Quan điểm và cách tiếp cận trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 27 - 35)

chấp sự cân bằng sinh thái, khai thác rừng, khoáng sản, giết hại động vật hoang dã để bổ sung vào nguồn thực phẩm…, vấn nạn này đã gây ô nhiễm môi trường, làm biến đổi khí hậu…

Nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp còn được thể hiện ở sự quan tâm thực hiện chính sách “Đền ơn đáp nghĩa” với những người có công giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, khuyết tật, bị bệnh không có điều kiện chữa trị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tham gia tích cực trong việc giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác xã hội. Điều này không chỉ là nghĩa vụ nhân văn đối với doanh nghiệp mà còn là phương thức đầu tư khôn ngoan cho tương lai của chính doanh nghiệp.

1.4.5. Quan điểm và cách tiếp cận trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp doanh nghiệp

1.4.5.1. Quan điểm

 Quan điểm cổ điển

Được khái quát bởi ba đặc trưng:

• Hành vi kinh tế là hành vi độc lập được hình thành và tổ chức thực hiện hoạt

động với mục đích kinh tế.

• Kết quả hoàn thành các mục tiêu kinh tế chính đáng và hiệu quả trong việc

thực hiện hoạt động kinh tế là tiêu chíđể đánh giá một hoạt động, tổ chức kinh doanh.

• Mục tiêu và động lực của tổ chức kinh tế đã đăng ký chính thức về pháp lý sẽ

Quan điểm cổ điển đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có nhiều hạn chế khi cho rằng doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế chính thức; còn những nghĩa vụ khác để các tổ chức chuyên môn, chức năng thực hiện và chính phủ nên chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ xã hội vì những lý do sau:

+ Tính mục đích: tổ chức kinh tế được xã hội và hệ thống pháp lý chính thức thừa nhận chủ yếu là vì mục đích kinh tế. Việc giám sát, quản lý của cơ quan pháp luật, xã hội đối với các tổ chức kinh tế cũng nhằm thực hiện mục tiêu này.

+ Phạm vi ảnh hưởng: một tổ chức kinh tế không có đủ quyền và năng lực giải quyết các vấn đề xã hội vì đối tượng, lĩnh vực, khu vực có phạm vi rất rộng. Họ chỉ có thể thực hiện tốt các nghĩa vụ xã hội liên quan đến những đối tượng bên trong phạm vi tổ chức và nghĩa vụ kinh tế đối với xã hội theo luật pháp quy định (nghĩa vụ thuế), có vai trò hỗ trợ, giúp các tổ chức xã hội chuyên trách, cơ quan chức năng thực hiện nghĩa vụ xã hội.

Hạn chế của quan điểm cổ điển là khi doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế, lợi nhuận, doanh thu và chi phí sẽ trở thành chủ yếu, họ có thể sẽ tìm mọi cách đạt được những chỉ tiêu này mà không hề quan tâm đến cách thức đó có trung thực hay được xã hội chấp nhận không. Việc điều tiết của chính phủ để xử lý những hậu quả do doanh nghiệp gây ra về mặt xã hội cũng tốn kém hơn nhiều so với việc khống chế không để chúng xuất hiện. Như vậy, nếu đặt doanh nghiệp bên ngoài trách nhiệm xã hội có thể gây ra những hậu quả bất lợi, nhất là doanh nghiệp quy mô hay có vị thế và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xã hội.

 Quan điểm đánh thuế

Quan điểm này cho rằng doanh nghiệp không chỉ có nghĩa vụ về kinh tế mà còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với chủ sở hữu tài sản. Doanh nghiệp sử dụng nguồn lực xã hội cho hoạt động kinh tế sẽ được coi là đúng khi sử dụng vào những việc được người ủy thác chấp thuận. Đó là cổ đông, họ căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu phát triển tài chính để quyết định

có góp vốn cho doanh nghiệp hay không. Việc những người quản lý sử dụng nguồn lực vào các mục đích không phù hợp, không được sự đồng ý của người ủy thác sẽ bị coi là “đánh thuế” vào chính cổ đông của mình.

Hạn chế của quan điểm này:

Các cổ đông không chỉ quan tâm đến số liệu tài chính mà họ đặc biệt chú ý đến hình ảnh, giá trị, uy tín của doanh nghiệp, niềm tin và hoài bão để quyết định đầu tư cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong quản lý hiện đại, mục tiêu tổng quát (tuyên bố sứ mệnh) của doanh nghiệp ngày càng được những người quản lý và cổ đông quan tâm, coi trọng.

Về cách thức: không chỉ lợi ích của cổ đông phải được đảm bảo mà cách doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với cổ đông của mình cũng rất quan trọng. Chưa chắc cổ đông sẽ vui mừng khi tài sản của mình tăng lên mà người khác phải chịu thiệt hại.

Quan điểm quản lý

Quan điểm này cho rằng quyền sở hữu tài sản là tương đối, thực chất chỉ là quyền sử dụng tạm thời đối với tài sản. Tài sản có thể được thể hiện bằng giá trị, nó chỉ là hình ảnh phản ánh tạm thời của cải vật chất tự nhiên ở một thời điểm, không do con người tạo nên mà chúng được chuyển hóa về hình thức tồn tại, tích lũy trong tự nhiên và xã hội. Doanh nghiệp là người sử dụng tạm thời, có trách nhiệm quản lý, giữ gìn, bảo toàn, góp phần phát triển của cải xã hội. Quyền sở hữu tài sản của cổ đông cũng mang tính hình thức, họ được ủy thác quyền kiểm soát và sử dụng một phần nhưng do năng lực ra quyết định và hành vi hạn chế nên phải thực hiện hoặc ủy thác nghĩa vụ quản lý cho doanh nghiệp. Quyền sở hữu thực sự thuộc về toàn xã hội.

Theo quan điểm quản lý thì hành vi của doanh nghiệp không chỉ bị ràng buộc các nghĩa vụ trực tiếp đối với cổ đông mà với cả xã hội, không chỉ chịu sự kiểm soát bởi mong muốn của cổ đông mà còn phải đáp ứng kỳ vọng của xã hội. Xã hội bao

hàm phạm vi rất rộng, không cụ thể nên doanh nghiệp phải tự giác thể hiện “lòng nhân ái” khi thực hiện các nghĩa vụ và với tinh thần trách nhiệm thực sự xuất phát từ “ý thức về nghĩa vụ được ủy thác”.

So sánh với quan điểm cổ điển thì quan điểm quản lý tiến bộ hơn vì thể hiện được nghĩa vụ của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế là không giới hạn ở nghĩa vụ chính thức, thụ động mà tự nguyện đề cao ý thức đối với các nghĩa vụ xã hội. Hạn chế cơ bản của quan điểm quản lý mang giá trị thực tiễn thấp do tính tự giác và tinh thần trách nhiệm khó thể giúp người quản lý doanh nghiệp ra quyết định về nghĩa vụ xã hội hoặc khi phải đương đầu với những mâu thuẫn về đạo đức.

Quan điểm của các đối tượng hữu quan (stakeholders)

Theo quan điểm của các đối tượng hữu quan thì hoạt động của một doanh nghiệp không chỉ liên quan đến khách hàng, đối tác, đối thủ, hiệp hội, cộng đồng, chính phủ... và tập trung phục vụ lợi ích của đối tượng hữu quan trực tiếp mà doanh nghiệp đồng thời cần quan tâm thỏa mãn lợi ích, mục đích của tất cả đối tượng hữu quan trong xã hội. Tuy nhiên “xã hội” là khái niệm trừu tượng, “trách nhiệm xã hội” trở nên mơ hồ, thiếu thực tế nên doanh nghiệp khó thể làm hài lòng, thỏa mãn mong muốn cho tất cả được. Đối tượng hữu quan là những người có lợi ích ràng buộc với hoạt động của doanh nghiệp, đại diện cho xã hội trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc cụ thể hóa bởi những con người cụ thể được xem là lối thoát cho quan điểm quản lý và vận dụng phổ biến trong quản lý hiện đại.

Hạn chế của quan điểm này là gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối nghĩa vụ và mục đích. Nghĩa vụ là những yêu cầu, ràng buộc cần đảm bảo, còn mục đích là những nhu cầu, sự mong muốn được thỏa mãn. Nghĩa vụ chỉ cần được thực hiện để đảm bảo cho những yêu cầu nhất định, còn mục đích thì thỏa mãn càng nhiều càng tốt. Trong thực tế, việc thực hiện nghĩa vụ có thể vướng trở ngại, chưa thỏa mãn được mục đích, thậm chí dẫn đến mâu thuẫn. Lợi ích có thể được giải quyết

bằng cách thương lượng hay dung hòa, nhưng nghĩa vụ với các đối tượng khác nhau thì không dễ dàn xếp.

1.4.5.2. Các cách tiếp cận

Có ba cách tiếp cận điển hình: theo thứ tự ưu tiên, tầm quan trọng và tình huống.

 Tiếp cận theo thứ tự ưu tiên

Phương pháp tiếp cận này quan niệm các nghĩa vụ không giống nhau và được xác định ưu tiên thực hiện theo thứ tự nhất định. Doanh nghiệp, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ nhất định và được thực hiện với nguồn lực, chuyên môn tốt nhất để hoàn thành mục tiêu là mang lại của cải vật chất, giá trị (kinh tế) và sự thỏa mãn tinh thần cho xã hội. Như vậy, các nghĩa vụ của doanh nghiệp theo thứ tự chức năng nhiệm vụ là: kinh tế, pháp lý, đạo lý và nhân đạo.

Khi không thể thực hiện đồng thời các nghĩa vụ theo chức năng nhiệm vụ thì doanh nghiệp sẽ sắp xếp thứ tự, lựa chọn nghĩa vụ có khả năng thực hiện tốt nhất để ưu tiên tiến hành trước. Theo đó, nghĩa vụ cần được hoàn thành trước là kinh tế và cuối cùng là nhân đạo. Ví dụ: trách nhiệm sản xuất nhiều hàng hóa, của cải cho xã hội; trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường không chỉ riêng của doanh nghiệp mà còn là của cơ quan quản lý môi trường, chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Thuế doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

Trong quản lý hiện đại, cách tiếp cận này có một số đóng góp như đòi hỏi phải gắn việc đánh giá về một tổ chức, hành vi với chức năng nhiệm vụ chính thức của nó. Hạn chế chủ yếu của cách tiếp cận này là “khi nào doanh nghiệp hay tổ chức cho rằng mình đã thực hiện xong nghĩa vụ thứ nhất mới bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ tiếp theo”.

Sơ đồ 1.2: Tiếp cận theo thứ tự ưu tiên

Tiếp cận theo tầm quan trọng

Cách tiếp cận này cho rằng việc tách riêng hay thực hiện đồng thời các nghĩa vụ là không thể do mối liên hệ giữa chúng, vì vậy doanh nghiệp cần thực hiện trước những nghĩa vụ được coi là quan trọng hơn. Các nghĩa vụ được chia thành ba nhóm theo tầm quan trọng:

- Các nghĩa vụ cơ bản, gồm kinh tế và pháp lý cơ bản tối thiểu.

- Các nghĩa vụ cần thiết, gồm kinh tế, pháp lý và đạo lý chính thức, cần thiết.

Sơ đồ 1.3: Tiếp cận theo tầm quan trọng

` Thực chất đây cũng là cách tiếp cận theo thứ tự ưu tiên nhưng thực tiễn hơn do đại diện cho cả hai quan điểm cổ điển và đánh thuế.

Ưu điểm: cách tiếp cận này chỉ rõ tính chất, tầm quan trọng của các nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện của doanh nghiệp nên việc xác minh, ra quyết định thực thi, kiểm soát trở nên dễ dàng hơn.

Hạn chế: thể hiện ở việc đặt ra thứ tự ưu tiên về nghĩa vụ để thực hiện. Mặt khác, phạm vi các nghĩa vụ càng về sau càng lớn dần làm cho việc ra quyết định trở nên khó khăn, vì vậy không có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp thực hiện.

Do hoàn cảnh, tình huống ra quyết định không giống nhau dẫn đến đối tượng, mối quan tâm và nghĩa vụ phải thực hiện trong các hoàn cảnh đó cũng khác nhau, vì vậy cần có cách tiếp cận linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

Phương pháp cận này nhấn mạnh yếu tố năng lực ra quyết định của người quản lý và đánh giá các quyết định dựa vào tính chính đáng của hành vi, đáp ứng được sự mong đợi của xã hội, buộc doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ mọi khía cạnh khi ra quyết định và hành động. Vì vậy, không chỉ các quyết định trở nên thực tiễn, toàn diện hơn, mà ý thức và sự chủ động của người ra quyết định cũng được phát huy.

Cách tiếp cận này là biểu hiện quan điểm của các đối tượng hữu quan, về nguyên tắc gồm:

- Phân tích kỳ vọng của các đối tượng hữu quan liên quan đến một quyết định, công việc, quá trình triển khai hay mục đích nhất định.

- Tiến hành lựa chọn quyết định, cách thức hành động để thỏa mãn nhiều nhất kỳ vọng của họ đồng thời giảm thiểu xung đột, mâu thuẫn có thể nảy sinh. Phương pháp ra quyết định gồm ba bước:

- Xác định đối tượng hữu quan. - Xác minh kỳ vọng.

- Xây dựng giải pháp.

Ưu điểm: cách tiếp cận này trao quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn cho doanh nghiệp, do đó kết quả thực hiện phụ thuộc vào nhận thức và năng lực hành động của các thành viên.

Hạn chế: các nghĩa vụ và việc thực hiện không rõ ràng. Năng lực (nhận thức, phương pháp, kỹ năng) ra quyết định và ý thức đạo đức (động cơ, mục đích, trình độ phát triển về ý thức đạo đức) của người ra quyết định, người thực hiện đóng vai trò quyết định.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w