Vòng đời giun dạ dày lợn G hispidum và G doloresi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 43)

Phần 5 Kết luận và đề nghị

2.6 Vòng đời giun dạ dày lợn G hispidum và G doloresi

Nguồn: Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996); Nguyễn Thị Kim Lan (2012)

Gnathostoma trưởng thành (ký sinh ở dạ dày lợn) Trứng Ấu trùng Ấu trùng có sức gây nhiễm t0, A0, pH Cá, ếch, bò sát Phân Ký chủ trung gian bọ nước Vật chủ trung gian 2 Ấu trùng có sức gây nhiễm Ấu trùng có sức gây nhiễm nằm trong kén Chim nước Vật chủ dự trữ

- Dịch tễ học

Từ kết quả điều tra của Quan and Min (1991), ở Trung Quốc tỷ lệ nhiễm

G. hispidum của lợn là 14,9%, trong đó tỷ lệ nhiễm ở vùng đồng bằng 26,4% cao

hơn so với vùng miền núi là 5,1%.

Ở Ấn Độ, Yadav and Tadon (1989) mổ khám 1496 lợn đã phát hiện 11 loài giun sán, trong đó có 4 lợn nhiễm G. hispidum, với tỷ lệ nhiễm là 0,26%.

Tại Việt Nam, Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) cho biết, lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm Ascarops là 2,8-9,9%; lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 8-13%; lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 12-22%; lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 14-24%.

Nghiên cứu về khu hệ giun sán ở miền Bắc Việt Nam, Bùi Lập (1964) đã kết luận: tỷ lệ nhiễm P. sexalatus ở lợn là 31,4%, trong đó vùng đồng bằng

10,1%, trung du 40% và miền núi là 63,9% (Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1978).

Theo kết quả điều tra của Lương Văn Huấn (1994), ở các lò mổ sát sinh tại Sài Gòn và Đà Lạt cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun dạ dày Gnathostoma khá phổ biến

từ 30 - 40% (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006).

Trương Lăng và cs. (2002), đàn lợn của Việt Nam tỷ lệ nhiễm G.hispidium tương đối cao có thể lên đến 30-40 %. Ở cường độ nhiễm nặng đã gặp một lợn có 42 giun trưởng thành bám vào niêm mạc dạ dày và khoảng 100 ấu trùng nằm trong lớp cơ của thành dạ dày.

Phan Địch Lân và cs. (2005) cho biết, loài G. doloresi mức độ phân bố khơng rộng bằng lồi G. hispidum. Chỉ xác định được hai giun cái trưởng thành trong số những giun Gnathostoma. spp thu được tại lò mổ Chánh Hưng.

- Tác hại

Các tác giả Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết, giun dạ dày A. strongylina và P. sexalatus thường chui sâu vào

thành dạ dày gây viêm dạ dày, ảnh hưởng đến q trình tiêu hóa của lợn làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn.

Giun Gnathostoma thường dựa vào những cấu tạo kitin của đầu và cutin ở phần thân có thể phá hủy lớp niêm mạc dạ dày. Giun thường xuyên kích thích và gây tổn thương dẫn đến viêm loét niêm mạc dạ dày. Khi giun cắm sâu vào vách dạ dày tạo thành các hang lớn, các mô bào xung quanh vách hang bị phá hủy, mơ sơ hóa, từ đó làm cho thành dạ dày bị cứng lại, các tuyến chèn ép, chức năng tiết dịch tiêu hóa giảm dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Skrjabin and Petrov, 1979; Nguyễn

Thị Kim Lan, 2012).

Các tác giả Trương Lăng và Xuân Giao (2000), Phan Địch Lân và cs. (2005), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) đều kết luận: giun Gnathostoma chui sâu vào lớp cơ của thành dạ dày lợn tạo thành hang, xung quanh có bờ dầy, có dịch và mủ chảy ra. Lợn bị nhiễm giun dạ dày thường kém ăn, rối loạn tiêu hóa, tăng trọng giảm khoảng 20% so với lợn bình thường. Các trường hợp lợn bị nhiễm giun nặng còn thấy bị chảy máu dạ dày. Ấu trùng di hành qua gan gây viêm gan và tạo thành những đường hoại tử.

- Chẩn đoán

Các tác giả Skrjabin and Petrov (1979), Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết, có thể xét nghiệm phân bằng phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun dạ dày. Tiến hành mổ khám lợn để tìm giun trưởng thành và kiểm tra bệnh tích ở thành dạ dày lợn.

