Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ của đống phân ủ hiếu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 126)

Phần 5 Kết luận và đề nghị

4.25 Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ của đống phân ủ hiếu khí

Thời gian theo dõi (ngày) Nhiệt độ dao động trong đống phân ủ (C0) Ẩm độ (%) Nhiệt độ dao động ngoài trời (C0) Ghi chú 1 - 5 36,83 - 60,02 56 - 60 27,5 - 35,5 6 - 10 59,94 - 57,19 51 - 55 27,0 - 35,0 11 - 15 56,42 - 53,89 46 - 50 28,0 - 35,5 16 - 20 52,77 - 40,01 41 - 45 28,5 - 36,0 Đảo phân 21 - 25 45,13 - 57,85 56 - 60 27,5 - 35,5 26 - 30 56,95 - 50,96 50 - 55 27,0 - 36,0

Sau khi thiết lập xong đống phân ủ theo cơng thức thì nhiệt độ đống phân ủ nhanh chóng đạt đến giá trị cao. Nhiệt độ đạt cao nhất vào ngày thứ 5 sau khi ủ, trung bình đạt 60,02oC. Những ngày tiếp theo nhiệt độ của đống phân ủ giảm dần, nhưng vẫn giữ ở mức trên 50o

C và đến ngày thứ 20 sau khi ủ nhiệt độ giảm xuống còn 40,01o C.

Nhiệt độ đống phân ủ tăng là do hệ vi sinh vật phát triển, quá trình trao đổi chất và phân hủy các chất hữu cơ diễn ra mạnh làm cho nhiệt độ của đống ủ tăng lên so với ngoài trời. Khi nhiệt độ đống ủ giảm xuống đến 40oC, lúc này hệ vi sinh vật trong đống ủ ngừng hoạt động, quá trình trao đổi chất giảm, lượng nhiệt sản sinh ít. Vì vậy, nhiệt độ đống phân ủ giảm xuống.

Ngày thứ 20 tiến hành đảo phân. Sau khi đảo phân sang ngày thứ 21 nhiệt độ của đống phân ủ tiếp tục tăng từ 45,130

C đến 57,85oC và sau đó giảm dần kéo dài đến ngày thứ 30.

Ngày thứ nhất ẩm độ của đống ủ đạt 60%, từ ngày thứ hai đến ngày thứ 6 ẩm độ của đống ủ đo được luôn ở trên 55%, tương ứng với ẩm độ này nhiệt độ trung bình của đống ủ ln đạt mức trên 59o

C.

Ngày thứ 16 đến ngày thứ 20 nhiệt độ trung bình của đống ủ đã giảm xuống dưới 50o

C. Ngày thứ 20 ẩm độ của đống ủ đo được từ 41- 45%, chúng tôi tiến hành đảo phân và bổ sung nước.

Từ ngày thứ 23 sau khi đảo phân, nhiệt độ trung bình của đống ủ lại tăng cao tới 57,85oC và giữ mức trên 50oC liên tục cho tới ngày thứ 30.

Như vậy, đảo phân làm tăng nhiệt độ của đống ủ. Chúng tôi cho rằng, sau nhiều ngày hoạt động phân hủy chất hữu cơ, vi sinh vật tiêu tốn một lượng lớn oxy trong đống ủ, lượng nước để hòa tan các hợp chất hữu cơ trong đống ủ giảm, nghĩa là độ ẩm của đống ủ giảm, lúc này các vi sinh vật hoạt động kém và đồng nghĩa với sự phân hủy các chất hữu cơ giảm. Biện pháp đảo phân nhằm cung cấp thêm lượng oxy và bổ sung nước nhằm tăng độ ẩm của đống phân ủ, tạo lại mơi trường thích hợp cho các vi sinh vật hoạt động phân hủy được tiếp tục, từ đó nhiệt độ đống phân lại được tăng lên.

Nhiệt độ trung bình ngồi trời được theo dõi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 30 luôn dao động từ 27,5oC đến 36oC. Như vậy, ở mức nhiệt độ này là điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật hoạt động trong quá trình phân giải các chất hữu cơ diễn ra trong đống phân ủ là tốt. Với nhiệt độ trung bình cao trên 50oC của đống phân ủ trong nhiều ngày là điều kiện bất lợi cho trứng và ấu trùng của giun sán có trong đống phân ủ.

4.4.3.2. Sức đề kháng của trứng giun dạ dày G. doloresi trong đống phân ủ hiếu khí

Để kiểm tra sức đề kháng của trứng giun dạ dày G. doloresi trong đống phân ủ hiếu khí với nhiệt độ cao nhiều ngày, cũng như những biến đổi của trứng. Chúng tôi tiến hành kiểm tra trứng giun dạ dày G. doloresi của lợn đã được lưu giữ trong đống phân ở các mốc thời gian là 3 ngày, 8 ngày và 28 ngày (bảng 4.26).

