Số liệu của đề tài được xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và phân tích bằng phần mềm Minitab 14.0.
So sánh tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa tại các điạ điểm nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm theo vùng địa hình, mùa vụ, phương thức nuôi và tình trạng vệ sinh bằng phép thử χ2 (Chi-Square Test). So sánh các chỉ tiêu huyết học của lợn nhiễm giun dạ dày và lợn không bị nhiễm giun dạ dày bằng phép thử t (Student test).
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THÀNH PHẦN LOÀI, TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM GIUN TRÒN KÝ SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA LỢN NUÔI TẠI BA TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
4.1.1. Thành phần loài giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh nghiên cứu nghiên cứu
Nghiên cứu về thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn là cơ sở khoa học để nghiên cứu về hình thái học, chu kỳ sinh học, bệnh lý học và biện pháp phòng và trị bệnh do giun tròn gây ra cho lợn. Để xác định được thành phần loài giun ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành mổ khám 1.080 lợn và thu thập giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Mẫu giun được định loại tại Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Bộ môn Bệnh động vật, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Giám định tại Phòng Ký sinh trùng học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (bảng 4.1).
Bảng 4.1. Những loài giun tròn tìm thấy ở đường tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu
TT Tên giun tròn Nơi ký
sinh
Phân bố
Cao Bằng Bắc Kạn Thái Nguyên
1 Gnathostoma doloresi
(Tubangui, 1925)
Dạ dày + + +
2 Ascaris suum (Goeze, 1872) Ruột non + + + 3 Trichocephalus suis (Schranh, 1788) Ruột già + + + 4 Strongyloides ransomi (Schwartz et Alicata, 1930) Ruột non + + + 5 Oesophagostomum dentatum (Rodolphi, 1803) Ruột già + + + Tổng số loài phát hiện 5 5 5 Ghi chú: (+) có phát hiện
Lợn nuôi tại vùng nghiên cứu nhiễm 5 loài giun tròn đường tiêu hóa là
Trichocephalus suis, Strongyloides ransomi, Oesophagostomum dentatum, Ascaris suum và Gnathostoma doloresi. Sự phân bố của giun tròn đường tiêu hóa của lợn ở ba tỉnh nghiên cứu là giống nhau, mỗi tỉnh đều phát hiện được cả 5 loài. Điều này có thể giải thích như sau: cả 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên đều nằm trong khu vực vùng núi Đông Bắc, có điều kiện địa hình, khí hậu
giống nhau, nên khu hệ sinh vật cũng giống nhau từ đó dẫn đến sự phân bố các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn cũng giống nhau.
Theo kết quả thống kê của Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006), đàn lợn Việt Nam nhiễm 28 loài giun tròn, trong đó có 24 loài ký sinh ở đường tiêu hóa. So sánh với kết quả thống kê của tác giải thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi về số chủng loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn là ít hơn. Theo chúng tôi, có thể là do tính thích nghi của từng loài giun tròn và sự phân bố theo các vùng địa lý khác nhau. Vì vậy, kết quả xác định số lượng loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn tại vùng nghiên cứu của chúng tôi ít hơn kết quả điều tra của tác giả là hợp lý. Các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn được phân bố khá phổ biến ở các địa phương nghiên cứu, theo thông báo của một số tác giả thì các loài giun tròn này đều có vai trò gây bệnh quan trọng cho lợn và gây thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006).
Trong số các loài giun tròn thường gặp phổ biến ở lợn, thì có 4 loài giun tròn có khả năng truyền lây và gây bệnh cho người là loài giun tóc, giun lươn, giun đũa và giun dạ dày G. doloresi (Seguchi et al.,1995; Akahane et al., 1998; Nguyễn Phước Tương, 2002; Bùi Quý Huy, 2006).
