Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.5 Phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày lợn
dày lợn
3.5.5.1. Phương pháp thử nghiệm hiệu lực tẩy trừ giun dạ dày lợn bằng thuốc ivermectin, levamisole và mebendazole
- Thử nghiệm thuốc tẩy trừ giun dạ dày lợn bằng phương pháp phân lô so sánh được thực hiện qua thực nghiệm và trên thực địa.
* Thử nghiệm hiệu lực tẩy trừ giun dạ dày lợn bằng thuốc ivermectin, levamisole và mebendazole trên diện hẹp
- Chúng tôi thử nghiệm hiệu tẩy trừ của 3 loại thuốc trên cho 20 lợn đã được kiểm tra bị nhiễm giun dạ dày. Trong đó 3 loại thuốc tẩy mỗi loại tẩy cho một lơ, cịn lại một lơ đối chứng khơng tẩy. Sau khi dùng thuốc được 24 giờ, tiến hành kiểm tra thu thập xác giun ra theo phân trong vòng 5 ngày. Sau khi tẩy được 15 ngày tiến hành mổ khám lợn để xác định số lượng giun còn lại chưa bị tẩy.
- Xác định khối lượng lợn để tính liều lượng thuốc bằng cách: cân đối với lợn nhỏ và đo đối với lợn to dựa theo nguồn tài liệu của Đặng Vũ Bình (2000).
- Độ an tồn của thuốc được đánh giá qua sự theo dõi những biểu hiện của lợn trước và sau khi lợn tẩy giun trong vòng 6 giờ đồng hồ về các trạng thái: vận động, ăn, uống, phân, thần kinh.
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Đánh giá hiệu lực tẩy trừ giun dạ dày của thuốc ivermectin, levamisole và mebendazole qua đếm số xác giun được tẩy ra theo phân và số lượng giun thu được qua mổ khám.
+ Xác định tỷ lệ tẩy sạch giun dạ dày của 3 loại thuốc ivermectin, levamisole và mebendazole.
+ Đánh giá độ an toàn của 3 loại thuốc ivermectin, levamisole và mebendazole đối với lợn.
* Thử nghiệm hiệu lực tẩy trừ giun dạ dày lợn bằng thuốc ivermectin, levamisole và mebendazole trên diện rộng
Sau khi đã có kết quả thử nghiệm trên diện hẹp với số lượng lợn ít, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm 3 loại thuốc trên để tẩy giun dạ dày trên diện rộng với số lượng nhiều lợn hơn.
Thử nghiệm được triển khai tại một số xã thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn với số lượng 315 lợn bị nhiễm giun dạ dày và được thực hiện như sau: - Lô thử nghiệm:
+ Thuốc ivermectin 0,25%, liều 0,3 mg/kgTT, tiêm cho 105 lợn. + Thuốc levanisole 7,5%, liều 0,75 mg/kgTT, tiêm cho 107 lợn.
+ Thuốc mebendazole 10%, liều 30 mg/kgTT, trộn vào thức ăn 103 lợn. Trước khi tẩy, xác định cường độ nhiễm giun dạ dày bằng phương pháp
đếm số trứng/gam phân. Sau khi dùng thuốc 15 ngày tiến hành xét nghiệm phân để xác định hiệu lực tẩy và độ an toàn của thuốc.
* Tính tỷ lệ nhiễm giun theo công thức:
Tỷ lệ nhiễm giun (%) = Số lợn nhiễm giun x 100 Số lợn kiểm tra
* Tính hiệu lực của thuốc theo công thức:
- Gián tiếp qua xét nghiệm phân
Tỷ lệ hiệu lực (%) = Số lợn sạch trứng x 100 Số lợn được tẩy
- Trực tiếp qua mổ khám
Tỷ lệ hiệu lực (%) = Số giun tẩy ra x 100 Tổng số giun ký sinh ở lợn
Tỷ lệ sạch giun (%) = Số lợn tẩy sạch giun x 100 Tổng số lợn được tẩy
3.5.5.2. Phương pháp thử nghiệm các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nhiễm giun dạ dày của lợn trên thực địa
Thí nghiệm được bố trí trên đối tượng lợn từ 4 tháng tuổi trở lên, nuôi tại 3 xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun dạ dày của lợn trước khi thử nghiệm. Lợn trước khi thử nghiệm được xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ nhiễm trứng giun dạ dày bằng phương pháp Fulleborn và đánh giá cường độ nhiễm bằng phương pháp Mc.Master (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996).
* Bố trí thử nghiệm
Lợn thử nghiệm được bố trí thành 2 lơ, lô thử nghiệm và lô đối chứng, tương đối đồng đều về các yếu tố như: tuổi, khối lượng, tính biệt, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun dạ dày.
- Lơ thử nghiệm được áp dụng biện pháp phịng bệnh như: + Dùng thuốc tẩy giun dạ dày cho lợn.