Bảng 4.26. Biến đổi của trứng giun dạ dày G. doloresi trong đống phân ủ hiếu khí

Thời gian giữ trứng trong đống ủ (ngày) Nhiệt độ (o C) Ẩm độ (%)

Biến đổi hình thái, màu sắc, cấu tạo tế bào phôi

Sau 3 ngày 36,83 - 56,39 60

- Hình elip, phình rộng ở phần giữa, thon dần về hai đầu, có nắp ở hai đầu hình thái và màu sắc của trứng không thay đổi - Màu vàng nhạt

- Phôi khơng xếp kín trong trứng

Sau 8 ngày 36,83 - 58,83 55

- Trứng nhạt màu - Vỏ bị vỡ ra - Phôi bào tan rã Sau 28 ngày 36,83 - 53,76 50 Khơng tìm thấy trứng

Sau 3 ngày giữ trứng trong đống phân ủ hiếu khí, ở mức nhiệt dao động trong khoảng 36,83-56,39oC với độ ẩm từ 60%, lấy trứng ra làm sạch, thu trứng và kiểm

tra dưới kính hiển vi thấy: hình dạng, phơi bào và màu sắc của trứng không thay đổi vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu. Trứng có màu vàng nhạt, hình elip, phình rộng ở giữa và thon dần về hai đầu, có nắp ở hai đầu, phơi bào khơng xếp kín.

Sau khi lưu giữ trứng trong đống phân ủ hiếu khí 8 ngày, với mức nhiệt dao động trong khoảng 36,83-58,71o

C và độ ẩm từ 55% trở lên thì thấy trứng nhạt màu dần, vỏ trứng bị vỡ, phôi bào tan rã.

Ngày thứ 28 của quá trình theo dõi, nhiệt độ dao động trong khoảng 36,83- 53,76o C, ẩm độ 50%, lấy trứng giun dạ dày G. doloresi được giữ trong đống ủ hiếu khí ra kiểm tra thì khơng tìm thấy trứng nào. Chúng tôi cho rằng, trứng giun dạ dày G. doloresi lưu giữ lâu trong đống ủ sau 8 ngày ở nhiệt độ từ 36,83-58,83oC và sau lưu giữ 28 ngày trong nhiệt độ 36,83o

C-53,76oC đã bị biến đổi và phá hủy. Theo chúng tôi yếu tố phá hủy trứng giun dạ dày G. doloresi ở đống ủ là nhiệt độ cao nhiều ngày.

Theo Phạm Văn Khuê và cs. (1996), nhân tố vật lý có tác dụng mạnh nhất đối với mầm bệnh giun sán là nhiệt độ cao, khi nhiệt độ trên 45oC, ảnh hưởng lớn đến trứng và ấu trùng giun sán. Ở nhiệt độ 60oC chỉ cần 1 phút đã tiêu diệt được trứng và ấu trùng. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả.

4.4.3.3. Sức sống của trứng giun dạ dày G. doloresi sau khi lưu giữ trong đống phân ủ hiếu khí

Tuy nhiên những trứng giun dạ dày G. doloresi sau khi được lưu giữ trong đống phân ủ 3 ngày và 8 ngày, qua kiểm tra vẫn chưa có sự biến đổi về hình thái bên ngoài. Để đánh giá sức sống của những trứng này, chúng tôi tiến hành nuôi trứng trong môi trường nước cất ở điều kiện phịng thí nghiệm nhiệt độ từ 22-280

C (bảng 4.27).

Bảng 4.27. Sức sống của trứng giun dạ dày G. doloresi trong đống phân ủ

Số ngày giữ trứng trong đống phân ủ Thí nghiệm Số trứng ni (trứng) Số trứng phát triển (trứng) Tỷ lệ trứng phát triển (%) Thời gian nuôi (ngày) Ngày 3 200 0 0 20 Ngày 8 200 0 0 20 Ngày 28 0 0 0 0

Trứng giun dạ dày G. doloresi sau khi giữ trong đống phân ủ hiếu khí ở các mốc thời gian 3 ngày và 8 ngày, sau đó đem ni trong mơi trường nước cất ở điều kiện phịng thí nghiệm trong thời gian 20 ngày. Kết quả không thấy trứng nào phát

triển thành ấu trùng giai đoạn một. Chúng tơi cho rằng, trứng khơng cịn khả năng phát triển có thể là do bị tác động của yếu tố nhiệt độ cao trong đống ủ nhiều ngày.

