Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của giun dạ dày lợn
3.5.3.1. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng giun dạ dày trong môi trường nước cất ở điều kiện phịng thí nghiệm
trưởng thành, quá trình được thực hiện như sau: cho giun vào đĩa petri, dùng kéo cắt thành những đoạn nhỏ. Bơm vào 1ml nước cất, dùng đầu đũa thủy tinh dầm cho trứng tan ra khỏi buồng trứng. Sau đó dùng hiển vi để kiểm tra mật độ của trứng. Nếu số lượng trứng cịn ít, chưa đủ số trứng cần thiết để cho thí nghiệm thì tiếp tục cho thêm giun vào dầm tiếp cho đến khi kiểm tra số lượng trứng có thể đủ cho thí nghiệm thì dừng lại. Cho thêm từ 15-20ml nước cất vào đĩa petri, dùng đũa thủy tinh khuấy đều và đổ vào một cốc đong thông qua một giá lọc. Giữ lại phần dung dịch của cốc đong, bỏ đi phần trên của giá lọc. Đem phần dung dịch trong cốc đong vào ly tâm, tốc độ 1000 vòng/phút, sau 3 phút lấy ra gạn phần nước trong ở phía trên đi, giữ lại phần ở dưới đáy ống nghiệm, cho thêm 1ml nước cất vào khuấy đều và đổ ra đĩa petri. Như vậy, quá trình thu trứng giun dạ dày lợn đã hoàn tất.
- Đếm trứng bằng phương pháp tự tạo quá trình được thực hiện như sau: dùng công tơ hút nước trứng ở đĩa petri đã ly tâm, nhỏ một giọt lên bề mặt của lam kính. Đem soi dưới kính hiển vi đếm số lượng trứng có trong một giọt, ghi lại số lượng trứng vừa đếm được. Dùng công tơ khác hút nước cất rửa sạch giọt nước vừa soi xuống một đĩa petri khác. Tiếp tục thao tác như trên đến khi nào đủ số lượng trứng cần dùng thì dừng lại.
- Nuôi trứng theo kỹ thuật nuôi của Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1976). Dùng 4 đĩa petri đã có sẵn 50ml nước cất, pH = 7, dùng công tơ hút trứng giun dạ dày thu được vào nuôi, mỗi đĩa 100 trứng và để ở nhiệt độ phịng thí nghiệm từ 22-280
C. Hàng ngày kiểm tra và lắc đảo đĩa petri để tăng hàm lượng oxy hòa tan.
Quan sát sự phát triển của trứng giun thơng qua q trình phát triển của tế bào phơi. Sự hình thành ấu trùng, q trình nở của ấu trùng và kích thước của ấu trùng sau khi nở ở trong môi trường nước cất. Tiếp tục theo dõi sự tồn tại của ấu trùng trong thời gian ni bằng kính hiển vi quang học. Mơ tả hình thái ấu trùng dựa theo nguồn tài liệu của Bowman (1999).
- Phương pháp đo kích thước của trứng và ấu trùng giun dạ dày + Đo kích thước của trứng bằng trắc vi thị kính.
+ Đo kích thước của ấu trùng bằng kỹ thuật trắc vi thị kính sau khi giết chết ấu trùng trên ngọn lửa đèn cồn.
3.5.3.2. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng giun dạ dày trong môi trường pH khác nhau
Dùng 8 đĩa petri mỗi đĩa 120 trứng, trong đó 2 đĩa chứa sẵn axit axetic có pH=5; 2 đĩa chứa nước cất có pH=7 và 2 đĩa chứa NaOH có pH=9 và 2 đĩa chứa NaOH có pH=11. Dùng công tơ hút trứng giun dạ dày vào nuôi, mỗi đĩa 60 trứng để ở nhiệt độ phịng thí nghiệm từ 22-280C. Hàng ngày kiểm tra, lắc đảo đĩa petri để tăng hàm lượng oxy hòa tan.
Các chỉ tiêu theo dõi: hình thái, kích thước, màu sắc của trứng, sự biến đổi tế bào phôi trong trứng. Ghi chép, chụp ảnh mô tả những biến đổi của trứng và ấu trùng trong các môi trường nuôi.
3.5.3.3. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng giun dạ dày trong mơi trường hóa chất thơng dụng
Dùng 6 đĩa petri, mỗi đĩa 120 trứng chứa sẵn dung dịch hóa chất, trong đó 2 đĩa chứa NaCl, nồng độ 5% và 10%; 2 đĩa chứa NaOH, nồng độ 5% và 10%, và 2 đĩa chứa Ca (OH)2, nồng độ 5% và 10%. Đưa trứng giun dạ dày vào nuôi, để ở nhiệt độ phịng thí nghiệm từ 22-280C. Hàng ngày kiểm tra, lắc đảo đĩa petri để tăng hàm lượng oxy hòa tan.
Các chỉ tiêu theo dõi: sự biến đổi về hình thái, kích thước, màu sắc của trứng, sự biến đổi tế bào phôi và ấu trùng trong trứng. Ghi chép, chụp ảnh mô tả sự biến đổi của trứng và ấu trùng trong các môi trường nuôi.