Vòng đời giun đũa lợn A.suum

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 25)

Phần 5 Kết luận và đề nghị

2.1 Vòng đời giun đũa lợn A.suum

Nguồn: Nguyễn Thị Kim Lan (2012) Theo Phan Lục (2006), giun đũa ký sinh ở ruột non lợn. Sau khi thụ tinh, giun cái đẻ khoảng 200.000 trứng trên một ngày đêm. Trứng theo phân ra mơi trường ngồi, gặp ẩm độ thích hợp ở nhiệt độ từ 20oC-30oC, sau 2-3 tuần sẽ phát triển thành trứng có sức gây nhiễm. Nếu lợn nuốt phải trứng có sức gây nhiễm, ở đường tiêu hố ấu trùng được giải phóng ra và xuyên qua niêm mạc ruột, theo hệ tuần hoàn vào gan. Sau 4-5 ngày ấu trùng đi tới phổi tiến hành lột xác, sau đó từ phế nang vào khí quản cùng với niêm dịch lên hầu và được nuốt trở lại đường tiêu hóa, đến ruột non lột xác lần cuối phát triển thành giun trưởng thành. Giun ký sinh ở ruột non và tiếp tục đẻ trứng sau 2-2,5 tháng.

- Dịch tễ học

Những biến động về tỷ lệ nhiễm giun đũa theo lứa tuổi, tác giả Phan Địch Lân và cs. (2005) cho biết: tỷ lệ lợn nhiễm giun đũa tăng dần từ dưới 2 tháng đến 7 tháng tuổi, sau đó tỷ lệ nhiễm giảm dần. Lợn con dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 39,2%, lợn 3 - 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 48,0%, lợn 5-7 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 48,3%, trên 8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 24,9%. Do vậy, nắm được sự biến động nhiễm giun đũa theo tuổi để làm cơ sở cho kế hoạch tẩy trừ giun đũa và phòng bệnh.

- Tác hại

cs. (2006), Lê Văn Năm (2010), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) thì quá trình sinh bệnh của giun đũa gắn liền với chu trình phát triển sinh học của cả ấu trùng và giun trưởng thành xảy ra ngay trong cơ thể vật chủ.

Trứng có sức gây nhiễm sau khi vào trong đường tiêu hóa của lợn đến ruột non, ấu trùng được giải phóng ra bám chặt vào niêm mạc ruột và phá vỡ cấu trúc niêm mạc ruột lợn. Từ ruột ấu trùng theo máu tới gan, gây xuất huyết gan và gây ra phản ứng bảo vệ của cơ thể vật chủ bằng việc tập trung các tế bào bạch cầu ái toan, tế bào viêm và mô liên kết, tạo ra các nốt trắng xám ở trong gan và các bề mặt gan làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Từ gan ấu trùng theo máu đến tim, phổi gây xuất huyết phổi, viêm phổi, làm cho chức năng hô hấp của phổi bị rối loạn.

Trong ruột, giun đũa phá hủy niêm mạc ruột gây ra viêm ruột, tạo điều kiện cho các nhiễm trùng thứ phát, đồng thời làm cho q trình đồng hóa và dị hóa bị phá vỡ. Trong nhiều trường hợp, giun gây tắc ruột cơ học, chướng hơi, thậm chí thủng ruột và dẫn đến viêm phúc mạc cấp tính làm cho lợn bị tử vong. Một số trường hợp khác, giun chui vào ống mật, ống dẫn tụy làm tắc nghẽn mật, dịch tụy, gây viêm cục bộ làm cho lợn bị đau đớn và có thể chết đột tử.

Độc tố do giun tiết ra còn phá hủy các chức năng của các men tiêu hóa, các vitamin và các chất xúc tác khác khiến cho quá trình trao đổi chất bị rối loạn hoặc bị phá vỡ. Do vậy, lợn bị nhiễm giun trở nên còi cọc, giảm khả năng kháng bệnh và dễ mắc các bệnh thứ phát truyền nhiễm khác…

- Chẩn đốn

Đối với con vật cịn sống: kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi tìm trứng giun. Có thể chẩn đốn bằng phản ứng biến thái nội bì (dùng kháng nguyên pha loãng tỷ lệ 1: 200 tiêm nội bì vành ngồi tai hoặc nhỏ vào xoang kết mạc mắt) phương pháp chẩn đốn này hiệu quả rất cao, khơng gây phản ứng chéo với lợn nhiễm các lồi giun khác, có kết quả dương tính sau khi lợn nhiễm giun đũa từ 8 - 11 ngày.

Đối với con vật chết: mổ khám để tìm giun trưởng thành, ấu trùng và kiểm tra bệnh tích. Lợn dưới 2 tháng tuổi: mổ khám tìm ấu trùng giun ở phổi và gan vì giai đoạn này giun chưa đẻ (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012).

- Phòng trị

cần phải thực tốt các biện pháp sau: tẩy giun cho lợn 4 tháng một lần. Thực hiện tốt vệ sinh chuồng trại, môi trường, hạn chế khả năng lây nhiễm trứng cho lợn, định kỳ tẩy uế chuồng trại bằng dung dịch NaOH 3% hoặc nước nóng để diệt trứng giun. Thu gom phân, chất thải đem ủ để diệt trứng giun, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo sạch không bị ô nhiễm trứng giun. Khẩu phần ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, cân đối, phù hợp với từng lứa tuổi và nâng cao sức đề kháng cho lợn.

Các tác giả Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp (1997), Phạm Đức Chương và cs. (2003). Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) thơng báo: có nhiều loại thuốc tẩy trừ có hiệu lực cao đối với giun đũa. Các loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất là: piperazin, mebendazol, albendazol, levamizol, ivermectin… thuốc có tác dụng trị giun đũa ở các thời kỳ khác nhau: giun trưởng thành, trứng và ấu trùng đạt hiệu quả cao. Thuốc piperazin, liều 250 - 300 mg/kg thể trọng, pha vào nước cho uống hoặc trộn vào thức ăn cho lợn, hiệu lực tẩy sạch đạt 90-100% (Bùi Thị Tho, 2003). Thuốc mebendazol, liều 20mg/kg thể trọng, trộn vào thức ăn hoặc cho lợn uống có hiệu quả tẩy giun đũa đạt cao (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011). Tác giả Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết, thuốc ivermectin, liều 0,2 mg/kg thể trọng, tiêm dưới da cho lợn 1-2 lần, cách nhau 2 ngày có hiệu lực tẩy sạch giun đũa đạt trên 90%.

2.1.2.2. Giun tóc Trichocephalus suis Schrank (1788)

* Đặc điểm sinh học

- Vị trí của Trichcephalus suis (giun tóc) lợn trong hệ thống phân loại động vật.

Theo Phan Thế Việt và cs. (1977), Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) thì vị trí của giun tóc lợn trong hệ thống phân loại động vật như sau:

Lớp Nematoda Rudolphi, 1808

Phân lớp Enoplia Chitwood, 1933

Bộ Trichocephalida Skrjabin et Schulz, 1928

Phân bộ Trichocephalata Skrjabin et Schulz, 1928 Họ Trichocephalidea Baird, 1953

Giống Trichocephalus Schrank, 1788 Loài Trichocephalus suis Schrank,1788 - Đặc điểm hình thái

Theo Phan Địch Lân và cs. (2005), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) thì giun tóc có hình sởi tóc, màu trắng. Cơ thể chia thành hai phần rõ rệt. Phần trước nhỏ như sợi tóc, dưới lớp biểu bì là thực quản, thực quản có các hạt tế bào xếp thành chuỗi hạt, phần này dài tới hai phần ba cơ thể. Phần sau ngắn và to, bên trong là ruột và cơ quan sinh sản.

Giun đực cơ thể dài 20-52mm, đuôi hơi tù, phần đi cuộn trịn lại. Chỉ có một gai giao hợp dài 5-7mm, được bọc một lớp màng có nhiều gai nhỏ bao phủ. Giun cái dài 39-53mm, đuôi thẳng. Âm hộ ở đoạn cuối của thực quản. Trứng giun tóc hình hạt chanh màu vàng nhạt, kích thước 0,052-0,061 x 0,027-0,03mm.

* Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của T. suis

Hình 2.2. Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của giun T. suis

Nguồn: Skrjabin et al. (1979) 1. Vùng lỗ sinh dục; 2. Đuôi con đực; 3. Gai giao phối;

Trứng Trứng (có sức gây nhiễm) Phân t0, A0, pH Ấu trùng Lợn nuốt vào đường tiêu hóa

Cắm sâu đầu vào niêm mạc ruột Trichocephalus suis

(manh tràng) - Vòng đời

Sơ đồ 2.2. Vòng đời của giun tóc ở lợn T. suis

Chú thích: (t0 = 18 - 300C; A0 = 80 - 85%, pH = 7 - 8)

Nguồn: Nguyễn Thị Kim Lan (2012) Các tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006), Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết, giun tóc phát triển không cần vật chủ trung gian. Giun cái đẻ trứng trong ruột già của vật chủ. Trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 18-300C, ẩm độ 80-85%) sau 15-28 ngày sẽ phát triển thành trứng có sức gây nhiễm. Lợn nuốt phải trứng có sức gây nhiễm qua thức ăn nước uống sẽ bị nhiễm giun tóc. Khi trứng giun tóc có sức gây nhiễm vào ruột lợn sẽ nở ra ấu trùng, ấu trùng tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian hồn thành vịng đời của giun tóc từ 30-52 ngày.

- Dịch tễ học

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) thì giun tóc ở lợn rất phổ biến, qua kết quả mổ khám ở 7 tỉnh miền Bắc và miền Trung cho thấy tỷ lệ nhiễm từ 12,5-40,3%, với cường độ nhiễm cao có trường hợp thấy 1219 con giun tóc ở ruột già của 1 lợn.

Bệnh giun tóc thường xảy ra đối với lợn dưới 6 tháng tuổi. Lợn nái và lợn trưởng thành nhiễm giun nhẹ hơn, ít thể hiện triệu chứng lâm sàng (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2009).

Nguyễn Thị Kim Lan (2011), khi nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tuổi lợn ở Thái Nguyên đã kết luận rằng: trong 2016 lợn được

kiểm tra, khơng có lợn nào dưới 1 tháng tuổi nhiễm T. Suis. Lợn 1-2 tháng tuổi

35,65%; lợn trên 6 tháng tuổi nhiễm 23,47%. Cường độ nhiễm nặng ở lợn từ 1-2 tháng tuổi là 6%; lợn từ 2-4 tháng tuổi là 17%; lợn từ 4-6 tháng tuổi là 9%; khơng có lợn nào trên 6 tháng tuổi bị nhiễm nặng.

Jarvis and Magi (2007) khi nghiên cứu về nội ký sinh trùng ở lợn tại một trang trại nuôi lợn rừng ở Estonia cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun tóc T. suis tương đối nặng, chiếm 21%.

- Tác hại

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011) thì giun tóc ký sinh và gây bệnh ở ruột già của lợn, đặc biệt là manh tràng và kết tràng. Trong q trình gây bệnh ngồi tác động chiếm đoạt dinh dưỡng, giun tóc cịn tạo nên các nốt lt ở niêm mạc ruột già

+ Tác hại cơ giới: phần đầu của giun cắm sâu vào thành ruột gây tổn thương, làm niêm mạc ruột già bị viêm và xuất huyết, gây rối loạn tiêu hóa, làm cho lợn mắc hội chứng hồng lị (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011).

