* Dân số: Đây là vùng có mật độ dân cư thưa thớt, theo số liệu thống năm 2011 dân số của cả 3 tỉnh là 1963900 người, mật độ dân số trung bình là 195,73 người/km2
. Trong đó Thái Nguyên có mật độ đông nhất 325 người/km2, tiếp đến là Cao Bằng 77 người/km2
và sau cùng là Bắc Kạn 61 người/km2. Phần đa dân số sống tập trung ở vùng thị xã, thành phố, các làng bản ở thung lũng núi dọc theo những cánh đồng ven sông, suối, số còn lại sống rải rác ở lưng chừng và các đỉnh núi cao chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người (Tổng cục Thống kê, 2011).
* Văn hóa xã hội: Tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên phần đa là người dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ…do vậy, mặt bằng dân trí còn thấp, phong tục tập quán cổ hủ từ đó làm hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế xã hội.
* Tình hình chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu là mang tính chất tự cung tự cấp và theo phương thức quảng canh, tận dụng, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu để cung cấp thực phẩm hàng ngày cho nhu cầu đời sống của nhân dân địa phương. Trong mấy năm gần đây nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhân dân nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển như: nâng cao chất lượng con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và mở rộng quy mô chăn nuôi. Do vậy, tại vùng núi Đông Bắc tồn tại song song hai phương thức chăn nuôi:
- Phương thức chăn nuôi tận dụng: Đây là phương thức chăn nuôi phổ biến ở vùng này, các hộ nông dân nuôi từ 1-5 con, chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, thời gian nuôi dài, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thấp.
- Phương thức chăn nuôi theo hệ thống trang trại: Là phương thức chăn nuôi tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, sử dụng thức ăn công nghiệp, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cao. Nhưng phương thức chăn nuôi này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do thiếu cơ sở vật chất và nguồn vốn đầu tư. Ngoài chăn nuôi lợn ra nhân dân vùng này còn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm khác như trâu, bò, dê, gà, vịt đang từng bước phát triển.
* Thú y: Công tác thú y còn yếu kém, các hộ nông dân vẫn chưa quan tâm đến công tác vệ sinh chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh và tẩy trừ giun sán. Hầu hết các hộ nông dân chăn nuôi lợn, chưa quan tâm đến việc xử lý chất thải trong chăn nuôi, vẫn sự dụng phân tươi bón cho cây trồng và thải trực tiếp chất thải từ chuồng lợn ra ngoài môi trường.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU