Xuất các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 129)

Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, lợn nuôi tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên có tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa khá cao. Khi lợn bị nhiễm giun tròn đường tiêu hóa chúng gây ra những tác hại lớn cho lợn. Làm cho lợn gầy còm, chậm lớn, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa và gây nên những bệnh tích rất nghiêm trọng. Vì vậy, việc đề xuất và áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn là hết sức cần thiết.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012), biện pháp hữu hiệu để phòng các bệnh giun, sán ở gia súc là biện pháp phòng chống tổng hợp, nghĩa là ở những vùng sinh thái nhất định, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của giun, sán, ở môi trường ngoại cảnh cũng như ở trong

cơ thể vật chủ.

Kết hợp kết quả đề tài với nguyên lý phòng chống các bệnh giun sán chung của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất và ứng dụng các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn như sau:

4.4.4.1. Tẩy giun tròn đường tiêu hóa cho lợn

Khâu quan trọng trong việc áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn là tẩy giun. Thực tế điều kiện khí hậu của Việt Nam là nóng ẩm nên bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tồn tại và phát triển quanh năm. Vì vậy, ngoài việc tẩy giun cho những lợn bị bệnh, cần phải tẩy phòng cho cả đàn, từ đó tránh được mầm bệnh phát tán ra ngoài môi trường.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun tròn đường tiêu hóa cho lợn rất hiệu quả đã được nhiều tác giả khuyến cáo. Nhưng cần phải chọn những loại thuốc tẩy đạt các yêu cầu sau: hiệu quả cao, ít độc đối với vật chủ, phổ rộng, thuận tiện khi sử dụng và giá thành thấp.

Ba loại thuốc thử nghiệm của đề tài là ivermectin 0,25%, liều 0,3mg/kg thể trọng; levamisole 7,5%, liều 7,5 mg/kg thể trọng và mebendazol 10%, liều 30mg/kg thể trọng đều có hiệu lực tẩy giun dạ dày G. doloresi rất cao. Trong đó thuốc levamisole có hiệu lực tẩy giun dạ dày G. doloresi cao nhất. Như vậy, chúng tôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi lợn tại vùng nghiên cứu có thể sử dụng ba loại thuốc trên để tẩy giun tròn đường tiêu hóa cho lợn nói chung và tẩy giun dạ dày lợn nói riêng.

- Căn cứ vào điều kiện thực tế chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tại ba tỉnh nghiên cứu kết hợp với kết quả thử nghiệm của đề tài, chúng tôi đề xuất quy trình tẩy giun tròn đường tiêu hóa lợn như sau:

+ Đối với lợn nái sinh sản và lợn đực giống: một năm tẩy giun tròn đường tiêu hóa 2 lần vào vụ Xuân - Hè và vụ Thu - Đông.

+ Đối với lợn thương phẩm: tẩy từ 1 đến 2 lần tùy thuộc vào thời gian nuôi dài hay ngắn.

4.4.4.2. Vệ sinh chuồng nuôi

Chuồng nuôi lợn phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại một tuần một lần để diệt trứng giun tròn ở trên nền chuồng và bờ tường chuồng nuôi. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy lợn

nuôi ở điều kiện vệ sinh kém tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao hơn lợn nuôi ở điều kiện vệ sinh trung bình và điều kiện vệ sinh tốt. Như vậy, vệ sinh chuồng trại là nội dung công việc cần phải được thực hiện thường xuyên.

4.4.4.3.Quản lý lợn

Lợn phải được nuôi nhốt trong chuồng, không nuôi lợn thả rông hoặc bán chăn thả để hạn chế lợn tiếp xúc với mầm bệnh, vật chủ trung gian truyền bệnh. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, lợn nuôi thả rông tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao gấp nhiều lần so với lợn nuôi nhốt. Ở vùng nùi cao và vùng bán sơn địa nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn chủ động và tích cực hơn.

