Phần 5 Kết luận và đề nghị
4.8 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo mùa vụ
Năm Mùa vụ Mổ khám Xét nghiệm phân Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 2010 Xuân - Hè 135 107 79,26 1244 982 78,94 Thu - Đông 135 87 64,44 1244 784 63,02 2011 Xuân - Hè 138 112 81,16 1247 1005 80,59 Thu - Đông 138 90 65,22 1247 809 64,88 2012 Xuân - Hè 133 106 79,70 1240 962 77,58 Thu - Đông 133 83 62,41 1240 758 61,13 2013 Xuân - Hè 134 104 77,61 1237 954 77,12 Thu - Đông 134 85 63,43 1237 753 60,87 Tính chung Xuân - Hè 540 429 79,44 4968 3903 78,56 Thu - Đông 540 345 63,89 4968 3104 62,48
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, ở vụ Hè - Thu tỷ lệ lợn nhiễm chung giun tròn đường tiêu hóa qua mổ khám là 79,44% và xét nghiệm phân tỷ lệ nhiễm là 78,56%. Ở vụ Đông - Xuân tỷ lệ lợn nhiễm chung giun tròn đường tiêu hóa qua mổ khám là 63,89% và xét phân là 62,48%.
Như vậy, ở vụ Hè - Thu tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn cao hơn so với vụ Đông - Xuân kể cả phương pháp mổ khám cũng như phương pháp xét nghiệm phân, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,001).
Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa giữa hai mùa vụ, chúng tôi cho rằng, trong vụ Hè - Thu khí hậu nước ta nóng, ẩm, nhiệt độ trong vùng nghiên cứu là 25-280
C và ẩm độ 81-85% rất phù hợp cho sự phát triển của trứng và ấu trùng giun tròn ở ngoại cảnh. Ở điều kiện này trứng và ấu trùng có sức gây bệnh của một số loài giun tròn đường tiêu hóa có thể sống ở môi trường ngoại cảnh từ một vài tuần đến một vài tháng, do vậy khả năng lợn bị nhiễm trứng và ấu trùng giun tròn đường tiêu hóa cao hơn. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011), bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn lây nhiễm quanh năm, nhưng tỷ lệ nhiễm cao hơn từ mùa Xuân đến mùa Thu do thời tiết ấm áp và ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho giun tròn đường tiêu hóa phát triển. Mùa Đông, thời tiết lạnh, ẩm độ thấp, nhiệt độ trong vùng nghiên cứu là 16-180C và ẩm độ từ 60-70% không thích hợp cho trứng và ấu trùng giun tròn đường tiêu hóa phát triển thành giai đoạn cảm nhiễm nên tỷ lệ nhiễm giun tròn giảm.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2011) thì khí hậu nóng ẩm là những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của trứng và ấu trùng giun sán ở ngoại cảnh. Trứng giun sán phát triển thuận lợi ở nhiệt độ từ 15-300C. Nhiệt độ dưới 150
C và trên 300C bắt đầu hạn chế sự phát triển của trứng và ấu trùng giun sán. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo mùa vụ là phù hợp với nhận xét của các tác giả nêu trên.
Kết quả điều tra tình hình nhiễm giun lươn ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên, tác giả Đoàn Thị Phương và cs. (2010) cho biết, khi xét nghiệm phân của 1.044 lợn ở vụ Hè - Thu, tỷ lệ nhiễm là 56,51%; xét nghiệm phân của 823 lợn trong vụ Đông - Xuân, tỷ lệ nhiễm là 45,44%. So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với kết quả điều tra của tác giả. Do vậy, việc phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn ở vùng nghiên cứu cần thực hiện trước vụ Xuân - Hè.
4.1.2.8. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo phương thức nuôi
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, ba tỉnh nghiên cứu nói riêng, chăn nuôi lợn theo phương thức thả rông và bán chăn thả là chủ yếu, số còn lại nuôi theo phương thức nhốt hoàn toàn. Để biết được phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn chúng tôi đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo ba phương thức (bảng 4.9).
Bảng 4.9. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo phương thức nuôi
Phương thức nuôi Mổ khám Xét nghiệm phân Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Nuôi thả rông 360 358 99,44 3275 3222 98,38 Bán chăn thả 360 265 73,61 3315 2411 72,73 Nhốt hoàn toàn 360 151 41,94 3346 1374 41,06 Tính chung 1080 774 71,67 9936 7007 70,52
Từ kết quả (bảng 4.9) cho thấy, các phương thức nuôi lợn khác nhau thì tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cũng khác nhau. Lợn nuôi theo phương thức thả rông có tỷ lệ nhiễm giun tròn cao nhất 99,44% qua mổ khám và 98,38% qua xét nghiệm phân. Tỷ lệ nhiễm thấp hơn là lợn nuôi theo phương thức bán chăn thả có 73,61% qua mổ khám và 72,73% qua xét nghiệm phân. Tỷ lệ nhiễm thấp nhất là lợn nuôi theo phương thức nhốt hoàn toàn có 41,94% qua mổ khám và 41,06% qua xét nghiệm phân.
Như vậy, trong ba phương thức nuôi trên thì phương thức chăn nuôi thả rông có tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao nhất, tiếp đến là phương thức nuôi bán chăn thả và thấp nhất là phương thức nuôi nhốt hoàn toàn. Kiểm định bằng thống kê cho thấy, các phương thức chăn nuôi khác nhau tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa khác nhau rất rõ rệt (P <0,001).
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn. Theo chúng tôi, lợn nuôi theo phương thức thả rông và bán chăn thả, thường xuyên thải phân ra ngoài môi trường, trong khi đó phân lợn đã bị nhiễm trứng giun, từ đó làm cho môi trường bị ô nhiễm. Mặt khác, tại ba tỉnh nghiên cứu có điều kiện khí hậu nóng, ẩm, là môi trường thích hợp cho trứng và ấu trùng giun phát triển. Lợn nuôi theo phương thức nuôi thả rông và bán chăn thả thường xuyên tiếp xúc với môi trường
bị ô nhiễm, do vậy, tỷ lệ lợn nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao hơn phương thức nuôi nhốt hoàn toàn là điều tất yếu.
Mặt khác con người cũng không kém phần gây ô nhiễm môi trường bên ngoài chuồng nuôi. Đa số các hộ nông dân ở 3 tỉnh nghiên cứu vẫn sử dụng phân lợn tươi chưa qua xử lý đã bón cho đồng ruộng, vườn cây thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn, từ đó làm cho trứng và ấu trùng giun tròn được phát tán rộng hơn. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (20011), điều kiện lây nhiễm của giun sán phụ vào điều kiện tự nhiên như (nhiệt độ, ẩm độ và môi trường) ở mỗi vùng. Khi gặp điều kiện thích hợp, trứng giun sán sẽ phát triển thành trứng có sức gây nhiễm hoặc phát triển thành ấu trùng và gây nhiễm cho lợn. Ngoài ra, quá trình truyền bệnh của giun sán còn phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi. Nếu nuôi lợn thả rông trong khu vực bị ô nhiễm trứng và ấu trùng của giun sán thì rất dễ bị nhiễm. Ngoài ra, việc phòng trừ bệnh giun sán cho lợn của người dân ở vùng nghiên cứu vẫn chưa được quan tâm đến, điều này đã giải thích được tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu vẫn ở mức độ cao.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với kết quả điều tra của tác giả Phan Văn Lan (1970) tại Tuyên Quang, tác giả cho biết, tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn là 95,5%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun tóc ở lợn nuôi nhốt là 30%; lợn nuôi thả rông 47%.
4.1.2.9. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo tình trạng vệ sinh
Tình trạng vệ sinh là một trong những yếu tố dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh của lợn nói chung và tỷ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng nói riêng. Lợn được nuôi trong điều kiện vệ sinh tốt tỷ lệ nhiễm giun tròn thấp, nếu lợn nuôi ở điều kiện vệ sinh kém tỷ lệ nhiễm giun tròn cao hơn. Từ thực trạng trên chúng tôi đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tình trạng vệ sinh đươc thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo tình trạng vệ sinh Tình trạng vệ sinh Mổ khám Xét nghiệm phân Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Tốt 360 142 39,44 3259 1267 38,88 Trung bình 360 275 76,39 3358 2486 74,03 Kém 360 357 99,17 3319 3254 98,04 Tính chung 1080 774 71,67 9936 7007 70,52
Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợn nuôi ở tình trạng vệ sinh kém tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao nhất 99,17% qua mổ khám và 98,04% qua xét nghiệm phân; trong khi đó lợn nuôi ở tình trạng vệ sinh tốt tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa thấp hơn 39,44% qua mổ khám và 38,88% qua xét nghiệm phân.
Theo chúng tôi, tình trạng vệ sinh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn. Những nơi chăn nuôi ở điều kiện vệ sinh kém là nơi trứng và ấu trùng giun tròn đường tiêu hóa của lợn tồn tại và phát tán nhiều, cho nên lợn nuôi tại những nơi có điều kiện vệ sinh kém thì tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao hơn những nơi có điều kiện vệ sinh tốt. Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo tình trạng vệ sinh là rất rõ rệt (P< 0,001).
Trịnh Văn Thịnh (1977) cho biết, điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm giun sán. Trong cùng một địa phương, ở một trại chăn nuôi có điều kiện vệ sinh thú y kém thì lợn từ 20 đến 30 ngày tuổi đã nhiễm giun sán với tỷ lệ gần 100%. Nhưng ở một trại khác có điều kiện vệ sinh thú y khá thì tỷ lệ nhiễm giun sán chỉ từ 12 đến 30%. Như vậy, kết quả về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại vùng nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với thông báo của tác giả.
Tác giả Nguyễn Trọng Kim và cs. (2001) nhận xét về điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi ảnh hưởng tới bệnh giun lươn như sau: những cơ sở chăn nuôi có điều kiện chăm sóc tốt, vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt thì tỷ lệ nhiễm giun lươn thấp và ngược lại, ở cơ sở chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh thì tỷ lệ nhiễm giun lươn khá cao, từ 30 - 60%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với thông báo của tác giả.
Theo chúng tôi, công tác vệ sinh thú y có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan, phát tán trứng và ấu trùng giun tròn đường tiêu hóa của lợn nói riêng và bệnh ký sinh trùng nói chung. Để làm tốt công tác vệ sinh thú y, người chăn nuôi cần phải thực hiện quét dọn chuồng lợn, khu vực xung quanh chuồng thường xuyên. Phân và các chất độn chuồng phải được thu gom vào hố ủ, dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, phơi khô sau khi dùng. Định kỳ quét vôi, phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại. Bổ sung rau xanh cho lợn ăn sống cần phải rửa sạch trước khi cho lợn ăn.
4.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIUN DẠ DÀY LỢN GNATHOSTOMA DOLORESI
Trong 5 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn được phát hiện tại vùng nghiên cứu, thì có 4 loài là T. suis, S. ransomi, O. dentatum, A. suum đã được nghiên cứu nhiều ở trong và ngoài nước. Riêng loài G. doloresi, rất ít tác giả nghiên cứu đến, đặc biệt ở Việt Nam loài giun này chưa có nghiên cứu nào đề cập đến. Vì vậy, trong phạm vi của đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu sâu về loài giun này.
4.2.1. Sự phát triển của trứng Gnathostoma doloresi trong môi trường nước cất tại phòng thí nghiệm cất tại phòng thí nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành nuôi thực nghiệm 4 đợt trứng G. doloresi trong môi trường nước cất ở bốn mùa khác nhau (bảng 4.11).
Bảng 4.11. Thời gian phát triển của trứng giun dạ dày G. doloresi trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm
Đợt thí nghiệm Môi trường Nhiệt độ (Co ) pH Số trứng nuôi Số trứng nở Tỷ lệ nở (%) Thời gian nở (ngày) Min Max I (mùa Xuân) Nước cất 15,10 22,05 7,0 100 90 90,00 12 - 15 II (mùa Hè) 25,45 32,85 100 95 95,00 9 - 10 III (mùa Thu) 22,35 27,90 100 93 93,00 10 - 11 IV(mùa Đông) 13,95 18,10 100 88 88,00 13 - 15
Trứng G. doloresi nuôi trong môi trường nước cất, pH=7, nhiệt độ từ 13,95 đến 32,850C, tỷ lệ nở dao động từ 88,00 đến 95,00%.
- Mùa Xuân, nhiệt độ 15,10-22,050C, thời gian trứng giun G. doloresi bắt đầu nở từ ngày thứ 12-15 sau khi nuôi, tỷ lệ nở là 90%.
- Mùa Hè, nhiệt độ 25,45-32,850C, thời gian trứng nở ngày thứ 9-10 sau khi nuôi, tỷ lệ nở là 95%.
- Mùa Thu, nhiệt độ 22,35-27,900C, thời gian trứng nở từ ngày 10-11 sau khi nuôi, tỷ lệ nở 93,00%.
- Mùa Đông, nhiệt độ 13,95-18,100C, thời gian trứng nở từ ngày 13-15 sau khi nuôi, tỷ lệ nở 88,00%.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, trong môi trường nước cất và độ pH như nhau, nhưng ở mức nhiệt độ khác nhau, thời gian và tỷ lệ trứng G. doloresi nở khác nhau. Theo chúng tôi, sự phát triển của trứng và ấu trùng của giun phụ
thuộc vào yếu tố nhiệt độ của môi trường. Nhiệt độ của môi trường cao thì thời gian nở của trứng và ấu trùng giun G. doloresi phát triển nhanh hơn so với nhiệt độ môi trường thấp. Như vậy, vào mùa Hè và mùa Thu sự phát triển của trứng G. doloresi ở môi trường nước cất là nhanh hơn mùa Xuân và mùa Đông, khả năng giun hoàn thành vòng đời của giun cũng nhanh hơn.
Các tác giả Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Phan Địch Lân và cs. (2005) cho biết, trứng Gnathostoma sp. theo phân ra ngoài môi trường gặp nước ngọt sau 9 - 10 ngày sẽ nở thành ấu trùng giai đoạn một.
Ở nhiệt độ phòng từ 26-28oC, trứng G. doloresi phát triển thành ấu trùng L1 mất 7-8 ngày và phần lớn là nở vào ngày thứ 10 (Lin and chen, 1988).
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) thì trứng Gnathostoma sp, sau khi được bài xuất theo phân ra ngoài môi trường, tùy theo điều kiện nhiệt độ mà khoảng 10-15 ngày sẽ nở thành ấu trùng. Như vậy, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả nêu trên.
Hình 4.11. Trứng G. doloresi ngày đầu tiênnuôi trong môi trường nước cất, pH = 7,0 (x100) pH = 7,0 (x100)
Hình 4.12. Trứng G. doloresi sau 2 ngàynuôi trong môi trường nước cất, pH = 7,0 (x100) pH = 7,0 (x100)
Hình 4.13. Trứng G. doloresi sau 4 ngày nuôi trong môi trường nước cất, pH = 7,0 (x100) pH = 7,0 (x100)
Hình 4.14. Trứng G. doloresi sau 7 ngày nuôi trong môi trường nước cất, pH = 7,0 phôi phát triển thành hình ấu trùng (x100) pH = 7,0 phôi phát triển thành hình ấu trùng (x100)
4.2.2. Hình thái, kích thước và sự phát triển của ấu trùng Gnathostoma doloresi doloresi
Để có cơ sở khoa học trong việc chẩn đoán ấu trùng giun dạ dày, chúng tôi nghiên cứu sự phát triển của ấu trùng giun dạ dày G. doloresi trong điều kiện phòng thí nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Hình thái, kích thước và sự phát triển của ấu trùng Gnathostoma doloresi Môi trường Nhiệt độ (Co) Thời gian
nuôi (ngày) Hình thái của ấu trùng Kích thước dài
(mm) Nước cất, PH= 7,0 22 - 28 o C 1 - 10 Hình gậy, vỏ mỏng, thực quản có hình dùi cui, ruột của ấu trùng là một ống dài, không phân thành những tế bào riêng biệt, màu xám nhạt.
0,395 ± 0,012
11 - 20
Hình gậy, vỏ mỏng, thực quản có hình dùi cui, kích thước có phần tăng hơn so với giai đoạn mới nở, có màu xám nhạt.
0,415 ± 0,014
21 - 30
Hình gậy, vỏ hơi dày, thực quản