CHƯƠNG 3 VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
3.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1 Khái niệm
3.1.1. Khái niệm
Văn hoá
Tiếp cận ở nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau thì văn hoá có tính chất quy ước dẫn đến những khái niệm mang tính thoả thuận, khái quát chung: “Văn hoá là toàn bộ hoạt động vật chất, tinh thần mà loài người sáng tạo ra trong lịch sử trong mối quan hệ với con người, tự nhiên và xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội. Nói tới văn hoá là nhắc tới con người đồng thời đề cập đến việc phát huy năng lực bản thân nhằm hoàn thiện con người và xã hội. Có thể nói văn hoá là tất cả những gì gắn liền với con người và ý thức để rồi lại trở về với chính nó”.
Văn hoá là hệ thống được định hình và phát triển trong quá trình lịch sử, bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như giá trị, tập quán, thói quen, lối ứng xử, các chuẩn mực xã hội, mang tính ổn định, bền vững và có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ. Đảng ta đã khẳng định “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”.
Văn hoá doanh nghiệp
Là hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được tất cả thành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của họ.
Trong mỗi doanh nghiệp đều tồn tại những hệ thống hay chuẩn mực về giá trị đặc trưng, hình tượng, phong cách được doanh nghiệp tôn trọng và truyền từ người này sang người khác, thế hệ này sang thế hệ khác, có tác động ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên. Khi phải đương đầu với những vấn đề đạo đức và hệ thống giá trị thì văn hóa doanh nghiệp có tác dụng chỉ dẫn các thành viên cách thức ra quyết định hợp với phương châm hành động của doanh nghiệp. Chính vì vậy chúng còn được gọi là “bản sắc riêng” hay “bản sắc văn hoá” của doanh nghiệp mà mọi người có thể xác định và thông qua đó nhận ra được quan điểm, triết lý đạo đức của doanh nghiệp. Khái niệm được sử dụng để phản ánh hệ thống này c ó t h ể được gọi là văn hoá doanh nghiệp, văn hoá công ty (corporate culture), văn hoá tổ chức (organizational culture) hoặc văn hoá kinh doanh (business culture).
Văn hoá doanh nghiệp được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong những thập niên gần đây, tuy còn một số khái niệm khác nhau do chưa thống nhất về cách tiếp cận, mối quan tâm, phạm vi ảnh hưởng nhưng đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp của các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Kết quả nghiên cứu của Kroeber và Kluckholn năm 1952 thống kê được 164 khái niệm khác nhau về “văn hoá” vận dụng trong công ty. Hiện nay các khái niệm “văn hoá tổ chức” hay “văn hoá doanh nghiệp” được kết hợp với nhau để trở thành lĩnh vực nghiên cứu
xác định và với đặc thù văn hoá doanh nghiệp thì các khái niệm mới còn nhiều hơn nữa.
3.1.2. Đặc điểm
- Nhận thức: các cá nhân nhận thức được văn hoá của doanh nghiệp thông
qua những gì họ nghe và thấy trong phạm vi doanh nghiệp. Mặc dù các thành viên có trình độ hiểu biết khác nhau, vị trí công tác khác nhau nhưng họ vẫn có xu hướng mô tả văn hoá doanh nghiệp theo cách tương tự và đó là “sự chia sẻ” về văn hoá doanh nghiệp.
- Tính thực chứng: văn hoá doanh nghiệp đề cập đến cách thức thành viên nhận
thức về doanh nghiệp, nghĩa là mô tả chứ không đánh giá hệ thống ý nghĩa và giá trị của doanh nghiệp.