- Phòng trị

Các tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) đều thông báo, biện pháp phòng bệnh giun dạ dày Gnathostoma ở lợn được thực hiện như sau: ngăn ngừa không cho lợn tiếp xúc với vật chủ trung gian, lợn phải được nuôi nhốt trong chuồng, không nuôi lợn thả rông. Không cho lợn uống nước ao, hồ, khe… để hạn chế nuốt phải vật chủ trung gian bị nhiễm ấu trùng giun. Ở các lị mổ phải có hệ thống xử lý phân và nước thải để diệt trứng giun. Phân lợn phải được thu gom và ủ theo phương pháp nhiệt sinh học. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường chăn nuôi, định kỳ dùng các loại hóa chất thơng dụng như: vôi bột, NaOH, CuSO4 để diệt ký chủ trung gian.

Phan Địch Lân và cs. (2005) cho biết, tẩy giun dạ dày Gnathostoma ở lợn có thể dùng mebendazole liều 15-20mg/kg thể trọng cho uống hoặc tiêm.

Các tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) đều cho rằng, có thể dùng một trong những loại thuốc sau để tẩy giun dạ dày cho lợn có hiệu quả: thuốc febendazol liều 5 mg/kg thể trọng, cho uống hoặc trộn lẫn thức ăn; thuốc ivenmectin liều 0,2 mg/kg thể trọng tiêm dưới da.

2.1.2.6. Biện pháp phịng và trị bệnh giun trịn đường tiêu hóa của lợn

a. Thuốc tẩy trừ giun trịn đường tiêu hóa lợn

Để sử dụng các loại thuốc tẩy trừ giun trịn đường tiêu hóa cho lợn có hiệu quả nhất, cần xây dựng lịch tẩy trừ giun thích hợp với các điều kiện cụ thể ở

vùng có bệnh. Nên sử dụng các loại thuốc phổ tác dụng rộng, một loại thuốc có thể tẩy trừ nhiều loại giun tròn. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng kỹ thuật nhằm tránh hiện tượng giun kháng thuốc (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012).

Hiện nay, tại một số nước trên thế giới như Đan Mạch, New Zealand và Úc đã xuất hiện sự kháng thuốc của một số loại giun, sán, sự kháng thuốc thấy xuất hiện rõ ở lợn, cừu và ngựa. Nguyên nhân giun, sán kháng được thuốc là do sử dụng thuốc không đúng liều lượng, một loại thuốc được sử dụng liên tục trong nhiều năm.

Ở Việt Nam tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) đã kết luận: có thể dùng ivermectin liều 0,3 mg/kg thể trọng, tiêm cho lợn mẹ từ 1-2 tuần trước khi đẻ, thuốc dùng 2 liều, mối liều tiêm cách nhau 7 ngày, để ngăn chặn sự lây nhiễm giun lươn từ lợn mẹ sang lợn con.

Bùi Thị Tho (2003) cho biết, dùng mebendazole liều 1 mg/kg thể trọng, trộn với thức ăn theo tỷ lệ 30‰, liên tục 10 ngày có thể ngăn chặn được sự cảm nhiễm của giun lươn.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009), có thể dùng thuốc mebenvet để tẩy giun tóc cho lợn, liều 50 mg/kg thể trọng, trộn vào thức ăn, cho lợn ăn một lần duy nhất, kết quả điều trị tốt.

Các tác giả Phan Địch Lân và cs. (2005), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) cho biết, dùng thuốc ivermectin để tẩy giun kết hạt cho lợn, liều 0,2 mg/kg thể trọng, cho kết quả điều trị cao.

Nghiên cứu về hiệu lực tẩy giun dạ dày Gnathostoma ký sinh ở lợn, các tác giả Phan Địch Lân và cs. (2005), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) đều kết luận: có thể sử dụng mebendazole liều 15-20 mg/kg thể trọng, cho uống hoặc trộn lẫn thức ăn, ivermectin liều 0,2 mg/kg thể trọng, tiêm dưới da có thể tẩy được giun dạ dày cho lợn.

Xuất phát từ những nghiên cứu trong và ngồi nước về những thuốc có hiệu lực cao tẩy trừ giun trịn đường tiêu hóa lợn. Nhưng đối với hệ giun dạ dày chưa có tác giả nào nghiên cứu đến. Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra thuốc tẩy giun dạ dày có hiệu quả cao là yêu cầu cần thiết. Trong phạm vi đề tài chúng tôi thử nghiệm hiệu lực tẩy trừ giun dạ dày bằng ba loại thuốc ivermectin, levamisole và mebendazole. Trên cơ sở khoa học của ba loại thuốc này đã được sử dụng có hiệu lực tẩy trừ rất

tốt đối với các loài giun trịn khác ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn.

● Thuốc ivermectin

Ivermectin có cơng thức hóa học và tên hóa học như sau: - Cơng thức hóa học C48H74O14

- Tên hóa học: (22,23-dihydroavermectin B1a) + C47H72O14 (22,23- dihydroavermectin B1b) (Bùi Thị Tho, 2003).

