Trứng G doloresi sau 7 ngày nuôi trong môi trường nước cất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 95 - 97)

Phần 5 Kết luận và đề nghị

4.14 Trứng G doloresi sau 7 ngày nuôi trong môi trường nước cất,

pH = 7,0 phơi phát triển thành hình ấu trùng (x100)

4.2.2. Hình thái, kích thước và sự phát triển của ấu trùng Gnathostoma doloresi doloresi

Để có cơ sở khoa học trong việc chẩn đoán ấu trùng giun dạ dày, chúng tôi nghiên cứu sự phát triển của ấu trùng giun dạ dày G. doloresi trong điều kiện phịng thí nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Hình thái, kích thước và sự phát triển của ấu trùng Gnathostoma doloresi Môi trường Nhiệt độ (Co) Thời gian

ni (ngày) Hình thái của ấu trùng Kích thước dài

(mm) Nước cất, PH= 7,0 22 - 28 o C 1 - 10 Hình gậy, vỏ mỏng, thực quản có hình dùi cui, ruột của ấu trùng là một ống dài, không phân thành những tế bào riêng biệt, màu xám nhạt.

0,395 ± 0,012

11 - 20

Hình gậy, vỏ mỏng, thực quản có hình dùi cui, kích thước có phần tăng hơn so với giai đoạn mới nở, có màu xám nhạt.

0,415 ± 0,014

21 - 30

Hình gậy, vỏ hơi dày, thực quản có hình dùi cui, có thể nhìn thấy rõ các bộ phận bên trong, có màu xám đậm.

0,425 ± 0,016

Kết quả cho thấy, khi phôi bào phát triển thành ấu trùng ở trong trứng, lúc đầu trứng vẫn giữ nguyên hình dạng và kích thước, ấu trùng nằm gọn ở trong trứng có màu xám nhạt. Quan sát ấu trùng ở trong trứng cho thấy, ấu trùng mập hơn so với ở ngoài, đầu to, tù hơn đi và đã có hành đầu. Khi ấu trùng còn nằm trong trứng hầu như khơng cử động. Trước khi thốt ra khỏi vỏ trứng từ 1-2 giờ, hình thái của ấu trùng thon, gọn hơn nhất là phần đầu và đuôi của ấu trùng. Lúc sắp nở, ấu trùng có hiện tượng cử động, lúc đầu cử động ít sau đó tăng dần lên, cuối cùng thoát ra khỏi vỏ trứng và bơi trong nước cất.

Trong nước từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 10, ấu trùng có hình gậy, vỏ mỏng, thực quản có hình dùi cui, màu xám nhạt, kích thước dài 0,395 ± 0,012mm.

Từ ngày 11 đến ngày 20 sau khi nở, ấu trùng hoạt động rất nhanh trong mơi trường, kích thước đo được: dài 0,415 ± 0,014mm, các đặc điểm khác khơng có gì thay đổi.

Từ 20 đến 30 ngày sau khi nở, ấu trùng dài 0,425 ± 0,016mm, ấu trùng hoạt động yếu dần và chết vào ngày thứ 24 sau khi nở. Qua thời gian theo dõi chúng tơi thấy ấu trùng khơng có sự thay đổi gì về hình dạng bên ngồi và cấu trúc các bộ phận bên trong, chỉ thấy kích thước có tăng từ 0,395 ± 0,012mm lên đến 0,425 ± 0,016mm.

Theo Lin et al. (2011) thì ấu trùng G. doloresi phát triển qua các giai đoạn như sau: ấu trùng giai đoạn 1 được hình thành ở trong trứng sau đó lột xác ngay thành ấu trùng giai đoạn 2. Ấu trùng giai đoạn 2 nở ra phải được ký chủ trung gian nuốt vào cơ thể mới lột xác thành ấu trùng giai đoạn 3.

Ở Việt Nam các tác giả Phan Địch Lân và cs. (2005), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) cho biết, ấu trùng Gnathostoma spp sau khi vào Cyclops từ 7-12 ngày thì phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm. Kích thước của ấu trùng giai đoạn này đo được dài 0,49-0,52mm cũng có gai biểu bì giống như giun trưởng thành.

Như vậy, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của chúng tôi khá phù hợp với nhận xét của tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)