+ Chuồng trại được quét dọn thường xuyên.
+ Phân được thu gom đem ủ theo phương pháp nhiệt sinh học. + Thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh.
- Lơ đối chứng thì ngược lại khơng áp dụng các biện pháp phịng bệnh như lô thử nghiệm.
* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun dạ dày của lợn sau 3 tháng thử nghiệm
Sau 3 tháng thử nghiệm, xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun dạ dày của lợn ở lô thử nghiệm và lô đối chứng bằng phương pháp Fulleborn và đánh giá cường độ nhiễm bằng phương pháp Mc.Master ( Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996). Qua đó đánh giá hiệu quả của các biện pháp vệ sinh phịng trị bệnh của lơ lợn thử nghiệm so với lô đối chứng.
3.5.5.3. Ảnh hưởng của phương pháp ủ phân hiếu khí đến sự phát triển của trứng giun dạ dày lợn
- Thí nghiệm được bố trí tại khu vực trại chăn nuôi lợn của khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Nguyên liệu ủ gồm: phân lợn kết hợp với cọng và lá cây khô, cỏ khô theo phương pháp nhiệt sinh học hiếu khí.
- Số lượng nguyên liệu đống ủ như sau: + Phân lợn 800kg.
+ Cọng và lá cây khô băm nhỏ 200kg.
- Đánh đống phân ủ theo phương pháp tạo đống ủ.
Cách tiến hành: dùng cỏ khô, cọng và lá khô băm nhỏ khoảng 10cm, rại lên đó một lớp phân 10cm, dùng dụng cụ trộn đều, tưới nước lên để có độ ẩm khoảng 55-60%, cứ làm như vậy tới khi tạo được đống ủ hình khối chóp cao 1m, diện tích đáy 1,5m, bên ngoài đống ủ được phủ một lớp lưới để ổn định bề mặt của khối ủ.
- Xác định nhiệt độ đống phân ủ bằng nhiệt kế bách phân.
Để xác định sự biến đổi nhiệt độ, ẩm độ của đống phân ủ hiếu khí, hàng ngày chúng tôi đo nhiệt độ của đống phân ủ 2 lần: lúc 8 giờ vào buổi sáng và 16 giờ vào buổi chiều để lấy giá trị nhiệt độ trung bình và ở các vị trí phía trong đống phân. Đồng thời đo nhiệt độ của khơng khí và lấy giá trị nhiệt độ trung bình
sáng và chiều.
Cách đo: lắc nhiệt kế cho xuống đến vạch thấp nhất, đưa nhiệt kế vào trong đống phân ủ tại 3 vị trí trong bề mặt của đống ủ, cách bề mặt của đống ủ 30cm và trung tâm của đống ủ cách bề mặt 50cm.
- Xác định ẩm độ của đống ủ theo theo phương pháp thường quy dựa theo nguồn tài liệu của Lê Văn Khoa và cs. (1996).
- Khai thác trứng giun dạ dày bằng phương pháp mổ tử cung giun cái trưởng thành từ những mẫu thu thập được.
- Đếm đủ 200 trứng cho vào một túi vải nilon, kích thước lỗ vải của túi nhỏ hơn kích thước của trứng giun dạ dày (nhỏ hơn 0,03mm), sau đó buột chắc 3 túi vải nilon đựng trứng vào đầu một thanh tre bằng dây thép.
- Đưa trứng vào vị trí giữa đống phân bằng cách dùng một thanh tre dài to bằng thanh tre đã buộc 3 túi trứng chọc vào trước theo vị trí đã xác định, sau đó đưa 3 túi vải chứa trứng vào giữa đống phân.
- Đánh giá sự biến đổi của trứng giun dạ dày bằng cách lấy trứng giun từ các túi sau khi được lưu giữ ở trong đống ủ ở các mốc thời gian: 3 ngày, 8 ngày và 28 ngày để kiểm tra. Mỗi lần lấy 3 túi trứng giun dạ dày ra làm sạch bằng nước cất, quan sát dưới kính hiển vi quang học, để kiểm tra những biến đổi màu sắc và tế bào phôi trứng.
Chỉ tiêu theo dõi:
+ Trứng đang phát triển: tế bào phôi đang phân chia, hình thành ấu trùng ở trong trứng.
+ Trứng bị chết: tế bào phôi không phát triển hoặc trứng vỡ ra.
- Đánh giá sức sống của trứng giun dạ dày bằng phương pháp nuôi trứng trong mơi trường nước cất ở điều kiện phịng thí nghiệm nhiệt độ từ 22-280C. Ở các mốc thời gian 3 ngày, 8 ngày và 28 ngày sau khi lưu giữ trong đống ủ lấy ra mỗi lần 200 trứng để nuôi, thời gian nuôi 20 ngày.
Chỉ tiêu theo dõi: + Số trứng phát triển. + Tỷ lệ phát triển.