Phần 5 Kết luận và đề nghị
2.3 Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của O dentatum
Nguồn: Popova (1958) 1.Phần trước cơ thể; 2.Phần đầu cơ thể; 3.Đuôi con cái;
4. Mút và gốc gai giao phối; 5. Gai điều chỉnh; 6. Túi đuôi (mặt lưng); 7. Nón sinh dục.
- Vòng đời
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012), vòng đời của giun kết hạt khơng cần vật chủ trung gian. Trứng có kích thước 70-74 x 40-42m, gồm 8-16 phơi bào, sau 7-10 giờ ở ngoại cảnh, trứng nở thành ấu trùng giai đoạn I, sau 24 giờ ở nhiệt độ 22-240C ấu trùng giai đoạn I phát triển thành ấu trùng giai đoạn II, sau 2 ngày ở ngoại cảnh ấu trùng giai đoạn II phát triển thành ấu trùng giai đoạn III là ấu trùng cảm nhiễm. Như vậy, ấu trùng giun kết hạt phải trải qua hai lần biến thái để trở thành ấu trùng có sức gây bệnh. Ấu trùng theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa của lợn, chui qua niêm mạc ruột và tạo thành các hạt ở trên thành ruột, sau đó ra xoang ruột phát triển thành giun trưởng thành. Tuổi thọ của giun kết hạt lợn từ
8-10 tháng. Thời gian hồn thành vịng đời giun kết hạt lợn từ 24-43 ngày.
Sơ đồ 2.3. Vòng đời của giun kết hạt ở lợn O. dentatum
Chú thích: (t0 = 25 - 270C; A0 = 75 - 80%, pH = 7 - 8)
Nguồn: Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996)
- Dịch tễ học
Phan Địch Lân và cs. (2005) cho biết, tỷ lệ nhiễm giun kết hạt ở lợn tăng dần theo tuổi, do lợn con có sức đề kháng tốt đối với giun kết hạt nên tỷ lệ nhiễm thấp. Tuy ấu trùng gây nhiễm vào đường tiêu hóa của lợn con, nhưng khơng gây ra những u kén ở ruột, ngược lại đối với lợn lớn sau khi ấu trùng gây nhiễm xâm nhập vào đường tiêu hóa thì chúng gây bệnh rất nặng và trên ruột có rất nhiều u kén. Thời gian sống của O. dentatum ở trong đường tiêu hóa lợn tương đối dài từ 8-10 tháng. Q trình truyền lây giun này cịn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… ở mỗi vùng.
Ấu trùng giun kết hạt xuyên qua niêm mạc ruột lợn tạo thành những hạt hay gọi là u kén, gây ỉa chảy, con vật bị kiết lị, phân có màng nhầy, đơi khi có máu, niêm mạc ruột sung huyết, thủy thũng. Lợn kém ăn, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lợn con chậm lớn, lợn sinh sản giảm khả năng sinh đẻ. Lợn bị nhiễm giun kết hạt nặng sẽ gầy dần và chết (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011).
Trứng Ấu trùng giai đoạn 1
Ấu trùng giai đoạn 2 Ấu trùng giai đoạn 3 t0, A0, pH Lợn Oesophagostomum dentatum (ruột già, kết tràng) Phân Lợn nuốt vào đường tiêu hóa
Ấu trùng giai đoạn 4 (trong u kén ở thành ruột) Ấu trùng giai đoạn 5
- Chẩn đoán
Xét nghiệm phân để tìm trứng giun kết hạt, nhưng phương pháp này độ chính xác khơng cao vì trứng giun kết hạt giống trứng các loại giun xoăn khác dễ bị nhầm. Có thể ni trứng nở thành ấu trùng và kiểm tra trên kính hiển vi để xác định hình thái, cấu tạo của ấu trùng. Mổ khám kiểm tra bệnh tích thấy các u kén ở thành ruột và có giun ở bên trong (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996; Nguyễn Thị Kim Lan, 2012).
- Phòng trị
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) cho biết: phòng bệnh giun kết hạt cho lợn, cần
phải thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp, định kỳ tẩy giun cho lợn 3 đến 4 lần/năm. Giữ vệ sinh chuồng trại và môi trường, đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống không bị ô nhiễm trứng giun. Phân lợn phải được ủ để diệt trứng và ấu trùng giun. Nếu cơ sở chăn ni lợn có bệnh cần cho lợn uống phenothiazin để phòng bệnh, thuốc Phenothiazin uống liên tục liều thấp có thể hạn chế giun kết hạt đẻ trứng.
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) cho biết, có thể dùng levamisole liều 12- 15mg/kg thể trọng để tẩy giun kết cho lợn đạt hiệu quả tốt. Dùng ivermectin liều 0,2 mg/kg thể trọng cho kết quả tẩy trừ khả quan và an toàn.
2.1.2.4. Giun lươn Strongyloides ransomi Schwartz et Alicata (1930)
* Đặc điểm sinh học
- Vị trí của Strongyloides ransomi (giun lươn) lợn trong hệ thống phân loại
động vật
Theo Phan Thế Việt và cs. (1977), Nguyễn Thị Lê và cs. (1996), vị trí của giun lươn lợn trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngành Nematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942 Bộ Rhabditida Chitwood, 1933
Phân bộ Rhabditina Chitwood, 1933
Họ Strongyloididae Chitwood et McInstosch, 1934 Giống Strongyloides Grassi, 1879
Loài Strongyloides papillosus Wedl, 1856
- Đặc điểm hình thái
Các tác giả Nguyễn Thị Lê và cs. (1996), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) cho biết: ở Việt Nam có hai lồi giun lươn ký sinh ở lợn. Loài S. ransomi (Schwartz et
Alicata, 1930) ký sinh ở ruột non lợn. Giun đực hình sợi, dài 0,87-0,90mm, lỗ huyệt cách nút đuôi 0,07mm. Giun cái dài 2,1-4,2mm rộng 0,04-0,08mm. Lỗ sinh dục ở 1/3 phần sau cơ thể, cách mút đuôi là 0,36-1,53mm, hai buồng trứng là các ống mỏng xuất phát gần lỗ sinh dục, một buồng trứng hướng lên phía đầu cơ thể, buồng cịn lại hướng phía đi. Tử cung chứa nhiều trứng, trứng có kích thước 0,037- 0,060mm x 0,025-0,042mm. Trứng hình thành ấu trùng ở bên trong.
Loài S. papillosusus (Wedl, 1856) ký sinh ở ruột non của bò và lợn, con đực chưa được mô tả, con cái hình chữ S, dài 4,8-6,3mm, rộng 0,042-0,078mm, lỗ miệng có 4 mơi (1 mơi lưng, 1 môi bụng và 2 môi bên), thực quản dài 0,770- 1,029mm, lỗ sinh dục có rãnh ngang, cách mút đi 1,8-2,3mm, hai bên có mấu lồi kitin, đầu 2 buồng trứng rất gần lỗ sinh dục, một buồng chạy về phía trước, một buồng chạy về phía sau cơ thể. Tử cung chứa 4-75 trứng. Trứng có vỏ mỏng và phẳng, kích thước 0,048-0,060mm x 0,025-0,036mm.
* Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của S. ransomi