4.4.4.4. Xử lý môi trường

Chuồng trại phải có hố đựng phân. Hàng ngày phải thu gom phân lợn tập trung lại đem ủ hiếu khí để diệt trứng giun tròn đường tiêu hóa của lợn. Phải có hố đựng nước thải, không để nước thải chảy tự do ra ngoài môi trường. Định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại mỗi tuần một lần. Quét vôi tẩy uế chuồng trại sau mỗi đợt nuôi. Rắc vôi bột ở xung quanh chuồng trại, rãnh thoát nước, các vũng nước ở bãi trồng cây thức ăn xanh cho lợn, nhằm tiêu diệt mầm bệnh, trứng, ấu trùng giun tròn đường tiêu hóa nói chung và vật chủ trung gian giun dạ dày G. doloresi ở lợn nói riêng.

4.4.4.5.Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng lợn

Lợn phải được ăn, uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, thức ăn, nước uống phải đảm bảo sạch nhằm nâng cao sức đề kháng cho lợn. Thức ăn xanh bổ xung cho lợn cần phải rửa sạch trước khi cho ăn.

Chúng tôi đã khuyến cáo và hướng dẫn các hộ dân chăn nuôi lợn áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho đàn lợn nuôi tại địa phương các huyện thuộc 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1) Đã xác định được 5 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu là A. suum, T. suis, S. ransomi, O. dentatumG. doloresi. Trong đó loài G. doloresi lần đầu tiên mới được phát hiện tại vùng nghiên cứu.

- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại ba tỉnh nghiên cứu khá cao, lần lượt là Cao Bằng 72,22%; Bắc Kạn 73,06% và Thái Nguyên là 69,72%. Lợn nhiễm chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình, ở cường độ nặng và rất nặng lợn nhiễm rất thấp.

- Tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại ba tỉnh nghiên cứu lần lượt là Cao Bằng nhiễm cao nhất là A.suum 38,89% và nhiễm thấp nhất là G. doloresi 14,16%. Lợn nuôi ở Bắc Kạn nhiễm cao nhất là A.suum 45,56% và nhiễm thấp nhất là G. doloresi 21,39%. Lợn nuôi ở Thái Nguyên nhiễm cao nhất là

S.ransomi 37,22% và nhiễm thấp nhấtlà loài G. doloresi 17,50%.

- Lợn ≤2 tháng tuổi nhiễm cao nhất là loài S. ransomi 56,22% và nhiễm thấp nhất là O. dentatum 12,78%. Lợn >2-4 tháng tuổi nhiễm cao nhất A. suum 48,27% và nhiễm thấp nhất là G. doloresi 10,31%. Lợn >4-6 tháng tuổi nhiễm cao nhất A. suum 40,66% và thấp nhất là G. doloresi 18,87%. Lợn >6-8 tháng tuổi nhiễm cao nhất là

O. dentatum 50,13% và nhiễm thấp nhất là S. ransomi 16,36%. Lợn >8 tháng tuổi nhiễm loài cao nhất là O. dentatum 54,28% và nhiễm thấp nhất là S. ransomi 6,75%.

- Lợn nuôi ở vùng núi cao nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao nhất 90,28% qua mổ khám và 88,74% qua xét nghiệm phân. Nhiễm thấp nhất là lợn nuôi vùng đồng bằng 51,67% qua mổ khám và 50,52% qua xét nghiệm phân.

- Ở vụ Hè -Thu tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa là 79,44% qua mổ khám và 78,56% qua xét nghiệm phân cao hơn vụ Thu - Đông là 63,89% qua mổ khám và 62,48% qua xét nghiệm phân.

- Lợn nuôi thả rông tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao nhất 99,44% qua mổ khám và 98,38% qua xét nghiệm phân. Nhiễm thấp nhất là lợn nuôi nhốt hoàn toàn 41,94% qua mổ khám và 41,06% qua xét nghiệm phân.

nhất 99,17% qua mổ khám và 98,04% qua xét nghiệm phân. Ở tình trạng vệ sinh tốt tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa thấp nhất 39,44% qua mổ khám và 38,88% qua xét nghiệm phân.

