính. Các tác giả Phan Địch Lân và cs. (2005), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) đều kết luận: giun trưởng thành cắm sâu vào niêm mạc dạ dày tạo nên những nốt loét sâu, có bờ cứng với những tổ chức xơ tăng sinh và tập trung nhiều bạch cầu ái toan. Niêm mạc dạ dày bị viêm, tụ huyết, xuất huyết. Giun chèn ép các tuyến tiết dịch ở dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động tiết dịch tiêu hóa của các tuyến. Các trường hợp bệnh nặng, lợn còn bị chảy máu dạ dày do giun gây ra.

Như vậy, kết quả mổ khám bệnh tích đại thể lợn mắc bệnh giun dạ dày G. doloresi của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả nêu trên.

Hình 4.26. Niêm mạc dạ dày lợn bị tụ huyết, xuất huyết do G. doloresi gây ra

Hình 4.27. Thành dạ dày lợn bị đục khoét thành hang lớn có bờ cứng do giun G. doloresi gây ra

Hình 4.28. Niêm mạc dạ dày lợn bị phù và có nhiều vết rách do giun G. doloresi gây ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)