Như vậy, phương pháp ủ phân hiếu khí có thể diệt được trứng giun dạ dày

G. doloresi trong khoảng từ 3 đến 8 ngày sau khi được giữ trong đống phân ủ.

Chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi nên áp dụng phương pháp ủ phân hiếu khí để diệt mầm bệnh ký sinh trùng trong phân nói chung và diệt trứng giun dạ dày G.

doloresi nói riêng. Đối với phương pháp này để ủ phân lợn là tiện lợi hơn, vì nguyên

liệu dùng để trộn với phân để ủ là lá cây khô và cỏ khô là nguyên liệu dễ kiếm.

Nghiên cứu về sự phân tán và khả năng phát triển của một số trứng giun sán lợn trong bể Biogas cho thấy, trứng giun, sán thu thập được từ bể Biogas sau khi lưu giữ 10 ngày vẫn còn khả năng phát triển tới ấu trùng với tỷ lệ khá cao: A. suum

64,1%; T. suis 66,6%; và F. buski là 54,1%. Nhưng sau 30 ngày lưu giữ, trứng T. suis và F. buski khơng cịn khả năng phát triển, riêng trứng A.suum phải mất gần 50

ngày mới bị tiêu diệt (Nguyễn Văn Thọ, 2003).

Nghiên cứu ở Mexico cho thấy, khả năng sống của trứng giun đũa trong hỗ ủ phân lợn từ ngày ủ thứ nhất đến ngày ủ thứ 56, các tác giả đã kết luận rằng: trứng giun đũa không bị phá hủy, nhưng sức sống bị giảm, trứng không phát triển thành ấu trùng (Caballero-Hernandez et al., 2004).

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên, thì kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ủ phân lợn hiếu khí đến sự phát triển của trứng giun dạ dày G. doloresi ở lợn trong đề tài của chúng tôi về thời gian là ngắn hơn.

4.4.4. Đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh giun trịn đường tiêu hóa cho lợn

Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, lợn nuôi tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên có tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa khá cao. Khi lợn bị nhiễm giun trịn đường tiêu hóa chúng gây ra những tác hại lớn cho lợn. Làm cho lợn gầy cịm, chậm lớn, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa và gây nên những bệnh tích rất nghiêm trọng. Vì vậy, việc đề xuất và áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh giun trịn đường tiêu hóa của lợn là hết sức cần thiết.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012), biện pháp hữu hiệu để phòng các bệnh giun, sán ở gia súc là biện pháp phòng chống tổng hợp, nghĩa là ở những vùng sinh thái nhất định, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của giun, sán, ở môi trường ngoại cảnh cũng như ở trong

cơ thể vật chủ.

Kết hợp kết quả đề tài với nguyên lý phòng chống các bệnh giun sán chung của các tác giả trong và ngồi nước, chúng tơi đề xuất và ứng dụng các biện pháp phịng trị bệnh giun trịn đường tiêu hóa cho lợn như sau:

4.4.4.1. Tẩy giun trịn đường tiêu hóa cho lợn

Khâu quan trọng trong việc áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn là tẩy giun. Thực tế điều kiện khí hậu của Việt Nam là nóng ẩm nên bệnh giun trịn đường tiêu hóa ở lợn tồn tại và phát triển quanh năm. Vì vậy, ngồi việc tẩy giun cho những lợn bị bệnh, cần phải tẩy phòng cho cả đàn, từ đó tránh được mầm bệnh phát tán ra ngồi mơi trường.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun trịn đường tiêu hóa cho lợn rất hiệu quả đã được nhiều tác giả khuyến cáo. Nhưng cần phải chọn những loại thuốc tẩy đạt các yêu cầu sau: hiệu quả cao, ít độc đối với vật chủ, phổ rộng, thuận tiện khi sử dụng và giá thành thấp.

Ba loại thuốc thử nghiệm của đề tài là ivermectin 0,25%, liều 0,3mg/kg thể trọng; levamisole 7,5%, liều 7,5 mg/kg thể trọng và mebendazol 10%, liều 30mg/kg thể trọng đều có hiệu lực tẩy giun dạ dày G. doloresi rất cao. Trong đó thuốc levamisole có hiệu lực tẩy giun dạ dày G. doloresi cao nhất. Như vậy, chúng tôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi lợn tại vùng nghiên cứu có thể sử dụng ba loại thuốc trên để tẩy giun trịn đường tiêu hóa cho lợn nói chung và tẩy giun dạ dày lợn nói riêng.

- Căn cứ vào điều kiện thực tế chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tại ba tỉnh nghiên cứu kết hợp với kết quả thử nghiệm của đề tài, chúng tơi đề xuất quy trình tẩy giun trịn đường tiêu hóa lợn như sau:

+ Đối với lợn nái sinh sản và lợn đực giống: một năm tẩy giun trịn đường tiêu hóa 2 lần vào vụ Xuân - Hè và vụ Thu - Đông.