2) Trứng G. doloresi nuôi trong trường nước cất, pH=7, nhiệt độ từ 13,95oC đến 32,850C, tỷ lệ nở dao động từ 88,00 đến 95,00%. Trong đó mùa Xuân thời gian trứng nở từ 12-15 ngày, mùa Hè 9-10 ngày, mùa thu 10-11 ngày, mùa Đông 13-15 ngày. - Trứng G. doloresi phát triển tốt ở môi trường pH=7, phát triển kém ở môi trường pH=9-11 và bị phá hủy trong môi trường pH=5.

- Trứng G. doloresi bị phá hủy bởi dung dịch NaOH và Ca(OH)2 nồng độ 5-10%.

3) Bệnh tích đại thể do giun G. doloresi gây ra ở dạ dày lợn thấy rõ nhất là: niêm mạc dạ dày bị thủng, tụ huyết, xuất huyết và có các vết loét sâu tạo thành các hang lớn.

- Bệnh tích vi thể điển hình là: biểu mô thành dạ dày bị tổn thương nặng, hạ niêm mạc bị xung huyết thấm nước phù, viêm và hoại tử, thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở hạ niêm mạc.

4) Thuốc ivermectin 0,25%, liều 0,3 mg/kgTT; levamisole 7,5%, liều 7,5 mg/kgTT và mebendazole 10%, liều 30 mg/kgTT có hiệu lực tẩy giun dạ dày

G. doloresi đạt 92,23-100% và rất an toàn đối với lợn.

- Lô lợn thử nghiệm áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày G. doloresi tỷ lệ nhiễm 1,74% thấp hơn nhiều so với lô đối chứng 20,91% không áp dụng.

- Nhiệt độ đống phân ủ hiếu khí tăng đạt giá trị cao là ngày thứ 5 sau khi ủ, trung bình là 60,02oC. Thời gian trứng giun G. doloresi bị diệt sau khi giữ trong đống phân ủ từ 3-8 ngày.

5.2. ĐỀ NGHỊ

1) Do tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh nghiên cứu khá cao, thành phần loài giun phong phú. Chúng tôi kiến nghị cần phải thay đổi phương thức chăn nuôi để đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, từ đó giảm thiểu được tác hại của giun tròn gây ra trong chăn nuôi lợn.

chung và giun dạ dày lợn nói riêng. Đối với hai loại thuốc ivermectin và levamisole nên áp dụng phương pháp tiêm dưới da, còn thuốc Mebendazole có thể áp dụng phương pháp trộn vào thức ăn cho lợn.

3) Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng trừ giun tròn đường tiêu hóa của lợn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

4) Tiếp tục nghiên cứu thêm các nội dung trên tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhằm xác định một cách tổng quát về tình hình dịch tễ học của bệnh giun dạ dày ở lợn. Tiến hành gây nhiễm trên lợn để hoàn thành vòng đời khép kín loài giun dạ dày

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. La Văn Công, Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Văn Quang (2013). Tình hình nhiễm giun dạ dày Gnathostoma doloresi ở lợn tại tỉnh Bắc Kạn, hiệu lực của thuốc mebendazol và ivermectin. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi. (10). tr. 72 - 79.

2. La Văn Công, Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Văn Quang (2013). Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Cao Bằng, hiệu lực tẩy của thuốc levamisole, ivermectin và mebendazol. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi. (12). tr. 80 - 87.

3. La Văn Công, Nguyễn Văn Thọ và Đỗ Thị Lan Phương (2015). Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và phát triển. 13 (4). tr. 580 - 585.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Archie H. (2000). Sổ tay dịch bệnh động vật (Phạm gia Ninh và Nguyễn Đức Tâm biên dịch). Nxb Bản đồ, Hà Nội. tr. 284 - 287.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 9 - 64.