- Là một loại thuốc trị ký sinh trùng nằm trong nhóm avermectin có cấu trúc hóa học liên quan đến vòng macrolid. Avermectin được chiết xuất từ nấm

Streptomyces avermitilis. Ivermectin là chất bán tổng hợp từ avermectin. Thuốc

dạng bột màu trắng, ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.

- Cơ chế tác động: Thuốc có tác dụng phong bế sự dẫn truyền xung động thần kinh của các loài giun sán. Do tác dụng của thuốc, enzym cholinestheraza bị phong tỏa, làm cho acetycholin tích tụ lại nhiều tại sinap thần kinh. Trong khi đó hệ GABA (Gamma Amino Butyric Acid) vẫn hoạt động bình thường, có nghĩa là

acetycholin vẫn tiếp tục được tổng hợp. Kết quả hoạt động các nhánh thần kinh

thuộc hệ thần kinh trung ương khơng được kiểm sốt làm cho giun sán bị ngộ độc thuốc, co giật liên tục mất năng lượng dẫn đến liệt mất khả năng bám, cuối cùng bị chết.

- Ivermectin có tác dụng tẩy được cả nội và ngoại ký sinh trùng. Trong điều trị các bệnh giun trịn đường tiêu hóa của lợn như: giun đũa, giun tóc, giun kết hạt, giun lươn, giun dạ dày... Thuốc có hiệu lực tẩy giun ở các thời kỳ khác nhau, dạng trưởng thành và các thời kỳ phát triển của ấu trùng ký sinh trên vật ni. Khi sử dụng rất an tồn cho tất cả các loài gia súc.

- Liều dùng: lợn 0,3 mg/kg thể trọng tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc cho uống.

● Thuốc levamisole

Levamisole có tên và cơng thức hóa học như sau: - Cơng thức hóa học: C11H12N2S

- Tên hóa học: (S) - 6 - phenyl -2,3,5,6 - tetrahydroimidazo[2,1- b][1,3] thiazole (Phạm Đức Chương và cs., 2003).

Levamisole

- Levamisole được bào chế ở dạng bột, viên hoặc dung dịch, cho uống hoặc tiêm dưới da để tẩy các lồi giun đũa, giun móc, giun tóc, giun lươn và giun kết hạt cho lợn.

- Cơ chế tác động: thuốc ức chế Succino - dehydrogennase ở cơ giun, cản trở sự chuyển fumarat sang succinat, từ đó làm giảm năng lượng cho cơ co của giun. Kết quả giun bị liệt và bị tống ra ngoài theo phân.

- Thuốc có tác dụng trị cả giun trưởng thành và cả ấu trùng của lớp giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa.

- Liều dùng: liều uống 7,5 mg/kg thể trọng, tiêm dưới da 5 mg/kg thể trọng

● Thuốc menbendazole

Thuốc menbendazole có tên khoa học và công thức như sau: - Cơng thức hóa học: C16H13N3 O3

- Tên hóa học: N(benzoyl - 5 - benzimidazolul - 2) carbamat de methyl (Trần Đức Hậu và cs., 2007).

mebendazol

nhạt ít tan trong nước và dung môi hữu cơ. Không hút ẩm, ổn định trong khơng khí. Thuốc có phổ ký sinh trùng rộng, trị tất cả các lớp giun tròn ở các thời kỳ phát triển khác nhau: dạng trưởng thành, trứng và ấu trùng đang di hành trong máu. Hiệu quả điều trị đối với giun lươn, dạ dày, giun đũa, giun tóc, giun kết hạt… đạt 90 - 100%.

- Cơ chế tác động: Thuốc làm mất khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của giun, sán (mất các vi ống của bào tương ở tế bào ruột và da). Các chất tiết được tích lũy ở bộ máy golgi, thuốc có nhiệm vụ phong tỏa chất furamat reductaz làm ngừng tiết cholinesteras, acetincholine không bị phân giải, sẽ kích thích co liên tục. Đồng thời các ống mao dẫn dùng để hấp thu glucose lại bị tổn thương, nên giun sán giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, ATP bị giảm tổng hợp. Kết quả giun sán bị tê liệt và bị đào thải ra ngoài theo phân.

- Thuốc được bào chế dưới dạng bột hoặc thuốc viên trộn lẫn vào thức ăn, tùy theo từng con vật, dùng 2 lần/ngày. Liều đối với lợn 1 mg/kg thể trọng trộn với thức ăn từ 5 - 10 ngày liên tục.

b. Biện pháp phòng bệnh giun tròn

Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết, ứng dụng nguyên lý của Skrjabin (1944) là học thuyết diệt trừ tận gốc bệnh giun sán. Do vậy, khi ta dùng thuốc điều trị bệnh cho một con vật thì đối với bản thân nó là điều trị, cịn đối với những con vật khác thì đó là phịng bệnh, vì chữa cho một con vật khỏi bệnh tức là đã loại trừ được một nguồn reo rắc mầm bệnh ra môi trường và làm cho môi trường khơng bị ơ nhiễm mầm bệnh. Do đó, những con vật khác sẽ khơng bị mắc bệnh. Diệt trứng giun ở ngoại cảnh mục đích đề phịng cho động vật không bị nhiễm bệnh. Tức là diệt trùng ở trong phân, diệt trùng bằng cách luân phiên bãi chăn thả và vệ sinh thức ăn nước uống.