+ Tác hại mang trùng: giun tóc ký sinh gây tổn thương cơ học, tạo điều kiện cho các nhân tố khác xâm nhập (xoắn khuẩn, phẩy khuẩn). Giun tóc thải ra độc tố làm cho lợn bị trúng độc gầy còm, thiếu máu (Đào Trọng Đạt và cs., 1996).

Tác giả Phan Địch Lân và cs. (2005) cho biết, lợn bị nhiễm giun tóc nặng thường kém ăn, gầy yếu, thiếu máu, tiêu chảy, kiết lỵ, phân có lẫn máu và mất nước. Trên niêm mạc ruột đặc biệt là manh tràng có nhiều nốt loét, sần sùi, xuất huyết, niêm mạc bong tróc từng mảng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn.

- Chẩn đoán

Tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) cho biết: để chẩn đốn giun tóc thì dựa vào triệu chứng lâm sàng, lợn từ 1 đến 4 tháng tuổi bị nhiễm giun tóc thường có hội chứng lị. Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng giun. Có thể mổ khám tìm giun trưởng thành và kiểm tra bệnh tích ở ruột già.

- Phòng trị

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006), Nguyễn Thị Kim Lan (2011) thì việc phịng bệnh giun tóc cần phải được thực hiện thường xuyên ở chuồng trại và khu chăn nuôi để hạn chế sự phát tán trứng giun. Định kỳ tẩy giun tóc cho lợn con giai đoạn từ 2 đến 4 tháng tuổi. Trong các cơ sở chăn nuôi bị nhiễm bệnh, cần sự dụng các hóa chất phun vào chuồng trại theo định kỳ như: dung dịch cresyl 3%, nước vôi 10% để diệt trứng giun. Phân và các chất thải của lợn phải được ủ bằng

phương pháp nhiệt sinh học.

Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) cho biết: có thể dùng thuốc mebendazol để tẩy giun tóc cho lợn, liều 5 mg/kg thể trọng, trộn vào thức ăn, cho lợn ăn một lần duy nhất, cho kết quả điều trị tốt.

Thuốc ivemectin liều 0,2mg/kg thể trọng dùng để tẩy giun tóc cho lợn, thuốc có hiệu lực tẩy đạt kết quả cao (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012).

2.1.2.3. Giun kết hạt Oesophagostomum dentatum Rudolphi (1803)

* Đặc điểm sinh học

- Vị trí của Oesophagostomum dentatum (giun kết hạt) lợn trong hệ thống phân loại động vật.

The Phan Thế Việt và cs. (1977), Nguyễn Thị Lê và cs. (1996), vị trí của giun kết hạt lợn trong hệ thống phân loại động vật như sau:

Ngành Nematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Rhabditida

Bộ Strongylida

Phân bộ Strongylida Họ Trichonematidae

Phân họ Oesophagostomatinae Railliet, 1916 Giống Oesophagostomum Molin, 1788

Loài Oesophagostomum dentatum Rudolphi, 1803 Loài Oesophagostomum brevicaudatum

Shwartz et Alicata,1930

Loài Oesophagostomum longicaudum Goodey, 1925 - Đặc điểm hình thái

Tác giả Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) đã mơ tả: các lồi thuộc giống Oesophagostomum có đặc điểm hình thái chung là khơng có cánh đầu. Túi miệng nơng, có 9 tua ngồi và 18 tua trong, túi đầu to, gai cổ ở hai bên chỗ phình to của thực quản. Giun đực cơ thể dài 8-9 mm x 0,14-0,38 mm, có túi đi. Sườn bụng song song nhau, sườn lưng chia thành sườn lưng ngoài và sườn lưng trong. Sườn lưng trong lại chia thành hai nhánh, có hai gai giao hợp dài 1,00-1,14mm. Giun cái dài 8-11,2mm, đuôi dài 0,117-0,374mm, âm hộ ở trước hậu môn, cách

cơ quan thải trứng.

* Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của O. dentatum

Hình 2.3. Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của O. dentatum

Nguồn: Popova (1958) 1.Phần trước cơ thể; 2.Phần đầu cơ thể; 3.Đuôi con cái;

4. Mút và gốc gai giao phối; 5. Gai điều chỉnh; 6. Túi đuôi (mặt lưng); 7. Nón sinh dục.

- Vòng đời

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012), vòng đời của giun kết hạt không cần vật chủ trung gian. Trứng có kích thước 70-74 x 40-42m, gồm 8-16 phôi bào, sau 7-10 giờ ở ngoại cảnh, trứng nở thành ấu trùng giai đoạn I, sau 24 giờ ở nhiệt độ 22-240C ấu trùng giai đoạn I phát triển thành ấu trùng giai đoạn II, sau 2 ngày ở ngoại cảnh ấu trùng giai đoạn II phát triển thành ấu trùng giai đoạn III là ấu trùng cảm nhiễm. Như vậy, ấu trùng giun kết hạt phải trải qua hai lần biến thái để trở thành ấu trùng có sức gây bệnh. Ấu trùng theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa của lợn, chui qua niêm mạc ruột và tạo thành các hạt ở trên thành ruột, sau đó ra xoang ruột phát triển thành giun trưởng thành. Tuổi thọ của giun kết hạt lợn từ

8-10 tháng. Thời gian hồn thành vịng đời giun kết hạt lợn từ 24-43 ngày.

Sơ đồ 2.3. Vòng đời của giun kết hạt ở lợn O. dentatum

Chú thích: (t0 = 25 - 270C; A0 = 75 - 80%, pH = 7 - 8)

Nguồn: Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996)

- Dịch tễ học

Phan Địch Lân và cs. (2005) cho biết, tỷ lệ nhiễm giun kết hạt ở lợn tăng dần theo tuổi, do lợn con có sức đề kháng tốt đối với giun kết hạt nên tỷ lệ nhiễm thấp. Tuy ấu trùng gây nhiễm vào đường tiêu hóa của lợn con, nhưng không gây ra những u kén ở ruột, ngược lại đối với lợn lớn sau khi ấu trùng gây nhiễm xâm nhập vào đường tiêu hóa thì chúng gây bệnh rất nặng và trên ruột có rất nhiều u kén. Thời gian sống của O. dentatum ở trong đường tiêu hóa lợn tương đối dài từ 8-10 tháng. Q trình truyền lây giun này cịn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… ở mỗi vùng.

Ấu trùng giun kết hạt xuyên qua niêm mạc ruột lợn tạo thành những hạt hay gọi là u kén, gây ỉa chảy, con vật bị kiết lị, phân có màng nhầy, đơi khi có máu, niêm mạc ruột sung huyết, thủy thũng. Lợn kém ăn, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lợn con chậm lớn, lợn sinh sản giảm khả năng sinh đẻ. Lợn bị nhiễm giun kết hạt nặng sẽ gầy dần và chết (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011).

Trứng Ấu trùng giai đoạn 1

Ấu trùng giai đoạn 2 Ấu trùng giai đoạn 3 t0, A0, pH Lợn Oesophagostomum dentatum (ruột già, kết tràng) Phân Lợn nuốt vào đường tiêu hóa

Ấu trùng giai đoạn 4 (trong u kén ở thành ruột) Ấu trùng giai đoạn 5

- Chẩn đoán

Xét nghiệm phân để tìm trứng giun kết hạt, nhưng phương pháp này độ chính xác khơng cao vì trứng giun kết hạt giống trứng các loại giun xoăn khác dễ bị nhầm. Có thể ni trứng nở thành ấu trùng và kiểm tra trên kính hiển vi để xác định hình thái, cấu tạo của ấu trùng. Mổ khám kiểm tra bệnh tích thấy các u kén ở thành ruột và có giun ở bên trong (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996; Nguyễn Thị Kim Lan, 2012).

- Phòng trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)