Bệnh tích vi thể do G doloresi gây ra ở lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 108)

Những tổn thương tế bào biểu mô ở thành dạ dày lợn là nơi ấu trùng

G. doloresi đi qua và cũng là những nơi giun trưởng thành ký sinh. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tác hại của ấu trùng và giun trưởng thành đối với lợn, đây là yếu tố quan trọng phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh giun dạ dày của lợn qua phương pháp làm tiêu bản vi thể.

Chúng tôi chọn 9 lợn mổ khám để nghiên cứu tổn thương vi thể, là những lợn chỉ bị nhiễm riêng loài giun dạ dày G. doloresi ở cường độ từ 500-800 trứng/gam phân, không bị bệnh Truyền nhiễm, Nội khoa, Ngoại khoa, Sản khoa và nhiễm các loài giun, sán khác được xác định qua xét nghiệm phân. Mỗi mẫu bệnh phẩm của mỗi lợn được nghiên cứu trên 4 block, với tổng số 36 block được nghiên cứu (bảng 4.16).

Bảng 4.16. Tần suất bắt gặp các đặc điểm bệnh tích vi thể ở cơ quan tiêu hóa của lợn do nhiễm giun dạ dày gây ra STT Bệnh tích Tổng số block theo dõi Mức độ Tổng số block có bệnh tích + ++ +++ Số block Tỷ lệ (%) Số block Tỷ lệ (%) Số block Tỷ lệ (%) Số block Tỷ lệ (%) 1 Biểu mô niêm mạc dạ dày bị tổn thương 36 6 16,67 12 33,33 18 50,00 36 100,00 2 Tế bào biểu mô dạ dày bị phá hủy 36 2 5,56 14 38,88 20 55,56 36 100,00

3 Biểu mô dạ dày bị hoại tử 36 5 13,89 9 25,00 8 22,22 22 61,11

4 Thâm nhiễm tế bào viêm ở hạ niêm mạc 36 10 27,78 8 22,22 12 33,33 30 83,33 5 Hạ niêm mạc bị xung huyết và thấm nước phù 36 5 13,89 11 30,56 17 47,22 33 91,67 6 Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở hạ niêm mạc 36 9 25,00 11 30,56 14 38,89 34 94,44

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, lợn bị nhiễm G. doloresi thể hiện bệnh tích vi thể rõ nhất là: biểu mô thành dạ dày bị tổn thương, tế bào biểu mô dạ dày bị phá hủy, biểu mô dạ dày bị hoại tử, hạ niêm mạc bị xung huyết, thẫm nước phù, thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở hạ niêm mạc. Trong đó biểu mô của niêm mạc dạ dày bị phá hủy với tỷ lệ 100%, mức độ biểu hiện tăng dần, lần lượt là: 16,67%; 33,33% và 50,00%. Tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày bị phá hủy nặng với tỷ lệ 100%, mức độ biểu hiện tăng dần, lần lượt là: 5,56%; 38,88% và 55,56%. Biểu mô của niêm mạc dạ dày bị hoại tử với tỷ lệ là 61,11%, mức độ tổn thương là 13,89%; 25,00% và 22,22%. Thâm nhiễm tế bào viêm ở hạ niêm mạc với tỷ lệ là 83,33%, mức độ biểu hiện là 27,78%; 22,22% và 33,33%. Hạ niêm mạc bị xung huyết và thẫm nước phù tỷ lệ là 91,67%, mức độ biểu hiện tăng dần 13,89%; 30,56% và 47,22%. Thâm nhiễm tế bào bạch cầu ái toan ở hạ niêm mạc là 94,44%, mức độ biểu hiện tăng dần 25,00%; 30,56% và 38,89%.

Nguyên nhân đưa đến các biểu hiện bệnh lý vi thể như vậy, theo chúng tôi có lẽ do cấu tạo phần đầu và phần thân của giun được phủ bởi một lớp gai cutin rất sắc nhọn, giúp cho giun cắm sâu vào niêm mạc thành dạ dày để đục khoét và hút máu tại đó. Từ những tác động cơ học gây tổn thương niêm mạc thành dạ dày, đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn nội quan xâm nhập gây viêm dạ dày cấp và mãn tính, đồng thời tại chỗ viêm loét có hiện tượng đặc trưng là tập trung bạch cầu ái toan.

Chúng tôi cho rằng, mức độ tổn thương do G. doloresi gây ra ở dạ dày của lợn là khá trầm trọng, những tổn thương này gây cản trở tới khả năng co bóp thức ăn trong dạ dày từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của lợn. Giun cắm sâu vào niêm mạc dạ dày gây nên những nốt viêm, loét sâu và tạo thành các hang lớn từ đó mở đường cho các vi khuẩn gây nhiễm kế phát, là một trong những nguyên nhân làm cho lợn bị gầy còm, chậm lớn.

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu về những tổn thương vi thể do giun dạ dày G. doloresi gây ra chúng tôi khuyến cáo các nông hộ chăn nuôi lợn tại vùng nghiên cứu nên áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh cho lợn như: định kỳ tẩy giun, sán cho lợn, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, phân lợn thải ra cần được thu gom đem ủ và không nuôi lợn thả rông là biện pháp cần thiết nhằm hạn chế nhiễm ký sinh trùng nói chung, nhiễm giun dạ dày G. doloresi nói riêng, để bảo vệ sức khỏe cho đàn lợn là rất cần thiết.

Hình 4.29. Vết rách ở thành dạ dày do

G. doloresi tác động, nhuộm HE, x100

Hình 4.30. Thành dạ dày lành không bị giun tác động nhuộm HE, x50

Hình 4.31. Biểu mô dạ dày bị rách nát do giun G. doloresi tác động HE, x100

Hình 4.32. Hạ niêm mạc bị xung huyết và thẫm nước phù,

Hình 4.33. Biểu mô dạ dày bị tổn

thương nặng bắt màu hồng do

G. doloresi tác động, nhuộm HE, x100

Hình 4.34. Biểu mô dạ dày bị hoại tử bắt màu hồng do độc tố của

G. doloresi tiết ra, nhuộm HE, x100

Hình 4.35. Thâm nhiễm tế bào bạch cầu ái toan ở hạ niêm mạc bắt màu

tím, nhuộm HE, x400

Hình 4.36. Thâm nhiễm tế bào viêm ở hạ niêm mạc bắt màu tím

4.3.3. Xác định một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị nhiễm Gnathostoma doloresi

Giun G. doloresi ký sinh và hút máu lợn, làm cho lợn bị thiếu máu, gây ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn. Vì vậy, nghiên cứu tác hại của giun G. doloresi tới các chỉ tiêu sinh lý máu lợn là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chỉ tiêu huyết học của 9 lợn chỉ bị nhiễm riêng loài giun dạ dày G. doloresi ở cường độ từ 500-800 trứng/gam phân, không bị nhiễm các loài giun, sán khác được xác định qua xét nghiệm phân và các bệnh khác. Nhằm xác định các chỉ tiêu số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ lệ các loại bạch cầu ở trong máu của lợn bị nhiễm giun dạ dày G. doloresi và lợn không bị nhiễm giun dạ dày G. doloresi.

4.3.3.1. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố giữa lợn không bị nhiễm giun G. doloresi và lô lợn bị nhiễm giun G. doloresi

Sự thay đổi về số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của lợn bị nhiễm giun G. doloresi và lợn không bị nhiễm giun G. doloresi được trình bày ở bảng 4.17.

Bảng 4.17. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố giữa lợn không nhiễm giun G. doloresi và lợn bị nhiễm G. doloresi

Chỉ số máu Lợn không bị nhiễm G. doloresi (X ±mx) Lợn bị nhiễm G. doloresi (X ±mx) Mức ý nghĩa (p) *Số lợn nghiên cứu 9 9

Số lượng hồng cầu (triệu/mm3 máu) 5,22 ± 0,08 4,52 ± 0,12 P> 0,05 Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3 máu) 20,04 ± 0,13 25,60 ± 0,10 P< 0,05 Hàm lượng huyết sắc tố (g%) 11,58 ± 0,11 9,94 ± 0,09 P> 0,05

Xét nghiệm máu của 9 lợn không bị nhiễm giun G. doloresi , số lượng hồng cầu là 5,22 ± 0,08 triệu/mm3 máu; số lượng bạch cầu là 20,04 ± 0,13 nghìn/mm3; hàm lượng huyết sắc tố là 11,58 ± 0,11g%. Trong khi đó xét nghiệm máu của 9 lợn bị nhiễm giun G. doloresi về số lượng hồng cầu là 4,52 ± 0,12 triệu/mm3 máu; số lượng bạch cầu là 25,60 ± 0,10 nghìn/mm3; hàm lượng huyết sắc tố là 9,94 ± 0,09g%.

Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996), Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), số lượng hồng cầu của lợn lớn là 5,0 triệu/mm3 máu, số lượng bạch cầu là 20 nghìn/mm3 máu, hàm lượng huyết sắc tố ở lợn lớn là 11,5 g%.

Theo kết quả bảng 4.17, số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của lô lợn không bị nhiễm giun G. doloresi được chúng tôi xét nghiệm máu đều nằm trong giới hạn sinh lý bình thường của lợn. Nhưng số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của lô lợn nhiễm G. doloresi đã có sự thay đổi.

So sánh số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của lô lợn không nhiễm G. doloresi với lô lợnnhiễm G. doloresi cho thấy:

Số lượng hồng cầu: ở lô lợn không nhiễm G. doloresi trung bình là 5,22 triệu/mm3 máu; lợn ở lô nhiễm giun G. doloresi là 4,52 triệu/mm3 máu. Đã có sự thay đổi về số lượng hồng cầu giữa 2 lô, ở lô lợn nhiễm giun G. dolores số lượng hồng cầu thấp hơn so với lô lợn không nhiễm G. doloresi. Mặc dù đã có sự giảm đi về số lượng hồng cầu nhưng sự khác nhau này là rõ rệt (P>0,05).

Số lượng bạch cầu cũng có sự thay đổi giữa lô lợn không nhiễm G. doloresi và lô lợn nhiễm giun G. doloresi. Lô không nhiễm G. doloresi là 20,04 nghìn/mm3 máu; ở lô lợn bị nhiễm G. doloresi là 25,60 nghìn/mm3 máu. Như vậy, số lượng bạch cầu trung bình của lô lợn bị nhiễm G. doloresi có sự tăng lên so với lô lợn không nhiễm, sự sai khác về số lượng bạch cầu giữa 2 lô là rõ rệt (P< 0,05).

Hàm lượng huyết sắc tố: ở lợn không nhiễm G. doloresi là 11,58 g%; ở lợn nhiễm giun G. doloresi là 9,94 g%. Hàm lượng huyết sắc tố trung bình của lô lợn bị nhiễm giun dạ dày G. doloresi thấp hơn so với hàm lượng huyết sắc tố của lô lợn không nhiễm G. doloresi. Sự khác nhau này chưa rõ rệt (P> 0,05).

Từ kết quả xét nghiệm của đề tài chúng tôi sơ bộ kết luận như sau: lô lợn bị mắc bệnh giun dạ dày G. doloresi có số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố giảm. Nhưng thay đổi này là chưa rõ rệt (P> 0,05). Còn đối với số lượng bạch cầu của lô lợn mắc bệnh giun dạ dày G. doloresi tăng cao hơn so với lô lợn không bị mắc bệnh giun dạ dày G. doloresi, sự thay đổi này là rõ rệt (P< 0,05).

Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), thì bạch cầu bảo vệ cơ thể động vật bằng hai cách: thực bào và sinh kháng thể. Số lượng bạch cầu tăng là một chỉ tiêu phản ánh chức năng bảo vệ cơ thể trước những yếu tố bệnh lý, mà trong trường hợp này yếu tố bệnh lý là giun dạ dày G. doloresi ký sinh ở lợn.

Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố giảm và tăng bạch cầu của lợn bị nhiễm giun G. doloresi, theo chúng tôi, có lẽ là hậu quả do quá trình ký sinh của

giun. Bởi vì, dinh dưỡng của G. doloresi là hút máu lợn để nuôi sống cơ thể làm cho lợn bị thiếu máu. Ngoài ra giun còn gây ra những tổn thương cơ giới tại vị trí ký sinh dẫn đến viêm loét từ đó làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý máu của lợn. Như vậy, kết quả nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu huyết học về lợn bị nhiễm giun G. doloresi của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả.

4.3.3.2. Công thức bạch cầu của lợn không bị nhiễm G. doloresi và lợn bị nhiễm giun G. doloresi

Sự thay đổi về tỷ lệ các loại bạch cầu ở trong máu có ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán bệnh nói chung và bệnh ký sinh trùng nói riêng.

Kết quả về sự thay đổi công thức bạch cầu của lợn bị nhiễm giun dạ dày

G. doloresi được trình bày ở bảng 4.18.

Bảng 4.18. So sánh công thức bạch cầu giữa lợn bị nhiễm giun

G. doloresi và lợn không bị nhiễm giun G. doloresi Công thức bạch cầu Lợn không bị nhiễm G. doloresi (X ± mx) % Lợnbị nhiễm G. doloresi (X ±mx) % Mức ý nghĩa (p) * Số lợn nghiên cứu 9 9 Trung tính 40,36 ± 0,19 31,04 ± 0,17 P< 0,05 Ái toan 4,08 ± 0,13 11,59 ± 0,11 P< 0,05 Ái kiềm 1,41± 0,12 1,46 ± 0,13 P> 0,05 Bạch cầu lympho 48,64 ± 0,26 51,7 ± 0,17 P> 0,05 Đơn nhân lớn 3,04 ± 0,11 3,32 ± 0,09 P> 0,05

Công thức bạch cầu của lô lợn khỏe như sau: tỷ lệ bạch cầu trung tính trong máu là 40,36%, bạch cầu ái toan là 4,08%, bạch cầu ái kiềm là 1,41%, bạch cầu lympho là 48,64% và bạch cầu đơn nhân lớn 3,04%.

Theo các tác giả Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996), Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) thì tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu của lợn bình thường là: bạch cầu trung tính là 40,00%; bạch cầu ái toan là 4,00%; bạch cầu ái kiềm là 1,40%; bạch cầu lympho 48,60%; bạch cầu đơn nhân lớn 3,00%.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các loại bạch cầu ở trong máu lô lợn không bị nhiễm G. doloresi được xét nghiệm là phù hợp với thông báo của các tác giả.

Bạch cầu trung tính của lô lợn bị nhiễm G. doloresi là 31,04% thấp hơn lô lợn không bị nhiễm là 40,36%.

Bạch cầu ái toan ở lợn bị nhiễm G. doloresi là 11,59% cao hơn so với lô lợn không bị nhiễm G. doloresi là 4,08%.

Bạch cầu ái kiềm của lợn bị nhiễm G. doloresi tương đương với lô lợn không bị nhiễm G. doloresi là 1,41% và 1,46%.

Lâm ba cầu (bạch cầu lympho) của lô lợn bị nhiễm G. doloresi là 51,78% gần tương đương với lô lợn không bị nhiễm là 48,64%.

Bạch cầu đơn nhân lớn của lô lợn bị nhiễm G. doloresi ít có sự sai khác với lô lợn không bị nhiễm G. doloresi là 3,32% và 3,04%.

Như vậy, công thức bạch cầu của lô lợn bị nhiễm G. doloresi so với lô lợn không bị nhiễm đã có sự sai khác nhau về tỷ lệ nhiễm, trong đó có bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan có sự khác nhau là rõ rệt (p<0,05).

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs. (1978), gia súc, gia cầm chống lại ký sinh trùng bằng những phản ứng tế bào viêm, chức năng thực bào, hiện tượng tăng bạch cầu ái toan, tăng lâm ba cầu và giảm bạch cầu trung tính. Tác giả cho biết, hiện tượng tăng bạch cầu ái toan là một chỉ tiêu để chẩn đoán bệnh nội ký sinh trùng.

Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) cho biết, bạch cầu ái toan tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể, chống cảm nhiễm bệnh. Khi cơ thể cảm nhiễm ký sinh trùng đường ruột thì bạch cầu ái toan tăng lên rất rõ.

Từ bảng 4.17 và 4.18 chúng tôi có nhận xét: lợn bị mắc bệnh giun dạ dày G. doloresi có số lượng hồng cầu giảm, hàm lượng huyết sắc tố giảm, bạch cầu trung tính giảm, bạch cầu ái toan tăng, lâm ba cầu tăng. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả trên.

4.4. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH GIUN DẠ DÀY LỢN

G. DOLORESI

4.4.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày

G. doloresi của lợn

Ở nước ta rất ít nghiên cứu về giun dạ dày của lợn, đặc biệt là thuốc tẩy loài giun này. Vì vậy, trong phạm vi đề tài chúng tôi thử nghiệm hiệu lực tẩy của một số loại thuốc tẩy giun tròn đường tiêu hóa nói chung nhằm tìm ra thuốc có hiệu lực tẩy giun dạ dàyG. doloresi giúp cho người chăn nuôi có cơ sở lựa chọn thuốc khi lợn bị

nhiễm loài giun này.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dùng để tẩy giun tròn đường tiêu hóa lợn, trong đó có 3 loại thuốc là ivermectin 0,25%, levamisol 7,5% và mebendazol 10%, thường được dùng nhiều để tẩy giun tròn cho lợn. Các loại thuốc này rất phổ biến đang còn hiệu lực tẩy giun cao, tác dụng với nhiều loài giun tròn ở đường tiêu hóa của lợn. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn 3 loại thuốc trên để thử nghiệm với giun dạ dày G. doloresi.

4.4.1.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày G. doloresi của lợn trên diện hẹp

Chúng tôi đã sử dụng 3 loại thuốc ivermectin 0,25%, levamisol 7,5% và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)