Các tác giả Nguyễn Thị Lê và cs. (1996), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) đều đưa ra biện pháp phòng trừ tổng hợp trong việc phòng chống bệnh giun trịn đường tiêu hóa lợn như sau: Diệt căn bệnh ở trong cơ thể lợn bằng cách định kỳ tẩy giun cho lợn mỗi năm mấy lần tùy thuộc vào từng vùng và từng loại lợn. Diệt trứng giun trịn bằng các biện pháp vật lý, hóa học và sinh học. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và cần chú ý tới vệ sinh thức ăn, nước uống cho lợn. Diệt căn bệnh ở ngoại cảnh, chủ yếu là xử lý trứng và ấu trùng giun trịn đã khuếch tán ra ngồi mơi trường bằng cách thu gom phân và ủ

Ủ phân đã có từ lâu đời, theo sử sách ghi lại tại Ai Cập từ 3000 năm trước cơng ngun là một quy trình xử lý chất thải nông nghiệp đầu tiên trên thế giới. Người Trung Quốc đã biết ủ chất thải cách đây 4000 năm. Người Nhật Bản sử dụng compost để sản xuất phân bón nơng nghiệp từ nhiều thế kỷ. Tuy nhiên quá trình ủ phân mới được nghiên cứu một cách khoa học và được Sir (1943) thực hiện tại Ấn Độ. Đến nay đã có nhiều tài liệu viết về q trình ủ phân và nhiều mơ hình cơng nghệ ủ phân với quy mô lớn được phát triển trên thế giới (US.EPA,1997).

Quá trình ủ phân hiếu khí được hiểu là quá trình phân hủy sinh học các chất thải hữu cơ đến trạng thái ổn định, dưới tác dụng và kiểm soát của con người, sản phẩm thu được là những chất hữu cơ và hệ vi sinh vật dinh dưỡng phong phú được gọi là compost.

Cơ chế hoạt động của quá trình compost phụ thuộc vào hai yếu tố đó là: q trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí và vai trị của hệ vi sinh vật. Trong quá trình ủ phân hiếu khí là một hỗn hợp gồm phân, nước, cacbon, oxy, nitơ và hệ vi sinh vật như: vi khuẩn, động vật nguyên sinh, Actinomycetes, nấm… sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong đống ủ để thành mùn. Trong đống phân ủ do hệ vi sinh vật hoạt động phân hủy các chất hữu cơ sản sinh ra nhiệt, tạo điều cho các vi khuẩn ưa nhiệt hoạt động mạnh, từ đó làm cho nhiệt độ của đống phân ủ tăng lên. Khi nhiệt độ của đống phân ủ lên trên 550

C và kéo dài sẽ giết chết các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là trứng và ấu trùng giun, sán.

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC 2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), mổ khám lợn ở 7 tỉnh miền Bắc và miền Trung cho kết quả như sau: tỷ lệ lợn nhiễm giun đũa từ 13,2- 43,55% với cường độ nhiễm trung bình từ 3,0-21,5 giun/lợn. Lợn ni thả rơng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn nuôi nhốt. Lợn thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin thường dễ bị nhiễm giun đũa hơn.

Lương Văn Huấn (1995), đã thử nghiệm điều trị lợn bị nhiễm giun dạ dày bằng 4 loại thuốc tetramisol, thelmisol, tetravermex và dipterex. Tác giả cho biết, những loại thuốc này khơng có hiệu lực tẩy giun G. hispidum (Phạm Văn Khuê

và Phan Lục, 1996).

dần theo tuổi, do lợn con có sức đề kháng tốt đối với giun kết hạt. Lợn dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 46,9%; lợn từ 3-7 tháng tuổi nhiễm 72,4%; lợn trên 8 tháng tuổi nhiễm 73,3%.

Theo kết quả điều tra của Lương Văn Huấn (1994), ở các lò mổ sát sinh tại Sài Gòn và Đà Lạt cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun dạ dày Gnathostoma khá phổ biến từ 30-40%. Trong một ca lợn nhiễm nặng đã tìm thấy 42 giun trưởng thành bám vào niêm mạc dạ dày và khoảng 100 ấu trùng nằm trong lớp cơ của thành dạ dày (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)