3. Bonner S.T., E.S. Bert and D.L. Bruce (2000). Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp. Tập 2 ( Trần Trọng Chiển, Thái Đình Dũng, Bạch Quốc Minh, Trần Công Tá, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Mỹ biên dịch). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 771 - 775.

4. Bùi Quý Huy (2006). Phòng chống các bệnh ký sinh trùng từ động vật lây sang người. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 69 - 75.

5. Bùi Thị Tho (2003). Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi. Nxb Hà Nội, Hà Nội. tr. 247 - 271.

6. Chu Đức Thắng, Hồ Văn Nam và Phạm Ngọc Thạch (2008). Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 47 - 179.

7. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó (2006). Phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi. Nxb Lao động, Hà Nội. tr. 73 - 90.

8. Đặng Kim Vui, Bùi Tuyết Nhung và Nguyễn Thị Mão (2003). Sinh thái học Nông nghiệp và quản lý tài nguyên - môi trường. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 50 - 51. 9. Đặng Vũ Bình (2000). Chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Nxb Nông nghiệp, Hà

Nội. tr. 33 - 34.

10. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng và Lê Ngọc Mỹ (1995). Bệnh đường tiêu hóa ở lợn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 172 - 191.

11. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ và Huỳnh Văn Kháng (1996). Bệnh lợn nái và lợn con. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 225 - 234.

12. Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1976). Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, Tập 1. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. tr. 47 - 50. 13. Đoàn Thị Phương, Nguyễn Thị Kim Lan và Đỗ Trung Cứ (2010). Tình hình

nhiễm giun lươn Strongyloides ransomi ở lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y. XVII (3). tr. 46 - 50.

14. Hagsten D. (2000). Phá vỡ vòng đời giun sán (Khánh Linh biên dịch). Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y. VII (2). tr. 89 - 90.

15. Hoàng Tích Huyền, Đào Văn Phan và Nguyễn Trọng Thông (1998). Dược lý học. Nxb Y học, Hà Nội. tr.308.

16. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006). Sinh lý học động vật nuôi. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 36 - 73.

17. Khuyết danh (2014). Địa lý tỉnh Bắc Kạn, Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn. Truy cập ngày 04/11/14 từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Thái_Nguyên

18. Khuyết danh (2014). Địa lý tỉnh Cao Bằng, bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng. Truy cập ngày 04/11/14 từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Bằng

19. Khuyết danh (2014). Địa lý tỉnh Thái Nguyên, bản đồ hành chính tỉnh Thái nguyên. Truy cập ngày 04/11/14 từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Bắc_Kạn

20. Khuyết danh (2014). Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương. Truy cập 04/11/14 từ http://library.kiwix.org/wikipedia_vi_ all_12_2012/A/Đông Bắc Việt Nam.html

21. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Tiệp và Cái Văn Tranh (2001). Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng. Nxb Giáo Dục, Hà Nội. tr. 69 - 71.

22. Lê Văn Năm (2010). Bệnh lợn ở Việt Nam các biện pháp phòng trị hiệu quả. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 283 - 288.

23. Lương Văn Huấn (1998). Giun sán ký sinh ở lợn một số tỉnh phía nam và biện pháp phòng ngừa. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm. (1). tr. 5 - 7.

24. Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997). Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở gia súc gia cầm. Nxb Nông nghiệp, TPHCM. tr. 175 - 180.

25. Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2003). Thuốc thú y và cách sử dụng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 176 - 189.

26. Nguyễn Kim Lan, Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Quang Tuyên (1999). Ký sinh trùng thú y. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 90 - 146.

27. Nguyễn Kim Lan, Lê Minh và Nguyễn Thị Ngân (2006). Vai trò ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa tại Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y. XVI (1). tr. 36 - 41.

28. Nguyễn Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Văn Quang (2008). Ký sinh trùng học thú y. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 86 - 94.

29. Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh và Trương Quang (2001). Dịch tễ học thú y.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)