Sự phong phú về thành phần loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên được chúng tôi giải thích như sau: mặc dù có sự khác nhau về chu kỳ sinh học nhưng sự tồn tại và phát triển của các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn đều chịu tác động của các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ của môi trường. Các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, khí hậu thường nóng, ẩm, mưa nhiều về mùa hè, mùa đông không lạnh lắm và gần như ẩm quanh năm. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn (Trịnh Văn Thịnh, 1967b). Vì vậy, số lượng loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn được phát hiện tại vùng nghiên cứu của chúng tôi là khá phong phú. Trong 5 loài giun tròn được phát hiện tại vùng nghiên cứu, thì có loài giun
G. doloresi ký sinh ở dạ dày lợn lần đầu tiên được phát hiện.
5 loài giun tròn đường tiêu hóa đã xác định được tại vùng nghiên cứu, có 4 loài đã được nhiều tác giả nghiên cứu và mô tả về đặc điểm, hình thái, cấu tạo, kích thước của giun. Do vậy, trong đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sâu về loài giun dạ dày G. doloresi.
* Hình thái bên ngoài của G. doloresi lúc còn sống.
Giun dạ dày G. doloresi có hình ống tròn. Lúc giun còn sống phần trước của giun có màu hồng đỏ, phần giữa của giun có màu hồng nhạt xen lẫn với màu đen, phần cuối của giun có màu hồng xám.
Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi thấy: Mút trước cơ thể có vòi ngắn tách biệt với phần sau. Có 2 môi bên chia 3 thùy, trên mỗi thùy có 2 đôi núm nằm ở mép trước môi. Vòi có 10 hàng gai móc hướng về phía sau. Cơ thể phủ đầy gai có hình dạng và kích thước khác nhau. Từ hàng thứ nhất đến hàng thứ ba các gai có 3 đến 4 răng, phần giữa thân các gai có 2 răng, phần cuối thân các gai có dạng sợi. Giun đực cơ thể dài trung bình 18-29mm và rộng 0,76-1,12mm. Cánh đuôi hẹp, có 4 đôi núm sinh dục lớn và 3 đôi nhỏ. Giai sinh dục không bằng nhau, 1 gai dài 1,12- 1,2mm, gai còn lại dài 0,4-0,42mm. Không có gai điều chỉnh. Giun cái cơ thể dài 25-48mm, rộng 1,2-2,4mm. Lỗ sinh dục nằm ở gần giữa thuộc nửa sau cơ thể. Trứng có kích thước 0,054-0,062 x 0,03-0,034mm, có nắp ở hai cực. Để thể hiện rõ hơn trong quá trình định loài chúng tôi tiến hành chụp ảnh tiêu bản về cấu tạo siêu cấu trúc một số bộ phận của giun G. doloresi bằng kính hiển vi điện tử quét.
Hình 4.1. Ảnh giun G. doloresi lúc còn sống
● Hình ảnh cấu tạo siêu cấu trúc một số bộ phận của giun G. doloresi chụp dưới kính hiện vi điện tử quét độ phóng đại từ 100-500 lần.
Hình 4.2. Ảnh phần đầu của giun G. doloresi
Hình 4.3. Ảnh miệng và môi của giun G. doloresi
Hình 4.4. Ảnh đầu và phần thân
trước của giun G. doloresi Hình 4.5. Ảnh gai móc ở phần đầu của giun G. doloresi
Hình 4.6. Ảnh gai từ hàng 1 đến hàng 3
ở phần thân của giun G. doloresi
Hình 4.7. Ảnh gai từ hàng 4 đến phần giữa thân của giun G. doloresi
Hình 4.8. Ảnh gai ở phần cuối thân
Hình 4.10. Ảnh trứng giun G. doloresi
4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn nuôi tại ba tỉnh nghiên cứu tỉnh nghiên cứu
4.1.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua mổ khám
Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn nuôi tại một số địa phương thuộc 3 tỉnh nghiên cứu là một chỉ tiêu quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về ký sinh trùng. Chỉ tiêu này thể hiện sự tồn tại của giun tròn với mức độ nhiều hay ít ở một loại ký chủ, đồng thời biểu hiện mức độ nguy hại của giun tròn đường tiêu hóa gây ra đối với vật chủ.
Chúng tôi tiến hành mổ khám 1.080 lợn để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa tại vùng nghiên cứu (bảng 4.2).
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua mổ khám
Địa phương (tỉnh) Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm số giun/lợn từ min - max
Cao Bằng 360 260 72,22 2 - 95
Bắc Kạn 360 263 73,06 3 - 88
Thái Nguyên 360 251 69,72 1 - 98
Tính chung 1.080 774 71,67 1 - 98
- Về tỷ lệ nhiễm: Lợn ở 3 tỉnh nghiên cứu có tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa khá cao, tỷ lệ nhiễm chung là 71,67%. Lợn ở Bắc Kạn có tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao nhất 73,06%; thấp hơn là lợn ở Cao Bằng nhiễm 72,22% và thấp nhất là lợn ở Thái Nguyên nhiễm 69,72%.
- Về cường độ nhiễm: Lợn ở tỉnh Cao Bằng cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa từ 2-95 giun/lợn; ở Bắc Kạn cường độ nhiễm 3-88 giun/lợn và ở Thái Nguyên cường độ nhiễm 1-98 giun/lợn.
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu gần tương đương nhau. Kiểm định thống kê cho thấy, sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giun tròn giữa các tỉnh là không rõ rệt (p> 0,05).
Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm chung giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu cao, theo chúng tôi, vùng này đa phần là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí của nhân dân vùng này còn thấp, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong chăn nuôi còn hạn chế, bên cạnh đó là do tập quán chăn của người dân ở đây vẫn nuôi lợn thả rông và bán chăn thả là chủ yếu. Do vậy, lợn nuôi tại 3 tỉnh nghiên cứu có tỷ lệ nhiễm giun tròn đường hóa cao là điều hiển nhiên.
Phan Thế Việt (1990), đã mổ khám 75 lợn tại huyện An Khê, tỉnh Gia Lai. Kết quả thấy lợn nhiễm giun sán với tỷ lệ cao, nhiễm giun tròn với tỷ lệ 84,21% (Nguyễn Thị Kim Lan, 2011).
Phạm Văn Khuê (1980), tiến hành mổ khám toàn diện 1055 lợn và mổ khám không toàn diện 900 lợn ở 7 lò mổ, của 34 xã trong 14 huyện, thị thuộc 6 tỉnh, thành phố ở Nam bộ: Đồng Nai, Sông Bé (cũ), thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang, Minh Hải (cũ) ở các vùng canh tác, địa hình, khí hậu khác nhau. Đã xác định được đàn lợn Nam bộ nhiễm giun sán khá cao 84,55%, trong đó lợn nhiễm giun tròn là 81,80%.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn thấp hơn nhận xét của các tác giả nêu trên. Theo chúng tôi, có thể là do thời điểm và địa điểm nghiên cứu khác nhau dẫn đến tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn cũng khác nhau.
4.1.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua mổ khám
Từ kết quả mổ khám lợn tại một số địa phương của ba tỉnh nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm theo loài giun (bảng 4.3).
Lợn trong vùng nghiên cứu nhiễm 5 loài giun tròn đường tiêu hóa, tỷ lệ nhiễm chung của 5 loài dao động từ 17,69 đến 39,17%.
- Về tỷ lệ nhiễm: Trong tổng số 1080 lợn mổ khám tại ba tỉnh nghiên cứu thì có 352 lợn nhiễm T. suis, tỷ lệ nhiễm chung là 32,59% dao động từ 30,28 đến 34,17%; có 360 lợn nhiễm S. ransomi, tỷ lệ nhiễm chung là 33,33% dao động từ 30,56 đến 37,22%; có 393 lợn nhiễm O. dentatum, tỷ lệ nhiễm chung là 36,39% dao động từ 35,00 đến 37,50%; có 423 lợn nhiễm A. suum, tỷ lệ nhiễm chung là 39,17% dao động từ 33,06 đến 45,56% và có 191 lợn nhiễm G. doloresi, tỷ lệ nhiễm chung là 17,69%, dao động từ 17,50 đến 21,39%.
Nhìn chung, lợn ở ba tỉnh nghiên cứu có tỷ lệ nhiễm chung cao nhất loài A .suum và thấp nhất loài G. doloresi, ba loài còn lại là T. suis, S. ransomi và O. dentatum tỷ lệ nhiễm gần tương đương nhau. Sở dĩ loài giun G. doloresi có tỷ lệ nhiễm thấp hơn các loài giun khác, là do G. doloresi có vòng phát triển gián tiếp qua vật chủ trung gian. Trong khi đó bốn loài còn lại có vòng phát triển trực tiếp nên bốn loài giun này có tỷ lệ nhiễm cao hơn là điều phù hợp với đặc điểm dịch tễ.
Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo loài giun tại các địa điểm qua mổ khám
Tên giun tròn
Địa điểm nghiên cứu
Tỷ lệ nhiễm chung
(%)
Cao Bằng (n= 360) Bắc Kạn (n= 360) Thái Nguyên (n= 360)
Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ (min - max) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ (min - max) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ (min – max) T. suis 109 30,28 3 - 95 120 33,33 5 - 88 123 34,17 6 - 98 32,59 S. ransomi 110 30,56 7 - 86 116 32,22 6 - 64 134 37,22 3 - 96 33,33 O. dentatum 132 36,67 3 - 75 135 37,50 3 - 69 126 35,00 4 - 85 36,39 A. suum 140 38,89 2 - 15 164 45,56 3 - 19 119 33,06 1 - 10 39,17 G. doloresi 51 14,16 3 - 23 77 21,39 4 - 27 63 17,50 2 - 12 17,69 Chú thích: n là số con nghiên cứu
- Về cường độ nhiễm: Qua kết quả mổ khám, chúng tôi thấy lợn có cường độ nhiễm thấp nhất trong 5 loài giun tròn đường tiêu hóa là 1 giun/lợn và cao nhất 98 giun/lợn. Trong đó loài T. suis có cường độ nhiễm cao nhất từ 6-98 giun trên lợn, loài A. suum có cường độ nhiễm thấp nhất 1-10 giun/lợn. So sánh với kết quả mổ khám 372 lợn ở 37 nông trường quốc doanh giai đoạn (1965-1968) của Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) cho thấy, tỷ lệ nhiễm một số loài giun tròn đường tiêu hóa như sau: A. suum 55-100%, cường độ nhiễm từ 22-88 giun/lợn; T. suis là100%, cường độ nhiễm từ 155 đến vô số giun/lợn.
Bùi Lập (1964) đã nghiên cứu khu hệ giun sán ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả đã mổ khám 1929 lợn tại một số địa điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và Yên Bái kết luận rằng, lợn ở nước ta có tỷ lệ nhiễm giun sán rất cao từ 92-100%. Trong đó giun tròn có 12 loài, khu hệ giun sán của vùng trung du không khác nhiều so với vùng đồng bằng, nhưng khu hệ giun sán vùng núi cao phong phú hơn vùng trung du và vùng đồng bằng (Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1978).
Tại một số tỉnh miền Bắc, miền Trung Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Phan Địch Lân và cs. (2005), đã xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn qua mổ khám như sau: Nghĩa Lộ (cũ) tỷ lệ nhiễm 43,55%, cường độ trung bình 5,4 giun/lợn; Quảng Ninh tỷ lệ nhiễm 26,5%, cường độ trung bình 4,5 giun/lợn; Hà Bắc (cũ) tỷ lệ nhiễm 42,1%, cường độ trung bình 59,2 giun/lợn; Thanh Hóa tỷ lệ nhiễm 13,2%, cường độ trung bình 3,0 giun/lợn; Hải Hưng tỷ lệ nhiễm 40,5%, cường độ trung bình 4,8 giun/lợn; Hà Nam tỷ lệ nhiễm 33,3%, cường độ trung bình 21,5 giun/lợn; Hà Tĩnh tỷ lệ nhiễm 43,55%, cường độ trung bình 5,9 giun/lợn.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn thấp hơn kết luận của các tác giả nêu trên. Sự sai khác này, theo chúng tôi có thể là do các yếu tố sau: vùng địa hình và thời điểm nghiên cứu khác nhau. Mặt khác, trong mấy năm gần đây Đảng và Chính phủ đã ban hành chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng theo hướng sản xuất hàng hóa. Do vậy, người dân đã được tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn