Vòng đời giun dạ dày lợn A strongylina và A dentata

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 42 - 43)

Phần 5 Kết luận và đề nghị

2.5 Vòng đời giun dạ dày lợn A strongylina và A dentata

Nguồn: Skrjabin and Petrov (1979) Trong dạ dày lợn, ấu trùng được giải phóng khỏi kén, chủ động chui vào niêm mạc dạ dày. Sau 4-5 ngày phần lớn ấu trùng lột xác lần 3. Sau 20 ngày lột xác lần 4. Đến ngày thứ 46-48 thì thành giun trưởng thành. Nếu cá, ếch, nhái hoặc một số loài thuộc họ bò sát ăn bọ hung, ấu trùng sống tạm thời trong các vật chủ này mà khơng có biến đổi gì. Các động vật này trở thành ký chủ dự trữ của

Ascarops. Khi lợn ăn phải ký chủ dự trữ, sau 46 - 48 ngày ấu trùng phát triển

thành giun trưởng thành.

+ Loài Physocephalus sexalatus

Các tác giả Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết: P. sexalatus trưởng thành ký sinh ở trong dạ dày lợn. Trứng được bài xuất theo phân lợn ra ngồi mơi trường. Nếu được ký chủ trung gian là các loài bọ hung ăn phải, trong đường tiêu hóa của bọ hung, ấu trùng P. sexalatus chui ra

khỏi vỏ, xâm nhập vào xoang thân của bọ hung, sau 35-40 ngày phát triển thành ấu trùng gây nhiễm. Nếu những bọ hung mang ấu trùng gây nhiễm bị gà, vịt, ngan, ngỗng ăn phải, thì trong cơ thể gia cầm, ấu trùng không phát triển đến giai đoạn trưởng thành, nhưng chúng chui sâu vào thành ruột, ra màng cheo ruột đến gan và các cơ quan khác rồi đóng kén ở đó. Như vậy, gia cầm có ấu trùng đóng kén trở thành ký chủ dự trữ của lồi giun này.

Lợn nhiễm giun P. sexalatus do ăn phải bọ hung là ký chủ trung gian hoặc

Ascarop strongylina trưởng thành (ký sinh ơ dạ dày lợn) Trứng Ấu trùng Ấu trùng có sức gây nhiễm t0, A0, pH Cá, ếch và bò sát Phân Ký chủ trung gian Bọ hung Vật chủ trung gian 2 Ấu trùng có sức gây nhiễm

ăn phải phủ tạng gia cầm, chim, cá, ếch nhái sống. Vào trong dạ dày, ấu trùng được giải phóng ra tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành.

+ Loài Gnathostoma hispidum và Gnathostoma doloresi

Các tác giả Lin and Chen (1988), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) đều cho biết, vịng đời của lồi G. doloresi và loài G. hispidum

giống nhau. Trứng giun được bài xuất theo phân lợn ra ngồi mơi trường, gặp nước ngọt sau khoảng 9-15 ngày nở ra ấu trùng, ở nhiệt độ nước 220

C, những ấu trùng này có thể sống được từ 20-30 ngày. Để tiếp tục phát triển, ấu trùng

Gnathostoma phải được loài bọ nước (Cyclops) ăn phải. Sau khi xâm nhập vào

đường tiêu hóa của bọ nước, ấu trùng chủ động chui vào xoang cơ thể, sau 5 ngày lột xác, vào ngày thứ 10-12 thì đạt đến giai đoạn ấu trùng gây nhiễm. Glovin (1956) đã xác định, trong vòng phát triển của Gnathostoma có thể có sự tham gia của cả ký chủ trung gian 2 là cá, ếch, nhái, bị sát và có ký chủ dự trữ là các loài chim ăn cá. Như vậy, lợn bị nhiễm Gnathostoma là do uống nước có Cyclops mang ấu trùng gây nhiễm hoặc ăn phải vật chủ trung gian 2 như cá, ếch, nhái, bò sát chứa ấu trùng gây nhiễm nằm trong kén và loài chim ăn cá là ký chủ dự trữ có chứa ấu trùng gây nhiễm. Thời gian hồn thành vịng đời từ 90 - 103 ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)