Hệ thống thanh tra đạo đức

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 148 - 150)

TẠO LẬP VÀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

4.4.4. Hệ thống thanh tra đạo đức

4.4.4.1. Mục đích

Để thành công, phát huy tác dụng đồng thời đạt mục tiêu của tổ chức thì hoạt động và nội dung của chương trình đạo đức phải thường xuyên được thực hiện cùng mọi hoạt động hàng ngày của tổ chức. Kết quả của chương trình đạo đức mới phản ánh trực tiếp nội dung, hoạt động của các chương trình đạo đức hiện hành. Vì vậy, mục đích của việc thanh kiểm tra chương trình đạo đức nhằm phát hiện những dấu hiệu bất ổn, đánh giá tính phù hợp của chương trình trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược, quan điểm, thái độ của đối tượng hữu quan, nhất là những người trực tiếp thực hiện, đảm bảo triển khai thành công các chương trình đạo đức để qua đó lập kế hoạch điều chỉnh thích hợp.

4.4.4.2. Phương pháp, nội dung

Xác minh tính phù hợp của các chương trình đạo đức và giao ước đạo đức

Về nguyên tắc, tính bất cập của các chương trình đạo đức luôn được thể hiện qua một số dấu hiệu, hiện tượng cụ thể. Vì vậy, vấn đề thanh tra cần bắt đầu từ việc xác minh, phát hiện các hiện tượng trái với chuẩn mực đạo đức đã giao ước phải được đặt lên hàng đầu trong tổ chức. Mâu thuẫn đạo đức có thể nảy sinh do tính toán cá nhân của thành viên hoặc sự bất cập của hệ thống chuẩn mực đạo đức. Có hai trường hợp:

- Thứ nhất: doanh nghiệp, tổ chức cần thiết lập hệ thống cảnh báo hữu hiệu để

kịp thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm hoặc có hại đối với việc duy trì chuẩn

mực trong hệ thống đạo đức của tổ chức.

Mặc dù biểu hiện cá nhân là vấn đề riêng tư nhưng đối với tổ chức thì đó là dấu hiệu về tình trạng kém hiệu lực của chương trình đạo đức và biện pháp quản lý nhân lực, thể hiện qua sự không đồng thuận và thiếu tự giác của thành viên.

 Xác minh đặc trưng về văn hóa và tổ chức

Văn hóa và tổ chức là những tiền đề cần thiết để người quản lý giám sát, hỗ trợ nhân viên thực hiện thành công chương trình giao ước đạo đức và chương trình đạo đức. Việc thanh tra nhằm xác minh đặc trưng về văn hóa và tổ chức cần được tiến hành như sau:

 Xác minh đặc trưng về văn hóa doanh nghiệp.

 Xác minh đặc trưng về tổ chức liên quan đến việc triển khai hiệu lực các chương

trình đạo đức và giao ước đạo đức đối với mọi vị trí, cá nhân trong tổ chức. Thanh tra không chỉ để đánh giá việc thực hiện các chương trình đạo đức mà còn chú trọng đánh giá nhận thức, thái độ của thành viên thực hiện, vai trò, trách nhiệm của người quản lý trong việc thực hiện chương trình giao ước đạo đức và chương trình đạo đức. Mỗi tổ chức có triết lý, đặc trưng về văn hóa doanh nghiệp khác nhau nên phương pháp đánh giá, công cụ, nội dung thanh tra cần được lựa chọn, hiệu chỉnh cho phù hợp với thực trạng doanh nghiệp nhằm thu nhận được thông tin chính xác cho phép đánh giá đúng về năng lực văn hóa doanh nghiệp để việc hỗ trợ thực thi các chương trình đạo đức đạt hiệu quả.

Qua việc xác minh hệ thống tổ chức, mối quan hệ giữa chương trình đạo đức và văn hóa doanh nghiệp với các chương trình, công cụ quản lý khác cũng cần được chú trọng nhằm đảm bảo sự hài hòa, đồng bộ trong giải pháp quản lý. Văn hóa doanh nghiệp chỉ là một bộ phận công cụ và phương pháp quản lý, nhân tố căn bản hơn cần được xác minh là hệ thống tổ chức, đây là phương tiện để triển khai biện pháp quản lý, trong đó có các chương trình đạo đức. Sự tương thích của hệ thống tổ chức là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng. Việc xác minh về hệ thống tổ chức nhằm chỉ rõ các đặc trưng như cơ cấu, nhân lực, quyền hạn, trách nhiệm, cơ chế… liên quan đến việc thực thi có kết quả các chương trình đạo đức và giao ước đạo đức.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 148 - 150)