Phần 5 Kết luận và đề nghị
4.7 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo địa hình
Vùng địa hình
Qua mổ khám Qua xét nghiệm phân Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Vùng đồng bằng 360 186 51,67 3387 1711 50,52 Vùng bán sơn địa 360 263 73,06 3227 2348 72,76 Vùng núi cao 360 325 90,28 3322 2948 88,74 Tính chung 1080 774 71,67 9936 7007 70,52
Chúng tôi cho rằng, sở dĩ có sự biến động về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn giữa các vùng như vậy có lẽ là do ở vùng đồng bằng người dân sống tập trung thành từng khu, diện tích đất canh tác và đất chăn nuôi đã được quy hoạch, vì vậy, chăn lợn thả rông bị hạn chế. Do dân cư sống tập trung những thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi được người dân cập nhập thường xuyên hơn, cho nên, người chăn nuôi đã quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh cho lợn, do vậy, tỷ lệ lợn nhiễm giun tròn đường tiêu hóa thấp hơn. Ở vùng bán sơn địa và vùng núi cao là vùng dân cư sống thưa thớt, diện tích đất canh tác và đất chăn nuôi còn nhiều, cộng với phong tục tập quán chăn nuôi lợn thả rông vẫn còn phổ biến từ đó dẫn đến tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn là cao hơn.
Tác giả Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) nhận xét: sự phân bố theo vùng sinh thái của các loài giun sán quyết định phần lớn tình hình nhiễm giun sán ở gia súc, gia cầm. Ngoài ra phải kể đến các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn, nước uống cũng đều ảnh hưởng đến sức chống đỡ của gia súc, gia cầm đối với giun sán. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo vùng địa hình là phù hợp với nhận xét của tác giả.
Sự khác nhau về địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu dẫn tới sự khác nhau về khu hệ động, thực vật giữa các vùng. Vùng núi cao, vùng bán sơn địa do điều kiện địa hình phức tạp, không bằng phẳng, có nhiều khe, suối cùng với khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại của trứng và ấu trùng của các loài
ký sinh trùng nói chung, giun tròn đường tiêu hóa nói riêng cao hơn so với vùng đồng bằng. Tình hình kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn. Ở cả ba tỉnh nghiên cứu, đa số người dân chăn nuôi chủ yếu theo quy mô nhỏ lẻ tại các hộ gia đình, mang tính chất tự cung tự cấp, vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng trừ bệnh ký sinh trùng vẫn chưa được quan tâm. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, đã xuất hiện một số trại lợn với quy mô nhỏ và vừa tại vùng đồng bằng, do vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, vệ sinh phòng bệnh tại các trại được quan tâm hơn, vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn thấp hơn so với lợn nuôi ở vùng bán sơn địa và vùng núi cao là phù hợp. Từ kết quả điều tra của Bùi Lập năm (1964) tác giả đã kết luận: do chuồng trại chăn nuôi còn thiếu thốn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém, tập quán chăn nuôi thả rông là chủ yếu, từ đó dẫn đến đàn lợn nuôi ở vùng cao có tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao (Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1978). Như vậy, giải thích của chúng tôi phù hợp với kết luận của các tác giả nêu trên.
4.1.2.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo mùa vụ
Nghiên cứu giun tròn đường tiêu hóa theo mùa vụ nhằm tạo cơ sở khoa học cho biện pháp phòng bệnh có trọng tâm, chúng tôi nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu trong 4 năm từ 2010 đến 2013, mỗi năm 2 vụ: là vụ Hè - Thu và vụ Đông - Xuân với 2 phương pháp mổ khám và xét nghiệm phân (bảng 4.8).