+ Đối với lợn thương phẩm: tẩy từ 1 đến 2 lần tùy thuộc vào thời gian nuôi dài hay ngắn.

4.4.4.2. Vệ sinh chuồng nuôi

Chuồng nuôi lợn phải được vệ sinh sạch sẽ, khơ ráo, thống mát, định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại một tuần một lần để diệt trứng giun tròn ở trên nền chuồng và bờ tường chuồng nuôi. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy lợn

nuôi ở điều kiện vệ sinh kém tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa cao hơn lợn ni ở điều kiện vệ sinh trung bình và điều kiện vệ sinh tốt. Như vậy, vệ sinh chuồng trại là nội dung công việc cần phải được thực hiện thường xuyên.

4.4.4.3. Quản lý lợn

Lợn phải được nuôi nhốt trong chuồng, không nuôi lợn thả rông hoặc bán chăn thả để hạn chế lợn tiếp xúc với mầm bệnh, vật chủ trung gian truyền bệnh. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, lợn ni thả rơng tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa cao gấp nhiều lần so với lợn nuôi nhốt. Ở vùng nùi cao và vùng bán sơn địa nên thực hiện các biện pháp phịng bệnh giun trịn đường tiêu hóa cho lợn chủ động và tích cực hơn.

4.4.4.4. Xử lý mơi trường

Chuồng trại phải có hố đựng phân. Hàng ngày phải thu gom phân lợn tập trung lại đem ủ hiếu khí để diệt trứng giun trịn đường tiêu hóa của lợn. Phải có hố đựng nước thải, khơng để nước thải chảy tự do ra ngồi mơi trường. Định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại mỗi tuần một lần. Quét vôi tẩy uế chuồng trại sau mỗi đợt nuôi. Rắc vôi bột ở xung quanh chuồng trại, rãnh thoát nước, các vũng nước ở bãi trồng cây thức ăn xanh cho lợn, nhằm tiêu diệt mầm bệnh, trứng, ấu trùng giun tròn đường tiêu hóa nói chung và vật chủ trung gian giun dạ dày G.

doloresi ở lợn nói riêng.

4.4.4.5. Tăng cường chăm sóc ni dưỡng lợn

Lợn phải được ăn, uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, thức ăn, nước uống phải đảm bảo sạch nhằm nâng cao sức đề kháng cho lợn. Thức ăn xanh bổ xung cho lợn cần phải rửa sạch trước khi cho ăn.

Chúng tôi đã khuyến cáo và hướng dẫn các hộ dân chăn nuôi lợn áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho đàn lợn ni tại địa phương các huyện thuộc 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

1) Đã xác định được 5 loài giun trịn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu là A. suum, T. suis, S. ransomi, O. dentatum và G. doloresi. Trong đó lồi G. doloresi lần đầu tiên mới được phát hiện tại vùng nghiên cứu.

- Tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở lợn tại ba tỉnh nghiên cứu khá cao, lần lượt là Cao Bằng 72,22%; Bắc Kạn 73,06% và Thái Nguyên là 69,72%. Lợn nhiễm chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình, ở cường độ nặng và rất nặng lợn nhiễm rất thấp.

- Tỷ lệ nhiễm các lồi giun trịn đường tiêu hóa ở lợn tại ba tỉnh nghiên cứu lần lượt là Cao Bằng nhiễm cao nhất là A.suum 38,89% và nhiễm thấp nhất là G. doloresi 14,16%. Lợn nuôi ở Bắc Kạn nhiễm cao nhất là A.suum 45,56% và nhiễm

thấp nhất là G. doloresi 21,39%. Lợn nuôi ở Thái Nguyên nhiễm cao nhất là

S.ransomi 37,22% và nhiễm thấp nhất là loài G. doloresi 17,50%.

- Lợn ≤2 tháng tuổi nhiễm cao nhất là loài S. ransomi 56,22% và nhiễm thấp nhất là O. dentatum 12,78%. Lợn >2-4 tháng tuổi nhiễm cao nhất A. suum 48,27% và nhiễm thấp nhất là G. doloresi 10,31%. Lợn >4-6 tháng tuổi nhiễm cao nhất A. suum 40,66% và thấp nhất là G. doloresi 18,87%. Lợn >6-8 tháng tuổi nhiễm cao nhất là

O. dentatum 50,13% và nhiễm thấp nhất là S. ransomi 16,36%. Lợn >8 tháng tuổi

nhiễm loài cao nhất là O. dentatum 54,28% và nhiễm thấp nhất là S. ransomi 6,75%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)