Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 51 - 52)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước

Theo tác giả Johanes (1996) sự lây nhiễm giun tròn từ lợn mẹ sang lợn con có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị cho lợn mẹ trước khi đẻ. Thường dùng các loại thuốc như: levamisole và ivermectin tiêm cho lợn mẹ trước khi đẻ 1-2 tuần có thể kiểm sốt được sự lây nhiễm cho lợn con sau khi sinh.

Ở Nhật Bản, tác giả Ishwata et al. (1997) đã nghiên cứu về giun G. doloresi gây bệnh trên lợn. Tác giả cho rằng ếch, rắn và động vật có vú loại nhỏ

đóng vai trị quan trọng trong vịng đời của G. doloresi.

Theo Bowman (1999) thì biện pháp tẩy giun trước khi chúng trưởng thành có tác dụng phịng bệnh rất tốt. Thuốc phenothiazin là một trong những thuốc có tác

dụng ức chế giun trưởng thành đẻ trứng và tẩy được cả giun non, theo lời khuyên của tác giả là nên dùng mang tính chất phịng bệnh.

Bonner et al. (2000) cho biết, những ấu trùng giun tóc nằm sâu trong niêm mạc ruột khoảng 2 tuần, sau đó nhơ ra khỏi niêm mạc ở tuần thứ 3 và phát triển thành giun trưởng thành bám vào niêm mạc ruột già.

Kết quả mổ khám lợn con sau đẻ 19 tuần tuổi được nuôi thả trên bãi đất đã bị ô nhiễm trứng giun kết hạt và giun tóc, tác giả cho biết, cường độ nhiễm giun kết hạt trung bình 422 giun/lợn và giun tóc là 21 giun/lợn (Mejer and Roepstorff, 2001).

Nghiên cứu ở Mexico cho thấy, khả năng sống của trứng giun đũa trong hỗ ủ phân lợn từ ngày ủ thứ nhất đến ngày ủ thứ 56, các tác giả đã kết luận rằng: trứng giun đũa không bị phá hủy trong hỗ ủ nhưng sức sống bị giảm, trứng không phát triển được (Caballero-Hernandez et al., 2004).

Nghiên cứu về nội ký sinh trùng lợn tại một trang trại nuôi lợn rừng ở Estonia tác giả cho biết, tỷ lệ nhiễm giun kết hạt Oesophagostomum spp là 64%

(Jarvis and Magi, 2007).

Rose and Small (2009) kết luận, ở nhiệt độ 40C trứng của giun kết hạt không nở thành ấu trùng, từ 10-250C trứng nở thành ấu trùng và phát triển đến giai đoạn gây nhiễm. Tỷ lệ trứng giun kết hạt nở tăng theo nhiệt độ của mơi trường. Ở điều kiện ngồi tự nhiên, ấu trùng có sức gây nhiễm của giun kết hạt có thể sống được một năm. Ở điều kiện trong phịng thí nghiệm, nhiệt độ từ 4- 270C, ấu trùng sống được tương đối lâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)