Quan điểm về vai trò của quản lý

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 132 - 134)

TẠO LẬP VÀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

4.3.1. Quan điểm về vai trò của quản lý

4.3.1.1. Quan điểm “quyền năng vô hạn” của quản lý

Quan điểm chính cho rằng những người quản lý phải trực tiếp và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước những thành công, thất bại của một doanh nghiệp. Để tương

xứng với trách nhiệm đó, theo nguyên tắc tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm, quyền lực của người quản lý không giới hạn.

Cách tiếp cận này phản ánh một quan điểm trong lý thuyết quản lý “chất lượng người quản lý của một doanh nghiệp là nhân tố quyết định chất lượng của chính doanh nghiệp đó”. Quan điểm này dựa trên giả thuyết cho rằng hiệu lực và hiệu quả của một doanh nghiệp được quyết định bởi các quyết định và hành động của người quản lý. Người quản lý có năng lực có thể dự đoán trước được sự thay đổi, biết tận dụng cơ hội, có sự điều chỉnh thích hợp và kịp thời những bất cập, dẫn dắt toàn doanh nghiệp hướng tới mục tiêu nhất định. Khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, họ là những người được tôn vinh, khen thưởng về công lao đóng góp. Lúc hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, thì người chịu trách nhiệm đầu tiên là người quản lý cao nhất. Nếu thất bại, doanh nghiệp thường thay đổi người quản lý với hy vọng họ sẽ điều hành doanh nghiệp thành công.

Cách tiếp cận của phương pháp quản lý theo mục tiêu được áp dụng phổ biến trong phương pháp quản lý ở nhiều loại hình doanh nghiệp, phù hợp với cách coi trọng vai trò độc tôn, phong cách tập quyền, cơ chế một thủ trưởng của giám đốc điều hành. Quan điểm này chỉ đúng khi người quản lý được coi là có năng lực xuất chúng, vượt qua được trở ngại để đạt đến mục tiêu cuối cùng. Trong thực tế, vai trò “lãnh tụ” của người quản lý chỉ phát huy trong một số hoàn cảnh và khi phải ra quyết định đặc biệt. Vì vậy, quan điểm này không phù hợp trong việc quản lý hàng ngày ở doanh nghiệp.

4.3.1.2. Quan điểm “tượng trưng” của quản lý

Quan điểm nàycho rằng những người quản lý chỉ có ảnh hưởng hạn chế đối với kết quả đạt được của doanh nghiệp do phải chịu nhiều tác nhân khác nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Nếu đòi hỏi người quản lý phải thể hiện những ảnh hưởng có tính quyết định đến kết quả hoạt động của một doanh nghiệp là không hợp lý vì có quá nhiều nhân tố họ không thể kiểm soát được, như:

- Môi trường vĩ mô (kinh tế, chính trị, pháp luật, tự nhiên, văn hóa xã hội, nhân khẩu học);

- Môi trường ngành (tiêu dùng, cung ứng, cạnh tranh) trong và ngoài nước hay cả những nhân tố bên trong doanh nghiệp như quyết định của người tiền nhiệm và các yếu tố, công việc đã phân cấp quản lý.

Thực chất quan điểm này thể hiện nguyên tắc về sự tương thích giữa trách nhiệm và quyền hạn. Người quản lý nắm giữ nhiều quyền lực mà không có khả năng thực hiện thì cấp dưới, nhân viên trở nên thụ động, khó thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy, người quản lý cần chia sẻ quyền lực và trách nhiệm cho cấp dưới cùng thực hiện.

Theo quan điểm tượng trưng, người quản lý chỉ có những ảnh hưởng nhất định đối với kết quả hoạt động. Vai trò của họ chỉ giới hạn trong việc giải quyết trở ngại và những việc không quan trọng. Họ cũng thể hiện vai trò của mình khi tham gia kiểm soát các kế hoạch phát triển chiến lược, ra quyết định và thực hiện các vấn đề quản lý khác chỉ vì lợi ích của các thành viên, khách hàng, người lao động và xã hội. Khi mọi việc yên ổn, người quản lý cần được suy tôn, cảm ơn; còn lúc mọi việc không thuận lợi thì họ cần người chịu thay lời chỉ trích.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w